Soạn bài Kể chuyện lớp 4: Kể chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm trang 117, tuần 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu chia sẻ cho các em để chuẩn bị bài lên lớp được tốt nhất.
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì II (Tiết 2)
- Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu trang 140 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
- Giải bài Chính tả trang 147 Tiếng Việt 3 Nghe
- Soạn bài Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ Gia đình trang 33 Tiếng Việt 3
- Giải bài tập luyện từ và câu trang 17 Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy
Soạn bài Kể chuyện lớp 4: Kể chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm trang 117, tuần 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 đầy đủ các nội dung gợi ý trong sách giáo khoa cùng với những lưu ý đối với bài văn kể chuyện cho các em học sinh lớp 4.
Bạn đang xem bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
>>Bài trước: Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm trang 116
Kiến thức cần nhớ
Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm cần kể theo trình tự sau:
– Giới thiệu câu chuyện
+ Nêu tên câu chuyện
+ Giới thiệu các nhân vật trong truyện
– Kể chuyện:
+ Mở đầu câu chuyện
+ Diễn biến câu chuyện(kể chuyện theo một thứ tự hợp lí)
+ Kết thúc câu chuyện
Gợi ý SGK
* Những câu chuyện có thật:
– Các cuộc thám hiểm của Cô-lôm-bô từ năm 1492 đến năm 1504 phát hiện ra châu Mĩ.
– Chuyến đi vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng.
– Các cuộc thám hiểm Bắc Cực, Nam Cực, chinh phục đỉnh núi Ê-vơ-rét,… của nhiều nhà khoa học, nhà thể thao,…
* Những câu chuyện tưởng tượng:
– Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hanh vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu cảu Véc-nơ.
– Gu-li-vơ du kí của Xuýt, Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Cuộc du lịch kì diệu của Nin Hơ-gớc-xơn của La-gớc-xốp.
Gợi ý làm bài tập SGK
Đề bài : Kể lại câu chuyện em đã được nghe, đã được đọc về du lịch hay thám hiểm.
Trả lời:
Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới.
Xuất phát từ ý muốn khám phá trái đất, tìm thêm những miền đất lạ, Ma-gien-lăng đã chỉ huy năm hải thuyền lớn, xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la của Tây Ban Nha vào ngày 20-9-1519, băng ra Đại Tây Dương.
Đoàn thuyền đã đi theo bờ biển Nam Mĩ rồi đi vào Thái Bình Dương. Thái Bình Dương quá rộng lớn, đoàn thuyền đã phải lênh đênh trên biển rất nhiều ngày, đến nỗi nước ngọt để uống và lương ăn đều cạn kiệt. Có người phải uống nước tiểu của mình. Đoàn thủy thủ phải ninh cả giày da và thắt lưng da để ăn cho đỡ đói. Mỗi ngày đều có người chết, phải ném xác xuống biển. Đang khi cực kì nguy hiểm thì họ gặp một hòn đảo nhỏ. Họ đổ bộ lên đảo và được tiếp tế thức ăn nước uống. Sau đó họ liên tiếp gặp nhiều hòn đảo có người ở. Họ đã giải quyết được chuyện ăn uống nhưng lại phải luôn chiến đấu với người bản địa. Nhiều người đã tử vong. Chính Ma-gien-lăng cũng đã bỏ mình trong một trận giao tranh.
Sau đó họ vẫn tiếp tục đi, đến Ấn Độ Dương. Họ vượt Ấn Độ Dương và đến ngày 8 tháng 9 năm 1522, họ đã trở về Tây Ban Nha nhưng chỉ còn có một chiếc hải thuyền với mười tám thủy thủ.
Như thế, tính ra đoàn thuyền của Ma-gien-lăng đã đi 1083 ngày trên biển, gần 200 thủy thủ đã chết trên đường đi. Tuy nhiên họ đã đạt được mục đích của chuyến đi và đã xác định được một điều quan trọng: trái đất hình cầu.
Chuyến thám hiểm này đã phải trả bằng một giá rất đắt, nhưng thành công của nó cũng cực kì lớn lao, góp phần vào việc tìm hiểu, khám phá trái đất của chúng ta.
>>Bài tiếp: Tập đọc Dòng sông mặc áo
***
Soạn bài Kể chuyện lớp 4: Kể chuyện được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm trang 117 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu chia sẻ phía trên, hi vọng các em học sinh lớp 4 hình dung được kiến thức và liên hệ để tự kể những câu chuyện ở chủ đề du lịch, thám hiểm hay nhất.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn