Hướng dẫn trả lời các câu hỏi tiết Luyện tập từ và câu mở rộng vốn từ Ý chí – nghị lực trang 118 tuần 12 Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 giúp em chuẩn bị tốt cho tiết học trên lớp.
- Hướng dẫn giải bài chính tả Những quả đào trang 93 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
- Ôn tập cuối học kì 1 tiết 8 tiếng việt lớp 2
- Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020 đề số 10 có đáp án
- Soạn bài mở rộng vốn từ Hạnh phúc lớp 5 Tiếng Việt tập 1
- Soạn bài Chính tả nghe viết Trên chiếc bè trang 37 SGK Tiếng Việt 2
Trong tiết Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ý chí – Nghị lực trang 118 tuần 12 Tiếng Việt 4 tập 1, các em sẽ được học và mở rộng vốn từ vựng của mình về chủ đề ý chí nghị lực của con người. Cùng chuẩn bị thật tốt cho tiết học này với bài hướng dẫn chi tiết dưới đây của Đọc tài liệu em nhé!
Bạn đang xem bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ý chí
I. Mục tiêu tiết học
- Hiểu được ý chí, nghị lực là gì
- Mở rộng từ vựng của bản thân về chủ đề ý chí, nghị lực của con người
- Vận dụng các từ vựng đã biết và đã học để hoàn thành bài tập
II. Mở rộng vốn từ Ý chí – nghị lực
1. Ý chí
– Một số từ có chứa từ chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất): chí phải, chí thân, chí tình, chí công
– Một số từ có chứa từ chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí
2. Nghị lực
Nghị lực là sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
3. Từ vựng về chủ đề ý chí – nghị lực
+ Những từ nói lên ý chí, nghị lực của con người là: Quyết tâm, bền chí, kiễn nhẫn, gian nan, khó khăn, kiên cường
+ Những từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người đó là: Gian khổ, thử thách, chông gai, gian truân, gian nan, gian khổ
III. Hướng dẫn làm bài tập SGK
Câu 1 (trang 118 sgk Tiếng Việt 4):
Xếp các tiếng chí sau đây vào hai nhóm:
“chí phải, ý chí, chí lí, chí thân, chí khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí”
Trả lời:
a. Chí có nghĩa là rất , hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất)
– Chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
b) Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục tiêu tốt đẹp.
– Ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
Câu 2 (trang 118 sgk Tiếng Việt 4) : Dòng nào đã cho nêu đúng nghĩa của từ “nghị lực”
Trả lời:
Em chọn (b) Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước khó khăn
Câu 3 (trang 118 sgk Tiếng Việt 4): Em chọn từ nào trong ngoặc đơn (nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng). Để điền vào ô trống (SGK trang 118)
Trả lời:
Em chọn và điền vào chỗ trống theo thứ tự sau:
…giàu nghị lực…không nản chí…quyết tâm của em…thiếu kiên nhẫn…càng quyết chí…đạt nguyện vọng.
Câu 4 (trang 118 sgk Tiếng Việt 4) : Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên ta điều gì?
Trả lời:
a) Lửa thử vàng gian nan thử sức
– Khuyên ta muốn biết vàng thật thì phải thử lửa. Muốn biết sức người thì phải kinh qua gian khổ khó khắn mới đo được chính xác. Chỉ có tôi luyện trong gian khổ con người mới trưởng thành.
b) Nước lã mà vã lên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Khuyên ta cần có lòng tự tin vào ý chí nghị lực của bản thân chính mình. Con người từ tay không mà làm nên sự nghiệp lớn mới giỏi, mới tài. Được thế mọi người mới kính trọng nể phục.
c) Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho
Để có được cuộc sống đầy đủ, ấm no, hanh phúc chúng ta cần phải lao động khó nhọc vất vả. Chỉ có lao động và bằng lao động mới mong có ngày an nhàn sung sướng hạnh phúc.
**********
Trên đây là hướng dẫn giải bài tập tiết Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ý chí – Nghị lực trang 118 Tiếng Việt 4 tập 1 bao gồm các kiến thức cần nắm và cách làm các bài tập SGK mà Đọc tài liệu đã tổng hợp. Hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho các em và các phụ huynh trong quá trình dạy học cho con em mình tại nhà. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn