Soạn VănTiếng việt 4

Soạn bài Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng trang 6, 7

Bài soạn Cấu tạo của tiếng lớp 4 trang 6 được Đọc Tài Liệu giới thiệu cung cấp kiến thức bổ ích về nội dung chính các bộ phận cấu tạo của tiếng trong Tiếng Việt và gợi ý các bài luyện tập về nội dung này

Soạn bài Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng trang 6, 7 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 được Đọc tài liệu tổng hợp lại những nội dung kiến thức lý thuyết cần nhớ về cấu tạo của tiếng trong Tiếng Việt; thêm vào đó là phần gợi ý trả lời các câu hỏi bài tập đơn giản để các em học sinh đối chiếu với phần tự ôn luyện của mình.

Bạn đang xem bài: Soạn bài Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng trang 6, 7

cau tao cua tieng lop 4 trang 6 sgk 1 rs650 cau tao cua tieng lop 4 trang 6 sgk 1 rs650

Kiến thức cần nhớ

Cấu tạo của tiếng là gì?

Cấu tạo của tiếng là các bộ phận cấu thành nên 1 tiếng trong Tiếng Việt.

1. Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận

Ví dụ:

Tiếng Âm đầu Vần Thanh
Bầu B âu huyền
Thương Th ương ngang

2. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu

Có một số tiếng không có âm đầu như: ao, âu, út,…

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

I. NHẬN XÉT

Câu 1 trang 6 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Gợi ý trả lời

(Bầu / ơi / thương / lấy / bí / cùng / Tuy / rằng / khác / giống / nhưng / chung / một/ giàn ⟶ 14 tiếng).

Câu 2 trang 7 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó?

Gợi ý trả lời

(bờ – âu – bâu – huyền – bầu).

Câu 3 trang 7 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành ?

Gợi ý trả lời

(âm đầu: b, vần: âu và thanh: huyền).

Câu 4 trang 7 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng khác trong câu tục ngữ trên. Rút ra nhận xét:

a) Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

b) Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

Gợi ý trả lời

* Xem bảng phân tích dưới đây:

Tiếng Âm đầu Vần Thanh
Bầu b (bờ) âu huyền
ơi ơi ngang
thương th (thờ) ương ngang
lấy ỉ (lờ) ây sắc
b (bờ) i sắc
cùng c (cờ) ung huyền
tuy t (tờ) uy ngang
rằng r (rờ) ăng huyền
khác kh (khờ) ac sắc
giống gi (gi) ông sắc
nhưng nh(nhờ) ưng ngang
chung ch(chờ) ung ngang
một m (mở) ôt nặng
giàn gi (gi) an huyền

*  Nhận xét:

–   Những tiếng có đủ các bộ phận như tiếng bầu: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.
– Tiếng không có đủ các bộ phận: ơi (không có âm đầu).

II.  LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 7 sgk Tiếng Việt 4) : Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong hai câu dưới đây

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Gợi ý trả lời

Tiếng Âm đầu Vần Thanh Tiếng Âm Đầu Vần Thanh
Nhiễu Nh iêu Ngã Lấy L Ây Sắc
Điều D iêu Huyền Giá Gi A Sắc
Phủ Ph U Hỏi Gương G Ương Ngang
Người Ng Ươi Huyền Phải Ph Ai Hỏi
Trong Tr Ong Ngang Thương Th Ương Ngang
Một M ột Nặng Nhau Nh Au Ngang
Nước N ươc Sắc Cùng C ung Huyền

Câu 2 (trang 7 sgk Tiếng Việt 4)

: Giải câu đố:

Để nguyên lấp lánh trên trời
Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hàng ngày

Gợi ý trả lời

Đó là chữ “sao” bớt “s” thành “ao” chỗ cá bơi hàng ngày.

***

Soạn bài Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng trang 6, 7 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu chia sẻ phía trên hi vọng các em học sinh lớp 4 sẽ có những bài học bổ ích với cấu tạo của tiếng trong Tiếng Việt.

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button