Soạn bài Chính tả (nghe-viết): Họa sĩ Tô Ngọc Vân trang 56 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, được Đọc tài liệu tổng hợp chi tiết nội dung lý thuyết về: Phân biệt tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã và gợi ý làm bài tập SGK
Soạn bài Chính tả lớp 4: Họa sĩ Tô Ngọc Vân trang 56 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu sưu tầm và chia sẻ phía dưới, giúp các em học sinh rèn luyện thêm nhiều về các kĩ năng chính tả, đặc biệt là đối với các âm tr/ch, cùng dấu hỏi/dấu ngã khi nghe và khi viết.
Bạn đang xem bài: Soạn bài Chính tả lớp 4: Họa sĩ Tô Ngọc Vân trang 56
Kiến thức cần nhớ
1. Phân biệt tr/ch
– Một số từ có chứa phụ âm tr: trong trắng, trẻ trung, trú mưa, trao tặng, trào dâng, trí tuệ, trị bệnh, trừng trị,..
– Một số từ có chứa phụ âm ch: ý chí, xin chào, châu chấu, chê trách, cha mẹ, lã chã,chữ nghĩa, kim chỉ, chỉ bảo,…
2. Phân biệt dấu hỏi/dấu ngã
– Một số từ có chứa dấu hỏi: hỏi han,bảo ban, tản mát, giản đơn, tổ chim, cái cổ, năng nổ, khổ cực, thủ thỉ, tỉ mỉ, kim chỉ, …
– Một số từ có chứa dấu ngã: lã chã, mẫu mã, giã gạo, dễ dàng, lễ phép, hũ gạo, giặt giũ, ông lão, hão huyền, cơn bão,…
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4): Nghe – viết bài “Họa sĩ Tô Ngọc Vân”
Họa sĩ Tô Ngọc Vân
Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa. Ông tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1931 và sớm nổi danh từ Cách mạng tháng Tám với các bức tranh Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen,… Nước nhà độc lập, ông hăng hái tham gia công tác Cách mạng bằng tài năng hội họa của mình. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông đi cùng bộ đội, dân công hỏa tuyến, vẽ nhiều tranh và kí họa về họ. Đáng tiếc, chỉ trước ngày chiến thắng gần một tháng, người nghệ sĩ tài năng đã ngã xuống khi chưa đầy 50 tuổi.
Theo TỪ ĐIỂN CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM
Trả lời
Em đọc bạn viết, bạn đọc em viết, một vài lần. Sau mỗi lần kiểm tra đối chiếu với văn bản, sai chữ nào, chữa lại chữ đó.
Câu 2 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4):
a) Điền “truyện” hay “chuyện” vào ô trống đã cho ở trong đoạn văn (SGK TV4 tập 2 trang 56).
b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã vào các chữ gạch dưới sau: – Mơ hộp thịt ra chỉ thấy toàn mơ – Nó cứ tranh cai, mà không lo cai tiến công việc. – Anh không lo nghi ngơi. Anh phải nghi đến sức khỏe chứ!
Trả lời:
a) Em điền như sau: “Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng các tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện”.
b)- Mở hộp thịt ra chỉ toàn thấy mỡ. – Nó cứ tranh cãi mà không lo cải tiến công việc. – Anh không lo nghỉ ngơi. Anh phải nghĩ đến sức khỏe chứ!
Câu 3 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4):
Em đoán xem đây là những chữ gì?
a) Để nguyên – loại quả thơm ngon.
Thêm hỏi – co lại chỉ còn bé thôi.
Thêm nặng mới thật lạ đời.
Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem.
b) Bình thường dùng gọi chân tay Muốn có bút vẽ: thêm ngay dấu huyền Thêm – hỏi làm bạn với Kim Có dấu nặng đúng người trên của mình.
Trả lời:
Bám vào các yếu tố đã cho để tìm ra chữ biểu thị sự vật.
a) Đó là chữ “NHO” (quả nho) thêm hỏi thành nhỏ (chỉ còn bé), thêm nặng thành nhọ (nhọ nồi).
b) Đó là chữ “CHI” thêm dấu huyền thành chì (bút chì dùng để vẽ). Thêm hỏi thành chỉ (chỉ để may vá). Có dấu nặng thành “chị” (người lớn hơn mình).
***
Soạn bài Chính tả lớp 4: Họa sĩ Tô Ngọc Vân trang 56 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu chia sẻ đầy đủ phía trên, chúc các em có một tiết học chính tả thật bổ ích.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn