Soạn VănTiếng việt 4

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 156 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Đọc tài liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong tiết học Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 156 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 tuần 34.

Trong tiết Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 156 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 tuần 34, các em sẽ được học cách kể lại câu chuyện về một người vui tính mà em biết. Cùng tham khảo bài hướng dẫn dưới đây của Đọc tài liệu để chuẩn bị cho tiết học này em nhé!

Bạn đang xem bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 156 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Xem lại bài trướcLuyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Lạc quan – Yêu đời

ke chuyen ke chuyen duoc chung kien hoac tham gia trang 156 tieng viet 4 rs650 ke chuyen ke chuyen duoc chung kien hoac tham gia trang 156 tieng viet 4 rs650

I. Cách làm bài kể một câu chuyện đã được nghe, được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời

1. Gợi ý

– Thế nào là người vui tính?

+ Lúc nào cũng tươi cười, cởi mở. Gặp những việc khó khăn hoặc không bằng lòng cũng ít khi cáu kỉnh, bực dọc.

+ Có óc hài hước, nói năng dí dỏm

– Có thể tìm thấy những người vui tính ở đâu?

– Người thân trong gia đình (ông bà, cha mẹ, cô bác, anh em,…)

+ Thầy, cô hoặc bạn bè ở trường

+ Hàng xóm

+ Người em gặp ở những nơi công cộng (bệnh viện, bưu điện, cửa hàng, bến xe,..) hoặc trên sân khấu, ti vi,…

2. Dàn bài

– Giới thiệu về người vui tính mà em biết

– Kể những câu chuyện về người đó để em thấy được sự vui tính của người đó:

+ Nếu đó là người thân hoặc người em quen biết từ lâu: Em có thể giới thiệu đặc điểm của người đó và kể một số sự việc minh họa cho lời giới thiệu của em.

+ Nếu đó là người em chỉ gặp một lần hoặc một vài lần: Em có thể chỉ kể một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.

– Suy nghĩ của em về người vui tính đó

II. Hướng dẫn làm bài tập SGK

Câu 1 (trang 156 sgk Tiếng Việt 4) : Kể chuyện về một người vui tính mà em biết

Trả lời:

Bài văn mẫu 1:

Bữa trước em được đi xem xiếc. Diễn viên xiếc làm em chú ý nhất, thích thú nhất chính là chú hề. Chú thật là vui tính và có tài làm mọi người phải cười ngả cười nghiêng.

Người chú dong dỏng cao. Trên đầu chú đội một cái mũ thủng chóp nên có một chỏm tóc chìa cả ra ngoài. Bộ ria của chú rậm và dài, đặc biệt là có thể động đậy mỗi khi chú nói. Hai má chú bôi phấn đỏ chót như má con gái. Áo của chú mặc cũng thấy lôi thôi, cái sơ mi bên trong thì dài tới gần đầu gối còn cái áo ghi lê ở ngoài thì ngắn cũn cỡn chừng nửa lưng. Cái quần của chú rộng lùng thùng ,đôi giày của chú thì to lớn quá cỡ. Chú khệnh khạng đi ra sân. Chú thấy một cây táo có quả chín đeo lủng lẳng.

Chú đến gốc cây toan đưa tay hái trộm thì một con chó béc giê lớn ở trong xổ ra. Chú cuống quít chạy trốn nhưng con chó đã ngoạm được một miếng mông quần và cắn rách ngay ra. Chú hề vừa bưng chỗ quần thủng vừa chạy trông mà cười nôn ruột. Thấy người khác tung hứng chú cũng tung hứng nhưng lại bị cái ghế gỗ rơi trúng lưng tuột mất cả cái áo ghi lê. Chú thấy một con khỉ đi xe đạp thì giằng lấy cái xe bé tí của nó toan ngồi lên thì đã ngã chỏng quèo trên sân khấu. Chú hề cứ liên tục làm cả rạp nổi lên những đợt cười dài…

Khi xem xiếc xong, về tới nhà, mẹ em hỏi em “Con xem xiếc có gì vui không?”. Em sốt sắng trả lời ngay: “Thưa mẹ, có chú hề hay lắm mẹ ạ!”.

Bài văn mẫu 2

Ở gần nhà tôi có ông Nam là người rất vui tính. Năm nay, ông Nam dã ngoài sáu mươi tuổi, tuy ông đã về hưu nhưng ông vẫn còn hăng hái với công việc vì thế Ủy ban phường đã mời ông ra làm việc với cương vị là phó Chủ tịch Mặt trận phường.

Một lần, mẹ đưa tôi lên phường để nộp giấy sinh hoạt hè. Tình cờ tôi nhìn thấy ông Nam đang vui vẻ giải quyết về việc hai căn hộ tranh chấp nhau về đất đai. Nhìn cách nói và vẻ mặt “khôi hài” cùng với tính chất nghiêm túc của công việc, tôi vô cùng ngạc nhiên trước sự giải quyết của ông. Với cách nói dí dỏm và thấu tình đạt lí của ông, cả hai gia đình đã bắt tay nhau hòa giải.

Ông Nam là người rất vui tính, đặc biệt ai đã nghe thấy tiếng cười của ông đều cảm thấy vui lây. Ông thường bảo mọi người:

“Sống phải vui, phải hay cười thì mới sống lâu được. Một tiếng cười bằng mười viên thuốc bổ đấy!”

Tối về nhà, ông thường bảo tôi sang nhà ông cùng với mấy đứa cháu của ông học đánh đàn. Trước đây khi còn trẻ, ông là tay đàn ghi ta cừ khôi của nhạc viện thành phố. Tiếng đàn của ông trong trẻo, réo rắt, len lỏi vào tâm hồn con người, khiến người ta quên hết mệt mỏi, thêm yêu cuộc sống.

Cả phường tôi đều rất yêu quý ông Nam. Hễ gia đình nào có mâu thuẫn, ông đều tìm đến hòa giải. Ông còn làm cho mọi người trong gia đình cười một phen “bể bụng” vì những câu chuyện khôi hài của ông.

Riêng tôi, tôi rất kính trọng ông Nam. Tuy già nhưng ông rất vui tính, ông đã làm cho những người dân ở phường tôi thêm yêu thương nhau hơn và đặc biệt ở mọi nơi lúc nào cũng có những tiếng cười vui vẻ

*************

Trên đây là hướng dẫn soạn kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 156 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 mà Đọc tài liệu tổng hợp, hy vọng có thể giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn để có những tiết học bổ ích và vui vẻ. Chúc em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

>> Xem tiếp: Tập đọc: Ăn mầm đá

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button