Bài soạn là lời giải bài tập trang 126, sách giáo khoa Tiếng Việt 3, do Đọc Tài Liệu tổng hợp. Giải bài luyện đặt câu có hình ảnh so sánh có nội dung phong phú và hình ảnh sinh động giúp học sinh mở rộng vốn từ về các dân tộc, biết thêm tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Hướng dẫn giải bài chính tả Chim sơn ca và bông cúc trắng trang 25 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
- Tiếng cười là liều thuốc bổ trang 153 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
- Soạn bài Truyện cổ nước mình sách giáo khoa lớp 4
- Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 49 tuần 23
- Ôn tập giữa học kì 1 tiết 7 trang 73 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Câu 1 (trang 126 sgk Tiếng Việt 3): Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
Đáp Án:
Ở nước ta có nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống như người Mèo, người Thái, người Nùng, người Mán, người Ba-na, người Ê-đê, người Khơ-mú, người Vân-kiều, người Mạ, người Cơ-ho, người Xơ-đăng, người Khơ-me, người Xtiêng …
Câu 2 (trang 126 sgk Tiếng Việt 3): Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
Đáp Án:
a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang.
b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.
c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc có thói quen ở nhà sàn.
d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.
Câu 3 (trang 126 sgk Tiếng Việt 3): Quan sát hình vẽ rồi viết các câu so sánh.
Đáp Án:
– Trăng tròn như quả bóng.
– Nụ cười đẹp như hoa.
– Đèn sáng như sao
Câu 4 (trang 126 sgk Tiếng Việt 3): Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống.
Đáp Án:
a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
b) Trời mưa, đường đất sét trơn như xoa mỡ.
c) Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như trái núi.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn