Thể loại văn nghị luận là gì? Phân loại, dấu hiệu nhận biết, cách viết và những đặc điểm chính về thể loại nghị luận văn học này sẽ được thuvienhoidap.net giải thích chi tiết trong bài viết này.
- Loài cá bơi nhanh nhất thế giới là cá gì?
- Công thức tính diện tích tam giác
- SBTC July: “Chỉ cần đội bạn thả Diana là em sẽ càn quét cả đội bạn!”
- Danh sách mã trường THPT Hà Nội năm 2022 – 2023 Bảng mã các trường THPT công lập
- Tính chất hoá học của axit Cacboxylic, công thức cấu tạo và bài tập – hoá 11 bài 45
Khái niệm văn nghị luận là gì?
Đầu tiên chúng ta phải hiểu khái niệm nghị luận là gì? Nghị luận là ý kiến của một cá nhân hay tập để cùng nhau bàn luận, tranh luận về một vấn đề cụ thể nào đó.
Bạn đang xem bài: Văn nghị luận là gì?
Vậy văn nghị luận là thể loại văn học mà người viết / người nói sử dụng các lý lẽ, dẫn chứng, các luận điểm, luận cứ và lập luận để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận đó.
Vấn đề nghị luận rất đa dạng có thể là các vấn đề xã hội, tư tưởng đạo lý, các hiện tượng đời sống, một câu nói bất hủ, các câu ca dao – tục ngữ, châm ngôn…
Người viết văn nghị luận phải có nhiều kiến thức về cách sử dụng câu, từ, các biện pháp tu từ, liên kết câu, liên kết đoạn văn, vốn từ ngữ phong phú và kiến thức xã hội sâu rộng mới viết được bài văn nghị luận đầy đủ ý nhất.
Văn nghị luận là kiểu văn quan trọng trong đời sống xã hội, có vai trò rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt cho con người, giúp con người hình thành những quan điểm tư tưởng sâu sắc trong đời sống.
Những đặc điểm chính văn nghị luận
Khi làm một bài văn nghị luận thuộc bất kỳ chủ đề nào chúng ta cũng cần chú ý đến 3 đặc điểm chính gồm:
Ba đặc điểm chỉnh trong văn nghị luận
- Luận điểm chính: Thường thì trong đề văn nghị luận chỉ có 1 luận điểm chính, nhưng trong nhiều trường hợp đặc biệt có thể có nhiều luận điểm chính. Luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng chính trong bài văn nghị luận. Luận điểm là chìa khóa chính để các bạn dựa vào đó để phát triển ý cho bất kỳ bài văn nghị luận nào.
- Luận cứ: là các lí lẽ, dẫn chứng, tài liệu được sử dụng để làm sáng tỏ, giải thích và chứng minh tính đúng đắn của luận điểm chính trong bài.
- Lập luận: Là những cách sắp xếp, trình bày các luận cứ theo một cách logic, có trình tự và mạch lạc để làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
Ngoài ra văn nghị luận còn có một số đặc trưng gồm:
- Thể hiện một tư tưởng, tình cảm sâu sắc, có ý nghĩa phát hiện, giáo dục bạn đọc về nhận thức, tâm hồn và hành động thiết thực.
- Kết cấu văn nghị luận thường mạch lạc, chặt chẽ, vận dụng các thao tác lập luận hài hòa, khoa học, các phép tu từ như giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ…
- Ngôn ngữ trong văn bản nghị luận luôn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học mang tính khái quát cao, đồng thời vẫn giàu hình ảnh và biểu cảm, thể hiện cảm xúc cái tôi của tác giả.
Bố cục văn nghị luận
Để làm tốt bài văn nghị luận thì các bạn phải chia bố cục thành 4 phần cụ thể gồm:
a – Tìm hiểu đề và tìm ý
Tìm hiểu đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? tìm hiểu xem đó là thể loại văn nghị luận gì để tránh làm sai đề.
Tìm hiểu các ý chính trong đề bằng cách đặt ra các câu hỏi dựa vào luận điểm chính mà đề yêu cầu. Nên sử dụng các câu hỏi như tại sao, lý do gì? phương pháp giải quyết như thế nào? hậu quả ? kết quả? bài học kinh nghiệm?…
b – Lập dàn ý
Đây là bước quan trọng nhất mà các bạn nên luyện tập thường xuyên. Việc lập dàn ý sẽ giúp chúng ta tổng hợp được các ý chính cần triển khai và tập trung vào nội dung mà đề yêu cầu. Tránh được tình trạng làm sai yêu cầu, thiếu các luận điểm, luận cứ quan trọng.
Dàn ý văn nghị luận gồm có 5 bước gồm:
- Bước 1: Xác định luận đề chính
- Bước 2: Tìm và xác định luận điểm chính.
- Bước 3: Tìm các luận cứ để chứng minh cho luận điểm chính.
- Bước 4: Sắp xếp hợp lý các luận điểm, luận cứ.
- Bước 5: Triển khai luận điểm, luận cứ.
c – Viết bài
Sau khi tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài xong, bước tiếp theo là chúng ta tiến hành viết đoạn văn nghị luận cụ thể.
Nên dựa vào dàn ý và kết hợp với kỹ năng ngữ pháp như cách sử dụng từ, câu, cách liên kết câu, liên kết đoạn văn hợp lý và mạch lạc.
Đây là kỹ năng mà các bạn nên luyện tập vì mỗi người có cách viết khác nhau, văn phong hay cách sử dụng từ ngữ khác nhau.
d – Đọc và kiểm tra lỗi
Sau khi viết xong bài văn nghị luận, nên dành khoảng 3- 5 phút để đọc kỹ lại bài viết và sửa các lỗi chính tả, lỗi cú pháp, lỗi dùng câu.
Phân loại các thể loại văn nghị luận
Chúng tôi sẽ phân loại văn nghị luận thành 2 loại gồm các thể loại văn nghị luận trong văn học Việt Nam và các dạng văn nghị luận trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở / trung học phổ thông.
Các loại văn nghị luận trong văn học Việt Nam
Được chia thành 2 loại chính gồm:
Căn cứ vào thời gian xuất hiện:
- Nghị luận dân gian ( tục ngữ – thành ngữ, ca dao).
- Nghị luận trung đại ( chiếu, cáo, hịch, biểu, thư dụ…)
- Nghị luận hiện đại ( Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bình luận, phê phán, tranh luận, xã luận, phân tích, bình giảng…)
Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận
- Nghị luận xã hội – chính trị ( chính luận).
- Nghị luận văn học ( phê bình văn học, phân tích…) về tác giả, tác phẩm văn học.
Các thể loại văn nghị luận trong chương trình ngữ văn
Các bạn đã và sẽ được học qua 4 thể loại văn nghị luận chính trong SGK ngữ văn gồm:
A – Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
Có nội dung nói về các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay đó là những vấn đề nóng trong xã hội đáng để chúng ta phải suy nghĩ.
Thể loại này thường lấy các chủ đề đang được mọi người quan tâm trong thời gian gần đây như hiện tượng dịch bệnh Covit – 19, lối sống buông thả của một bộ phận giới trẻ…
B – Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Là thể loại dựa vào các tác phẩm văn học, lý luận văn học, một thời kỳ văn học, một trào lưu văn học, bàn về giá trị của văn học, tiếp nhận văn học hay đặc trưng thể loại…
Thường thì kiến thức sẽ nằm trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn mà các bạn đã học.
C – Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lý, lối sống, văn hóa, phong cách sống… của con người với con người, của con người trong xã hội, giữa quốc gia với quốc gia…
Đây là dạng văn nghị luận có chủ đề mở, thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi vì vậy các bạn nên chú ý tìm hiểu kỹ.
D – Nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội là bàn về một lĩnh vực rộng lớn trong đời sống xã hội: từ những sự việc, hiện tượng trong đời sống đến bàn luận những vấn đề chính trị, chính sách, từ những vấn đề đạo, đức lối sống đến những vấn đề có tầm nhìn chiến lược, những vấn đề tư tưởng, triết lý…
Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức về câu hỏi văn nghị luận là gì? đặc điểm nổi bậc, phân loại các thể loại nghị luận quan trọng nhất.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp