Xem ngay hướng dẫn soạn bài Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện trang 91 tuần 9 Tiếng Việt 4 tập 1 để ôn tập và thực hành cách xây dựng đoạn văn kể chuyện và phát triển câu chuyện.
- Thái sư Trần Thủ độ trang 15 lớp 5| Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2
- Giải bài Chính tả trang 128 Nghe viết Nhà rông ở Tây Nguyên
- Soạn bài tập đọc Cháu nhớ Bác Hồ trang 105 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
- Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 49 tuần 23
- Hướng dẫn làm tập làm văn lớp 3 Trang 110 Viết thư
Tham khảo bài soạn Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện trang 91 tuần 9 Tiếng Việt 4 tập 1 để ôn lại cách phát triển câu chuyện, đồng thời thực hành kể lại câu chuyện theo gợi ý đã cho. Xem bài hướng dẫn chi tiết dưới đây để chuẩn bị cho tiết học em nhé!
Bạn đang xem bài: Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện trang 91
I. Mục tiêu tiết học
- Ôn tập cách xây dựng đoạn văn kể chuyện và phát triển câu chuyện
- Thực hành kể lại câu chuyện dựa trên gợi ý có sẵn
II. Một số lưu ý khi xây dựng đoạn văn kể chuyện và phát triển câu chuyện
– Mỗi một đoạn văn cần có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
– Giữa các đoạn văn nên có từ nối ở đầu đoạn văn để liên kết các đoạn văn lại với nhau
– Trình từ sắp xếp các sự việc
Các sự việc trong đoạn văn cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Có thể là:
+ Trình tự thời gian
+ Trình tự phù hợp với ý đồ của người kể chuyện
III. Hướng dẫn làm bài tập SGK
Câu 1 (trang 91 sgk Tiếng Việt 4): Các em tự đọc đoạn trích kịch đã cho trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4.
Câu 2 (trang 93 sgk Tiếng Việt 4): Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý sau :
a) Chia đoạn:
– Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
– Đoạn 2: Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
– Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhó câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
b) Cách trình bày : Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lời đối thoại quan trọng.
Đáp án:
Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:
Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.
Đoạn 2:
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội, Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: “Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước.” Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: “Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.”
Đoạn 3:
Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: “Cha ơi! Nước mất thì nhà tan…” Ông vội ngăn lời vỗ về con: “Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha.” Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.
************
Hy vọng hướng dẫn soạn bài Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện trang 91 trên đây của Đọc tài liệu sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn, qua đó tiếp thu kiến thức và hoàn thành các bài tập. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn