Soạn VănTiếng việt 4

Soạn Ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 tiết 2, trang 95 tuần 28

Soạn Ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 tiết 2, trang 95 tuần 28 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn hướng dẫn ôn tập phần ngữ pháp các câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? một cách đơn giản, dễ hiểu nhất

Bài soạn Ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 tiết 2, trang 95 tuần 28 Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2 có nội dung ôn tập chính là nhắc lại kiến thức lý thuyết của các loại câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? và các bài tập vận dụng. Đọc tài liệu đã tổng hợp lại các kiến thức cần nhớ về các loại câu kể này, các em có thể tham khảo dưới đây. Cùng với đó là những gợi ý làm bài tập trang 95 SGK về vận dụng kiến thức để thực hành các câu kể trong hoàn cảnh cụ thể cho các em dựa vào để tự làm những bài tập thật tốt.

Bạn đang xem bài: Soạn Ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 tiết 2, trang 95 tuần 28

on tap giua hoc ki 2 lop 4 tiet 2 tuan 28 trang 95 rs650 on tap giua hoc ki 2 lop 4 tiet 2 tuan 28 trang 95 rs650

>>Bài trướcÔn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 tiết 1

Kiến thức cần nhớ

1, Câu kể Ai làm gì?

Câu kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận:

– Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, (người, con vật  hay đồ vật, cây cối được nhân hóa); trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.

– Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nêu lên hoạt động của người, con vật ( hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa) trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, thường do động từ, (cụm động từ) tạo thành.

VD: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu.

2, Câu kể Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào?  gồm có hai bộ phận:

– Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật; trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?,

thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.

– Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Thế nào?, chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thái của sự vật; thường do tính từ, động từ, (cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.

VD: Chị tôi rất xinh.

3, Câu kể Ai là gì?

Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

– Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.

– Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nối với chủ ngữ bằng từ là, trả lời câu hỏi: Là gì ?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.

VD: Chị tôi là sinh viên đại học Y.

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 (trang 96 SGK Tiếng Việt 4 tập 2): Nghe – viết

Hoa giấy

Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời… Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hết một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

Câu 2 (trang 96 sgk Tiếng Việt 4 tập 2):

Đặt một vài câu để:

a) Kể về hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường.

b) Tả các bạn trong lớp em (tính tình, dáng vẻ…)

c) Giới thiệu từng bạn trong tổ của em với chị phụ trách mới của liên đội.

Trả lời:

a) Kể về hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi ở trường. “Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng nô đùa của tụi trẻ chúng tôi. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ nhảy dây… diễn ra sôi nổi. Một số không ham thích các trò chơi thì tụm năm tụm bảy dưới các gốc cây cổ thụ, tán chuyện trên trời dưới đất, cười nói rôm rã”

b) Tả các bạn trong lớp em. “Lớp 4B của em có 45 bạn. Mỗi người mỗi dáng vẻ, mỗi tính nết khác nhau. Hòa thì mập mạp đi đứng có vẻ chậm chạp nhưng cái miệng thì nhanh nhảu, tía lia. Hà thì dong dỏng cao, ít nói, lầm lì nhưng lại dễ gần dễ mến. Phượng thì chanh chua đanh đá nhưng không thù ghét ai bao giờ. Mấy bạn nam thì nghịch ngợm hay trêu chọc các bạn nữ nhưng rất tốt bụng”

c) Giới thiệu các bạn trong tổ em với chị phụ trách mới: “Trong tổ em gồm chín bạn, bốn nam, năm nữ. Chúng em học chung với nhau từ lớp một cho đến bây giờ. Nhà lại cùng chung một ấp nên chúng em rất gần gũi, gắn bó với nhau. Tổ trưởng là bạn Mỹ Hằng học giỏi nhất tổ. Còn đây là Hương, Hiền hai cây đơn ca số một của khối bốn, rất nhí nhảnh và hồn nhiên. Loan và Hường ít nói, sống chân tình với bạn bè. Bốn bạn nam là Cường, Dũng, Phong, Đạt nhanh nhẹn tháo vát và ai cũng khỏe như đầu máy xe lửa”.

Bài tiếp theo: Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 tiết 3

***

Soạn Ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 tiết 2, trang 95 tuần 28 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 với đầy đủ nội dung lý thuyết và gợi ý thực hành được chia sẻ chi tiết phía trên, hi vọng các em sẽ có một tiết ôn tập ngữ pháp thật bổ ích.

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button