Soạn VănTiếng việt 5

Soạn bài Ôn giữa học kì II (Tiết 4) trang 102

Hướng dẫn soạn bài Ôn giữa học kì II (Tiết 4) trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tuần 28 với nội dung ôn lại các bài tập đọc đã học trong chương trình.

Bài hướng dẫn soạn bài Ôn giữa học kì II (Tiết 4) trang 102 tuần 28 Tiếng Việt 5 tập 2 dưới đây của Đọc tài liệu sẽ giúp các em ôn lại các bài đã học, qua đó chuẩn bị tốt cho tiết học trên lớp. Cùng tham khảo nhé!

Bạn đang xem bài: Soạn bài Ôn giữa học kì II (Tiết 4) trang 102

soan bai on giua hoc ki 2 tiet 4 tieng viet 5 rs650 soan bai on giua hoc ki 2 tiet 4 tieng viet 5 rs650

I. Mục tiêu tiết học

  • Ôn tập lại các bài tập đọc đã học trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 tập 2
  • Học cách lập dàn ý cho một bài tập đọc đã học

II. Hướng dẫn làm bài tập SGK

Câu 1 (tr. 102 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

(Học sinh tự ôn tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên)

Câu 2 (tr. 102 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần vừa qua.

Trả lời:

Có ba bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu của học kì 2 là:

– Phong cảnh đền Hùng

– Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

– Tranh Làng Hồ.

Câu 3 (tr. 102 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Nêu dàn ý của một bài tập đọc nói trên. Nêu một chi tiết hoặc câu văn mà em thích và cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.

Trả lời:

Tham khảo dàn ý vắn tắt của các bài dưới đây:

* Dàn ý bài Phong cảnh đền Hùng

– Mở bài: Giới thiệu đền Hùng

+ Em được đi đền vào dịp nào?

+ Ai đi cùng với em?

– Thân bài:

+ Nhìn từ xa, đền Hùng trông như thế nào ?

+ Đền nằm ở đâu ? (trên núi,…)

+ Phong cảnh thiên nhiên xung quanh đền như thế nào? (trời xanh ngắt, chim bồ câu chao lượn,… )

+ Nhìn gần, đền có màu gì?

+ Có nét đặc trưng gì ?

+ Cấu trúc đền như thế nào?

+ Bên trong đền có những gì?

+ Tại sao ở đây lại có nhiều du khách ?

– Kết bài:

+ Khi ra về, em có cảm nghĩ gì về ngôi đền?

+ Em có muốn đến đây lần nữa không? (sẽ cố gắng học giỏi để được đi lần nữa,… )

* Dàn ý bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

–  Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (mở bài trực tiếp).

–  Thân bài:

+ Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.

+ Hoạt động nấu cơm.

–  Kết bài:

+ Chấm thi

+ Niềm tự hào của những người đoạt giải. (kết bài không mở rộng).

* Chi tiết hoặc câu văn em thích.

* Dàn ý bài Tranh làng Hồ

(Bài tập đọc chỉ là một trích đoạn, chỉ có phần thân bài)

– Đoạn 1: cảm nghĩ, tình cảm chung của tác giả đối với tranh làng Hồ ra sao ?

– Đoạn 2: Sự độc đáo của nội dung tranh làng Hồ

– Đoạn 3: Sự độc đáo của kĩ thuật tranh làng Hồ ra sao ?

Nêu chi tiết, câu văn mà em thích nhất và giải thích lí do vì sao thích câu văn, chi tiết đó. Ví dụ:

– “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa”. Em thích câu văn này vì nó vẽ nên một cảnh sắc thiên nhiên nhiên tươi đẹp, những khóm hải đường rực rỡ tô điểm thêm cho sự uy nghiêm của đền Hùng.

– Trong bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, em thích chi tiết các thành viên trong đội thổi cơm thi lấy lửa. Đó là một công việc khéo léo, đòi hỏi người thi phải có sức khỏe, sự khéo léo và kiên trì.

– Ở đoạn 2 của bài Tranh làng Hồ, tác giả nhận xét và nói lên được sự độc đáo của tranh làng Hồ, lối nhận xét rất lạ và mới. “Những khoáy âm dương rất có duyên” và “Đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ” nói lên sự yêu mến và quan sát rất kĩ những bức tranh làng Hồ của tác giả.

*************

Trên đây là nội dung bài Ôn giữa học kì II tiết 4 trang 102 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Hy vọng với bài hướng dẫn chi tiết của Đọc tài liệu, em sẽ củng cố lại được những kiến thức đã học để hoàn thành tốt các bài thi trước mắt. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button