Soạn bài Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức lớp 4 trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 tuần 3 được Đọc tài liệu tổng hợp khái niệm từ đơn là gì, từ phức là gì cùng gợi ý trả lời các câu hỏi luyện tập
- Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe đã đọc trang 48
- Soạn Ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 tiết 2, trang 95 tuần 28
- Hướng dẫn giải bài chính tả Kho báu trang 85 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
- Soạn bài tập đọc Chim rừng Tây Nguyên trang 34 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
- Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Câu kể Ai là gì? trang 57
Soạn bài Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức trang 27 tuần 3 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 với đầy đủ nội dung lý thuyết cùng gợi ý trả lời các câu hỏi, bài tập phần Nhận xét, luyện tập của bài học trang 27, 28 SGK.
Bạn đang xem bài: Soạn bài Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức lớp 4 trang 27
Kiến thức cần nhớ
Từ được cấu tạo từ tiếng.
Từ đơn là gì?
Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn.
VD: nhờ, bạn, có , chí, chỉ, và…….
Từ phức là gì?
Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
VD: thiết tha, giúp đỡ, học hành, thông minh…..
Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
I. Nhận xét
Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :
Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, anh / là / học sinh / tiên tiến /
Theo MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HOC
Bài 1 trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Hãy chia các từ trên thành hai loại:
– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn). M : nhờ
– Từ gồm nhiều tiếng (từ phức). M : giúp đỡ
Gợi ý trả lời
– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
– Từ gồm nhiều tiếng (từ phức): giúp đỡ. học hành, học sinh, tiên tiến.
Bài 2 trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Theo em:
– Tiếng dùng để làm gì ?
– Từ dùng để làm gì ?
Gợi ý trả lời
Theo em:
– Tiếng dùng (để cấu tạo từ: Có thể dùng một tiếng để tạo nên một từ. Đó là từ đơn. Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên một từ. Đó là từ phức.
– Từ được dùng để cấu tạo câu. Từ nào cũng có nghĩa.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 28 sgk Tiếng Việt 4) : Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn, từ phức trong đoạn thơ:
Gợi ý trả lời
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha/
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình
Rất / công bằng / rất / thông minh /
Vừa / độ lượng / lại / đa tình / đa mạng /
– Từ đơn: rất, vừa, lại
– Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mạng
Câu 2 (trang 28 sgk Tiếng Việt 4) :
Hãy tìm trong từ điển và ghi lại
– 3 từ đơn; 3 từ phức
Gợi ý trả lời
+ 3 từ đơn : ăn, học, ngủ
+ 3 từ phức : kinh nghiệm, sạch sẽ, nhà cửa
Câu 3 (trang 28 sgk Tiếng Việt 4) : Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức tìm được ở trên
Gợi ý trả lời
Đặt câu như sau
– Từ đơn: “học”
Chị em đang theo học năm thứ ba Đại học Luật ở thành phố Hồ Chí Minh.
– Từ phức : “nhà cửa”
Ở xóm em, nhà cửa rất khang trang.
***
Soạn bài Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu chia sẻ phía trên, hi vọng các em học sinh sẽ ghi nhớ và có thể tự làm được chính xác các bài luyện tập về chuyên đề từ đơn, từ phức trong SGK.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn