Soạn VănTiếng việt 5

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 5 Câu ghép trang 8 tuần 19

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 5 Câu ghép trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 sẽ giúp các em tiếp cận nội dung bài học thật dễ hiểu, ngắn gọn và hướng dẫn các em cách vận dụng kiến thức vào làm bài.

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 5 Câu ghép trang 8 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn thành hai phần lý thuyết và bài tập để các em liên hệ, áp dụng kiến thức vào thực tế.

Bạn đang xem bài: Soạn bài Luyện từ và câu lớp 5 Câu ghép trang 8 tuần 19

soan bai luyen tu va cau cau ghep lop 5 rs650 soan bai luyen tu va cau cau ghep lop 5 rs650

Kiến thức cần nhớ

Câu ghép là gì?

Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại.

Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

VD:

Vì          trời  / đổ mưa // nên chuyến đi của lớp Lan / đành phải hoãn lại.

QHT     CN       VN         QHT                   CN                           VN

-> Đây là câu ghép do hai vế câu đơn ghép lại

Trời / đổ nắng to, // mẹ / đội nắng phơi thóc ngoài sân, // bố / gánh lúa từ ngoài đồng về, //

CN       VN              CN                  VN                                   CN                       VN

còn Nam / thì vẫn ung dung ngồi quạt mát trong nhà.

CN                                VN

-> Đây là câu ghép do 4 vế câu đơn ghép lại

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mỗi lần rời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật. Con chó chạy sải thì con khỉ gò lưng như người phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

(Đoàn Giỏi)

Câu 1. Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn trên rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.

Trả lời:

1. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ / cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó. (Chủ ngữ / Vị ngữ)

2. Hễ con chó / đi chậm, con khỉ / cấu hai tai con chó giật giật. (Chủ ngữ 1/ Vị ngữ 1/ Chủ ngữ 2/ Vị ngữ 2)

3. Con chó / chạy sải thì khỉ / gò lưng như người phi ngựa. (Chủ ngữ 1/ Vị ngữ 1/ Chủ ngữ 2/ Vị ngữ 2)

4. Chó / chạy thong thả, khỉ / buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc. (Chủ ngữ 1/ Vị ngữ 1/ Chủ ngữ 2/ Vị ngữ 2)

Câu 2. Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp:

a)  Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành).

b)  Câu ghép (câu do nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành).

Trả lời:

a) Câu đơn: (1)

b) Câu ghép: (2), (3), (4)

Câu 3. Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được không ? Vì sao ?

Trả lời:

Không thể tách mỗi cụm chủ – vị trong các câu ghép trên thành một câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế câu thành một câu đơn (kể cả trong trường hợp bỏ quan hệ từ hễ…thì) sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.

II. Luyện tập

Câu 1. Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu trong từng câu ghép.

Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

Theo VŨ TÚ NAM

Trả lời:

Số thứ tự

Vế 1

Vế 2

Câu 1

Trời / xanh thẳm

Biển / cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.

Câu 2

Trờỉ / rải máy trắng nhạt

Biển / mơ màng dịu hơi sương

Câu 3

Trời / âm u mây mưa

Biển / xám xịt nặng nề

Câu 4

Trời / ầm ầm dông gió

Biển / đục ngầu giận dữ

Câu 5

Biển / nhiều khi rất đẹp

Ai / cũng thấy như thế

Câu 2.

Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở câu 1 thành một câu đơn được không ? Vì sao?

Trả lời:

Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.

Câu 3. Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép :

a)  Mùa xuân đã về, …

b)  Mặt trời mọc, …

c)  Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn …

d)  Vì trời mưa to …

Trả lời:

a)  Mùa xuân đã về, trăm hoa đua nở khắp nơi.

b)  Mặt trời mọc, sương tan dần.

c)  Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì lười biếng, tham lam.

d)   Vì trời mưa to nên tôi không đến thăm anh được.

***

Với nội dung Soạn bài Luyện từ và câu lớp 5 Câu ghép trang 8 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 ở trên, hi vọng các em học sinh sẽ học bài Câu ghép lớp 5 thật dễ dàng từ đó vận dụng linh hoạt trong khi nói và viết các bài tập làm văn.

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button