Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm trang 116 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 sẽ nhắc lại cho các em những lý thuyết về chủ đề này, cùng những thông tin vốn từ mở rộng để các em thêm hiểu, phân biệt du lịch và thám hiểm.
Bạn đang xem bài: Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm trang 116
>>Bài trước: Chính tả Đường đi Sa Pa
Kiến thức cần nhớ
I. Du lịch – Thám hiểm là gì?
– Du lịch là đi chơi đến những nơi xa để hiểu biết thêm về phong cảnh, con người, cuộc sống.
– Thám hiểm là đi tới những vùng xa hoặc hiểm trở ít người đặt chân tới để khám phá, khảo sát.
II. Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm
1. Mở rộng vốn từ Du lịch
– Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: mũ nón, quần áo, lều trại, giầy thể thao, túi xách, đồ ăn, nước uống, la bàn
– Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu hỏa, ô tô, máy bay, xe buýt, xe máy, xe đạp, xích lô, sân bay, nhà ga, vé xe
– Tổ chức, nhâ viên phục vụ du lịch: Nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ty du lịch, tua du lịch
– Địa điểm tham quan, du lịch: phố cổ, bãi biển, hang động, hồ, núi, thác nước, di tích lịch sử, bảo tàng, công viên, khu vui chơi
2. Mở rộng vốn từ Thám hiểm
– Một số đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, đèn pin, lều trại, đồ ăn thức uống, bật lửa,…
– Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua: núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, bão tuyết, cái đói, cái khát, sự cô đơn,…
– Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm: can đảm, nhanh nhẹn, dũng cảm, không ngại khó ngại khổ, ưa mạo hiểm, ham hiểu biết,…
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 (trang 116 sgk Tiếng Việt 4 tập 2):
Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động “du lịch”
a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch Gợi ý: Va li, cần câu, áo quần thể thao, giầy dép, lều trại, dụng cụ thể thao, điện thoại di động, thuốc bệnh thông thường…
b) Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông.
Trả lời:
Tàu thủy, bến tàu, tàu hỏa, ô tô, tàu điện, xe buýt, ga tàu, sân bay, xe máy, xe đạp…
c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch Gợi ý: khách sạn, nhà nghỉ, phòng nghỉ, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ phòng, tuyến du lịch…
d) Địa điểm tham quan du lịch Gợi ý: Thác, hồ, núi, đền, chùa, phố, bãi…
Câu 2 (trang 117 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm:
Trả lời:
a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm – La bàn, lều trại, thuốc bệnh, lương thực thực phẩm, đèn pin, hộp quẹt, vũ khí tự vệ, đồ dùng cá nhân…
b) Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua – Vực thẳm, đèo cao, núi non hiểm trở, giông bão…
c) Những đức tính cần thiết của người tham gia – Nghị lực, ý chí, dũng cảm, táo bạo, bền gan, kiên nhẫn, thông minh, hoạt bát, tò mò, thích khám phá…
Câu 3 (trang 117 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có sử dụng một| số từ ngữ vừa tìm được.
Trả lời:
“Sáng ấy, mới có bà giờ sáng, bố đánh thức cả nhà dậy chuẩn bị cho chuyến du lịch tham quan ở Đà Lạt ba ngày. Tốí hôm trước, bố lo chuẩn bị cần câu, dây leo núi, quả cầu, lưới, vợt… Còn mẹ thì chuẩn bị quần áo, vali, thuốc thang, lương thực thực phẩm… Riêng em, em lo những thứ cho cá nhân mình như đôi dép đi thường ngày và đôi giày leo núi. Em lau chùi sạch sẽ bỏ vào cái túi mủ. Tất cả chuẩn bị sẵn sàng. Bốn giờ, xe đến ngoài cổng bấm còi inh ỏi. Bố bảo mẹ và em ra xe trước bố đi sau khóa cửa nhà rồi lên xe cùng với mọi người”.
>>Bài tiếp theo: Kể chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm trang 117
***
Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm trang 116 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được chia sẻ chi tiết phía trên, không chỉ giúp các em học bài tốt mà còn kích thích trí tưởng tượng, tình yêu thiên nhiên và ước mơ du lịch của mỗi em.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn