Soạn bài Chính tả Sầu riêng trang 35 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết dưới đây với những lưu ý về âm l/n và vần ut/uc.
Soạn bài Chính tả (nghe-viết): Sầu riêng trang 35 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, vừa đưa ra kiến thức về âm, vần khó trong câu vừa giúp các em luyện tập, tăng kĩ năng sử dụng linh hoạt các âm, vần khó nghe, dễ nhầm lẫn này.
Bạn đang xem bài: Soạn bài Chính tả (Nghe-viết): Sầu riêng lớp 4 trang 35
Kiến thức cần nhớ
1. Phân biệt l/n
– Một số từ có chứa âm đầu là n: nắng nôi, nóng nảy, náo nức, nông nổi, náo nhiệt, náo loạn, đinh ninh, cưng nựng, hoa nở, neo đơn,…
– Một số từ có chứa âm đầu là l: lo lắng, lung linh, long lanh, lóng lánh, lí luận, lễ phép, tay lái, luật phát, lồng lộn, ..
2. Phân biệt ut/uc
– Một số từ có chứa vần ut: hao hụt, ông bụt, sút vào, lụt lội, chút ít, rút lui, phút giây, tụt hậu, rụt rè, hụt hẫng, lén lút,…
– Một số từ có chứa vần uc: xúc động, rúc rích, tục lệ, mục nát, xanh lục, chục triệu, hoa cúc, phúc hậu, khúc khích,….
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 (trang 35 sgk Tiếng Việt 4): Nghe – viết bài “Sầu riêng” (từ “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm… tháng năm ta”).
Trả lời:
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta.
Em nhờ người thân đọc, em viết hoặc cùng học nhóm, em đọc bạn viết và ngược lại. Sau đó kiểm tra cho nhau, tự sửa chữa những chữ viết sai.
Câu 2 (trang 35 sgk Tiếng Việt 4):
Điền vào chỗ trống.
a) “l hay n?” Đoạn thơ đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 35)
Bé Minh ngã sóng soài
Đứng dậy nhìn sau trước
Có ai mà hay biết
……ên bé ……..ào thấy đau!
Tối mẹ về xuýt xoa
Bé òa ……ên ……..ức ………ở
Vết ngã giờ sực nhớ
Mẹ thương thì mới đau.
Theo Vũ Duy Chu
b) “Út hay úc?” Đoạn thơ đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 35).
Con đò lá tr….. qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa
B……. nghiêng, lất phất hạt mưa
B…. chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Theo Hồ Minh Hà
Trả lời:
Đọc hai đoạn thơ đã cho, suy nghĩ để điền âm đầu vào chỗ trông, tạo nên tiếng có nghĩa thích hợp với từng câu. Em điền như sau:
a) Bé Minh ngã sóng soài.
– Nên bé nào thấy đau
Bé òa lên nức nở
b) Con đò lá trúc qua sông.
Bút nghiêng, lất phất hạt mưa
Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Câu 3 (trang 36 sgk Tiếng Việt 4): Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 36)
Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: (Nắng/lắng) chan hòa như rót mật xuống quê hương, khóm (trúc/trút) xanh rì rào trong gió sớm, những bông (cúc/cút) vàng (lóng lánh/nóng nánh) sương mai. Có cái đẹp do bàn tay con người tạo (nên/lên) : những mái chùa cong (vút/vúc), những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca (láo lức/náo nức) lòng người,… Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
Trả lời:
Em chọn tiếng đúng chính âm để điền như sau: “Cuộc sống ………… nắng chan hòa ………….., khóm trúc ………………… bông cúc vàng lóng lánh ……………… tạo nên cong vút ………………. bài ca náo nức…………….
***
Soạn bài Chính tả (Nghe-viết): Sầu riêng trang 35 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết phía trên, chúc các em học sinh học được những kiến thức bổ ích từ bài học chính tả trên.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn