Soạn bài Chính tả: Truyện cổ nước mình trang 37 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu chia sẻ các nội dung chính tả chính: phân biệt r/d/gi, ân/âng cùng hướng dẫn làm các bài tập SGK thật đơn giản
Soạn bài Chính tả: Truyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ trang 37 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu nhắc lại lý thuyết từ đó hướng dẫn vận dụng, thực hành làm các bài tập trang 37, 38 SGK cho các em học sinh tham khảo.
Bạn đang xem bài: Soạn bài Chính tả lớp 4: Truyện cổ nước mình trang 37
Kiến thức cần nhớ
1. Phân biệt r/d/gi
– Từ có chứa các tiếng bắt đầu bằng r: rõ ràng, ra vào, cá rô, man rợ, rậm rạp, rung rinh, rung động, rưng rức, réo rắt,…
– Từ có chứa các tiếng bắt đầu bằng d: dịu dàng, hình dáng, bánh dẻo, da dẻ, hạt dẻ, dễ dàng, dinh thự, chất dính, dơ bẩn, con dê, dí dỏm,…
– Từ có chứa các tiếng bắt đầu bằng gi: gia đình, giơ tay, cọng giá, giá cả, giấc mơ, giọng nói, giả đối, giải thích, giảng giải, giảng dạy, giã gạo,…
2. Phân biệt ân/âng
– Từ có chứa các tiếng có vần ân:vân tay, sân bay, tân tiến, cái cân, hân hoan, chân tay, phân biệt, nhân nghĩa, ân nhân, dân chúng, lẩn trốn, khiêm tốn,
– Từ có chứa các tiếng có vần âng: vâng lời, dâng tặng, lâng lâng, nâng đỡ, bâng khuâng, vầng trăng, tầng lớp.
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 (trang 37 sgk Tiếng Việt 4) : Nhớ – viết: Truyện cổ nước mình (từ đầu -nhận mặt ông cha của mình.)
Gợi ý trả lời
Đọc thuộc đoạn thơ đã cho. Nhớ đến từng câu từng chữ, từng dấu câu trong đoạn. Chú ý trình bày đúng thể thơ lục bát.
Truyện cổ nước mình
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Câu 2 (trang 38 sgk Tiếng Việt 4) :
a) Điền vào ô trống từ có âm là “r d hay gi” vào đoạn văn đã cho (SGK TV4, tập 1, trang 38)
– Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn…. thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.
– Diều bay, diều lá tre bay lưng trời…Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời, đưa tiếng sáo,… nâng cánh…
THÉP MỚI
b) Điền vào chỗ trống “ân hay âng”? vào các đoạn thơ đã cho (SGK TV4, tập 1 trang 38)
Vua Hùng một sáng đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ ch… chốn này
D… d… một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.
NGUYỄN BÙI VỢI
Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong giấc ngủ
Ngọn đèn khuya bóng mẹ
Sáng một v.. trên s…
Nơi cả nhà tiễn ch…
Anh tôi đi bộ đội
Bao niềm vui nỗi đợi
Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng.
VŨ QUẦN PHƯƠNG
Gợi ý trả lời
a) Lần lượt em điền như sau:
Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.
– Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sao, gió nâng cánh diều.
b)
Vua Hùng một sáng đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi
NGUYỄN BÙI VỢI
Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong giấc ngủ
Ngọn đèn khuya bóng mẹ
Sáng một vầng trên sân
Nơi cả nhà tiễn chân
Anh tôi đi bộ đội
Bao niềm vui nỗi đợi
Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng
VŨ QUẦN PHƯƠNG
***
Soạn bài Chính tả: Truyện cổ nước mình trang 37 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu chia sẻ chi tiết phía trên, hi vọng các em học sinh sẽ nắm bài tốt, chuẩn bị bài trước khi tới lớp thật chủ động.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn