Soạn bài Tập đọc: Phân xử tài tình trang 46 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 được Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn đầy đủ các nội dung hướng dẫn đọc – hiểu câu chuyện.
- Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng lớp 4 trang 58, 59
- Giải bài Luyện từ và câu mở rộng vốn từ ngữ về sông biển trang 73 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
- Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 5 tuần 12
- Hướng dẫn giải bài Chính tả Chuyện quả bầu trang 118 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
- Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện (tiếp)
Soạn bài Tập đọc: Phân xử tài tình trang 46 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 bao gồm các nội dung chính: Hướng dẫn đọc bài, nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và luyện tập cuối bài cho các em thêm nhớ kĩ bài học hơn.
Bạn đang xem bài: Phân xử tài tình trang 46 tuần 23| Giải bài tập SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2
Hướng dẫn đọc bài
Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được sự khâm phục của người kể chuyện đối với tài xử kiện của ông quan án.
Từ khó
– Quan án: Chức quan thời xưa chuyện lo việc điều tra và xét xử
– Vãn cảnh: Đến ngắm cảnh đẹp
– Biện lễ: Lo liệu, sắm sửa lễ vật
– Sư sãi: Những người tu hành ở chùa nói chung
– Đàn: Nền đất đắp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ
– Chạy đàn: Nghi lễ chạy quanh đàn cúng
Kiến thức cần nhớ
Nội dung, ý nghĩa của câu chuyện Phán xử tài tình:
Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 trang 47 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
Gợi ý: Các em học sinh đọc phần đầu của câu chuyện.
Trả lời:
Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
Câu 2 trang 47 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?
Gợi ý: Các em học sinh chú ý phần giữa của câu chuyện.
Trả lời:
Để tìm ra người lấy cắp, quan án dùng nhiều cách khác nhau:
– Cho đòi người làm chứng nhưng không có ai làm chứng
– Cho lính về nhà họ xem nhưng cũng không tìm được chứng cứ gì.
Sai lính xé tấm vải làm hai cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người ấy rồi thét trói người kia.
Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. Còn người dửng dưng khi tấm vải bị xé không phải là người đã đổ mồ hôi công sức dệt nên tấm vải.
Câu 3 trang 47 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.
Gợi ý: Các em học sinh đọc phần nội dung truyện ở trang 47 khi quan tới vãn cảnh ở một ngôi chùa.
Trả lời:
Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan án đã làm các việc như sau:
– Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm Phật.
– Tiến hành dùng đòn tấn công tâm lí: Đức Phật rất thiêng. Ai gian Phật sẻ làm cho thóc trong tay người đó nẩy mầm.
– Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem thì lập tức cho bắt ngay vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.
Câu 4 trang 47 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Vì sao quan án dùng cách trên ? Chọn ý trả lời đúng :
a) Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.
b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
c) Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.
Gợi ý: Các em học sinh đọc kĩ từng ý và trả lời.
Trả lời:
Quan án dùng cách trên vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt (phương án b)
***
Soạn bài Tập đọc: Phân xử tài tình trang 46 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 được Đọc tài liệu chia sẻ chi tiết phía trên hi vọng các em học sinh sẽ chuẩn bị bài tốt nhất trước khi tới lớp cũng như ôn tập lại kiến thức trọng tâm của bài khi về nhà. Chúc các em ngày càng học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn