Hướng dẫn mở rộng vốn từ ý chí nghị lực lớp 4 và gợi ý trả lời câu hỏi trang 127 sách giáo khoa Tiếng việt 4 tập 1 trong tập đọc tuần 13.
Tài liệu luyện từ và câu mở rộng vốn từ ý chí nghị lực trang 127 được Đọc Tài Liệu biên soạn giúp các em học sinh mơ rộng vốn từ và hướng dẫn cách trả lời câu hỏi trang 127 SGK Tiếng Việt 4 tập 1.
Bạn đang xem bài: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ Ý chí
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu ý nghĩa của ý chí nghị lực và tác dụng trong cuộc sống
- Tìm hiểu các từ đồng nghĩa về ý chí và nghị lực
II. Kiến thức cần nhớ
Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công, ý chí nghj lực có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
- Ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ , dám làm, dám sống.
- Ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai.
- Ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí.
III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 – Trang 127 SGK
Tìm các từ:
Gợi ý trả lời:
a) Nói lên ý chí, nghị lực của con người
Đó là những từ:
Kiên trì, kiên nhẫn, nhẫn nại, chịu khó, quyết chí, quyết tâm,…
b) Nêu lên những thử thách đối với ý chí nghị lực
Đó là những từ:
Khó khăn, gian khổ, gian nan, gian truân, nguy hiểm, chông gai,…
Câu 2 – Trang 127 SGK
Đặt câu với một từ tìm được ở trên
Gợi ý trả lời:
Nhờ kiên trì luyện tập chữ viết của em Vân ngày cành tiến bộ.
Con đường nào cũng lắm chông gai phải có ý chí nghị lực mới đạt được mục đích của mình.
Câu 3 – Trang 127 SGK
Viết một đoạn văn ngắn nói về một người có ý chí nghị lực
Gợi ý trả lời:
Tôi rất khâm phục Hùng ở lớp tôi. Hùng mồ côi cha từ nhỏ. Lên bốn tuổi Hùng lên cơn sốt bại liệt, đi đứng rất khó khăn. Mỗi lần tôi sang chơi bao giờ cũng thấy Hùng tập đi. Lúc đầu cậu vịn vào thành giường để di chuyển từ đầu giường xuống cuối giường, mồ hôi đổ ra như tắm. Hùng bào : “đau lắm Thành ạ! Nhưng mình sẽ cố!” Rồi từ từ Hùng dùng nạng để đi. Những năm học lớp một lớp hai Hùng còng dùng nạng. Sang năm lớp ba Hùng không dùng nạng nữa. Nhiều lần bị ngã sóng soài, quần áo sách vở bẩn hét nhưng Hùng không nản. Và bây giờ năm lớp bón Hùng đã đi lại gần như người bình thường. Còn việc học của Hùng thì khỏi phải nói. Bao giờ cậu cũng đứng đầu lớp. Hùng là tấm gương sáng về ý chí nghị lực vượt khó cho toàn trường noi theo
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn