Cách sơ chế làm sạch bào ngư đúng chuẩn nhà hàng 5 sao, giúp giữ nguyên chất lượng và giá trị dinh dưỡng của bào ngư sẽ được chúng tôi bật mí trong bài viết dưới đây. “Bào ngư vi cá” là câu cửa miệng khá quen thuộc để chỉ những món ăn đắt đỏ thuộc giới thượng lưu mà không phải ai muốn ăn cũng được. Bào ngư thuộc dòng hải sản quý, cao cấp và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khoẻ con người ở mọi lứa tuổi khác nhau.
Mặc dù giá của các loại bào ngư không hề “nhẹ” một chút nào nhưng biết đâu một ngày bạn muốn thưởng thức loại hải sản tươi sống này để thoả mãn vị giác của mình hoặc may mắn được người ta biếu cho vài kí bào ngư ăn chơi thì sao? Thì bạn phải biết cách sơ chế và chế biến món ăn hấp dẫn này để thưởng thức chứ sao nữa. Việc chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế bào ngư chính xác sẽ mang lại sự khác biệt lớn trong món ăn của bạn. hãy cùng tham khảo với Viknews.
Bạn đang xem bài: Bào Ngư là gì, Bào Ngư bao nhiêu tiền 1kg ?
Video bào ngư giá bao nhiêu
1/ Bào ngư là gì?
Bào ngư là con gì : Tại vì người ta thường gọi là bào ngư chứ chẳng ai dùng cái từ là ốc bào ngư nên nhiều người không biết bào ngư cũng là một loại ốc nhưng là ốc quý hiếm, ốc cao cấp.
Ngoài cái tên là bào ngư thì chúng còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như cửu khổng, tử bào, hải nhỉ, thạch quyết minh, đại bào hay cá sáng mắt….
Bào ngư là động vật có vỏ và thường sinh sống ở những vùng biển lạnh trên khắp thế giới. Xét về mặt sinh học thì bào ngư thuộc động vật thân mềm, họ Haliotidae và chi Haliotis.
Bào ngư có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho cơ thể do chứa nhiều vitamin B, E, protein và magie,…Do đó bào ngư thường là thực phẩm để chế biến các món ăn tẩm bổ cho sức khoẻ hoặc các món đặc biệt trong các nhà hàng cao cấp.
2/ Thành phần dinh dưỡng trong bào ngư
Theo nghiên cứu cứ 100g bào ngư sẽ có các thành phần dinh dưỡng sau:
- + Năng lượng: 84 kcal
- + Chất béo: 0,8 g
- + Protein: 12,6 g
- + Vitamin A: 24 g
- + Vitamin B1: 0,01 mg
- + Vitamin B2: 0,16 mg
- + Vitamin E: 2,2 mg
- + Canxi: 266 mg
- + K: 136 mg
- + Photpho: 77 mg
- + Sắt: 22,6 mg
- + Kẽm: 1,75 mg
- + Magie: 59 mg
- + Đồng: 0,72 mg
- + Mangan: 0,4 mg
- + Niacin: 0,2 mg
- + Carbohydrate: 6,6 g
- + Cholesterol: 242 mg
- + Selen: 21,38 mcg
3/ Tác dụng của bào ngư đối với sức khoẻ con người
Trong Đông y, người ta thường ví một miếng bào ngư như một miếng vàng để thể hiện giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Phần tác dụng đối với sức khoẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn câu nói trên.
+ Nâng cao khả năng miễn dịch
Nghiên cứu cho thấy các chiết xuất hoạt chất sinh học có trong ốc bào ngư có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch mạnh mẽ. Thậm chí là có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào bình thường khác trong cơ thể.
+ Thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển
Trong bào ngư chứa rất nhiều vitamin như A, B1, B2,…Trong đó vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng để bảo vệ sức khoẻ về da và thị giác. Đặc biệt chúng còn góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể nên cho trẻ ăn bào ngư sẽ rất tốt.
+ Điều hoà kinh nguyệt, điều chỉnh hoạt động của đường ruột
Nếu bị cao huyết áp hoặc huyết áp thấp đều có thể ăn loại hải sản này mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bởi vì bào ngư có tác dụng điều chỉnh huyết áp cả hai chiều, tức là làm tụt huyết áp đối với người bị cao và ngược lại tăng huyết áp đối với người bị thấp. Do trong bào ngư có chức năng dưỡng âm, cố thận, bình gan nên có thể điều chỉnh các tuyến thượng thận.
Ngoài ra, bào ngư còn có tác dụng điều hoà kinh nguyệt, điều trị các chứng bệnh như kinh nguyệt thất thường, mãn kinh sớm, thông đường ruột, táo bón,…
+ Tốt cho phụ nữ mang thai
Việc sử dụng bào ngư thường xuyên sẽ giúp bổ sung một lượng i-ốt tự nhiên cho cả thai phụ và thai nhi, giúp các cơ quản sinh sản hoạt động bình thường và tăng cường sản xuất sữa mẹ.
Ngoài ra ăn bào ngư trong quá trình mang thai còn giúp hạn chế quá trình thai chết lưu và sẩy thai do sức khoẻ yếu.
+ Bảo vệ cột sống và sức khoẻ xương khớp
Do trong bào ngư có chứa nhiều canxi và Glycosaminoglycans có thể thúc đẩy sự phát triển của các khớp và duy trì sự liên kết giữa các mô nên hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương do tuổi tác, viêm khớp dạng thấp và những chấn thương khớp phổ biến.
+ Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Cũng giống như những loại hải sản khác, bào ngư là nguồn cung cấp Omega 3 cao, có đặc tính chống viêm và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Đặc biệt là axit EPA và DHA có trong bào ngư là một trong những chất được biết đến với tác dụng tuyệt vời trong việc giảm nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch.
4/ Bào ngư bao nhiêu tiền 1kg (ký)?
Để báo chính xác bào ngư bao nhiêu tiền 1kg rất khó, bởi vì giá bào ngư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời điểm có hàng hay không có hàng, bào ngư tươi sống hay đông lạnh, chất lượng và xuất xứ như thế nào?
Bạn có thể tham khảo mức giá dao động của các loại bào ngư sau đây để nắm rõ hơn:
- + Loại 10–12 con / 1 kg giá thường dao động từ 1.500.000-2.000.000đ
- + Loại 12-15 con / 1kg giá thường dao động từ 1.100.000-1.500.000đ
- + Loại 20-25 con / 1kg giá thường dao động từ 950.000-1.400.000đ
- + Loại 30-40 con / 1kg giá thường dao động từ 800.000-980.000đ
Ngoài ra giá bào ngư khô ở phú quốc hiện nay thường dao động lên tới 9-15 triệu đồng cho 1kg. Tuy nhiên loại bào ngư khô này 1kg rất nhiều nhé các bạn, chúng tính dựa trên số đầu, đầu càng lớn thì giá càng mắc. Loại này có thể bảo quản được lâu nhưng mỗi tội khi chế biến sẽ mất công một chút thôi.
5/ Tại sao bào ngư lại có giá đắt đỏ đến như vậy?
Trên thế giới có hơn 90 loài bào ngư khác nhau, sống phổ biến ở các vùng bờ biển Mexico, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên do phát triển chậm, mỗi năm chỉ lớn khoảng 1 inch (2,54cm) và khả năng sinh sản thấp nên bào ngư trở nên vô cùng quý hiếm và đắt đỏ, cộng với nhu cầu sử dụng loại thực phẩm này rất lớn, mặc dù hiện nay đã nuôi bào ngư nhân tạo nhưng vẫn không đủ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì thế, giá của loại hải sản này rất cao, chỉ thường dành cho giới “nhà giàu”.
6/ Cách chọn bào ngư tươi ngon giàu dinh dưỡng
Khi mua bào ngư, bạn hãy dùng tay ấn nhẹ vào cạnh bào ngư nếu thấy phản ứng đàn hồi lại là bào ngư tươi còn nếu nó lõm xuống là bào ngư đã chết lâu ngày, ăn sẽ rất có hại cho sức khoẻ.
Ngoài ra bạn cũng có thể nhận biết bào ngư ngon bằng cách quan sát con nào có thân tròn đều, thịt mập, ở rìa có những hạt cơ nho nhỏ, mịn nằm sát nhau, càng dày càng tốt. Đặc biệt khi cầm lên ở chính giữa thường thấy có một đường màu đỏ, không vết nứt và có mùi thơm nồng đặc biệt là được.
Hiện nay có những con sò giả bào ngư rất khó phân biệt nên các bạn hãy nhớ quan sát thật kĩ khi lựa chọn bào ngư nhé. Cầm lên mà ngửi thấy mùi hôi tanh thì đó là sò giả bào ngư đó, hơn nữa giá bào ngư khá đắt đỏ nên chỗ nào bán bào ngư với giá quá rẻ thì bạn nên cân nhắc lại.
Bào ngư tốt nhất là nên mua về và chế biến ngay nên bạn hãy tham khảo cách sơ chế làm sạch bào ngư sau đây để có thể tạo ra những món ăn tuyệt vời nhất.
7/ Cách sơ chế làm sạch bào ngư đúng chuẩn
Bước 1: Rửa sạch chất dơ và dịch nhớt trên bề mặt của bào ngư, đặc biệt là phần mép viền hai bên.
Lưu ý: Nếu bạn mua bào ngư đông lạnh để chế biến thì trước tiên phải rã đông chúng đã nhé. Các bạn hãy rã đông ở nhiệt độ thường cho đến khi bào ngư mềm ra, mặc dù hơi mất thời gian nhưng cách này lại giúp giữ được chất dinh dưỡng vốn có trong bào ngư.
Bước 2: Một tay giữ bào ngư, tay còn lại sử dụng muỗng hoặc mũi dao nhọn hay vá bản rộng,…nhẹ nhàng nạy phần thịt cồi bào ngư lên.
Bước 3: Sau khi tách được phần thịt cồi với vỏ bào ngư ra, bạn hãy mang phần thịt đó đi rửa sạch để loại bỏ các tạp chất và lớp màng nhầy màu đen bám xung quanh.
Còn phần vỏ, bạn có thể cọ rửa sạch sẽ dùng để trang trí món ăn nếu thích.
Bước 4: Dùng một chiếc dao sắc, cắt bỏ phần rìa thịt cồi và lớp màng nâu đen bao xung quanh bào ngư bởi vì phần này có mùi rất khó chịu nên sẽ làm giảm đi độ ngon của món ăn khi chế biến.
Để loại bỏ lớp màng xung quanh bám trên phần thịt cồi, bạn có thể dùng một miếng bọt biển hoặc xốp nhỏ rồi cọ rửa thật sạch xung quanh.
Bước 5: Tuỳ vào sở thích hoặc món ăn mà bạn sẽ chế biến, có thể tách phần cồi thịt với phần giác mút của con bào ngư (phần môi bám). Bởi vì phần này khá dày và dai đấy.
Bước 6: Rửa sạch sẽ phần thịt cồi bào ngư đã được cắt xẻ ở trên bằng nước muối pha loãng rồi cho vào dĩa để chờ chế biến
Vậy là quy trình sơ chế làm sạch bào ngư đã hoàn thành. Bây giờ bạn có thể sử dụng để chế biến thành những món ăn khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý món ăn chế biến từ bào ngư mà các bạn có thể tham khảo qua nếu chưa quyết định được nên thực hiện món ăn nào.
8/ Một số món ăn chế biến từ bào ngư
+ Bào ngư xốt gừng tỏi
+ Bào ngư xào nấm đông cô
+ Cháo bào ngư
Hoặc chế biến theo kiểu nước ngoài như
+ Bào ngư hấp kiểu Quảng Đông
+ Bào ngư nướng Nhật Bản
+ Cháo bào ngư kiểu Hàn Quốc
+ Sashimi và sushi bào ngư
+ Lẩu bào ngư
9/ Lời kết
Hi vọng với cách sơ chế làm sạch bào ngư trên đây và một số thông tin hữu ích về loại hải sản này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết để tạo ra những món ăn ngon từ thực phẩm đắt đỏ này.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp