Trong thời đại công nghệ hiện đại như ngày nay, các phần mềm luôn không ngừng được cải tiến để mang đến hiệu quả cao hơn và trải nghiệm mượt mà hơn. Vậy bạn đã hiểu rõ phát triển phần mềm là công việc như thế nào chưa? Nếu chưa thì TH Huỳnh Ngọc Huệ sẽ giải đáp giúp bạn!
Phát triển phần mềm là gì?
Bạn đang xem bài: Phát Triển Phần Mềm Là Công Việc Như Thế Nào? Cập Nhật 2022
Phát triển phần mềm là việc chuyển nhu cầu của người dùng hoặc mục tiêu tiếp thị thành một sản phẩm phần mềm.
Công việc phát triển phần mềm đôi khi còn bao gồm các quá trình của kỹ nghệ phần mềm cộng với sự nghiên cứu và các mục tiêu tiếp thị phần mềm để phát triển những sản phẩm phần mềm máy tính.
Phát triển phần mềm là công việc như thế nào?
Sau khi đã nắm khái niệm phát triển phần mềm là gì, chúng ta cùng tìm hiểu thêm phát triển phần mềm là công việc như thế nào và yêu cầu những gì nhé.
Mô tả công việc ngành phát triển phần mềm
Để biết phát triển phần mềm là công việc như thế nào, hãy cùng tìm hiểu các công đoạn làm việc của một nhà phát triển phần mềm:
- Xác định vấn đề: Phải hiểu rõ vấn đề trước khi đưa ra giải pháp
- Xây dựng/ thu thập yêu cầu: Khi đã rõ vấn đề, hãy xác định nhu cầu của khách hàng: họ muốn giải quyết vấn đề đến mức độ nào? Chi tiết ra sao?
- Lên kế hoách thực hiện: Bởi có rất nhiều việc cần làm, bạn phải lên kế hoạch cẩn thận nếu như không muốn tất cả “chỉ là ý tưởng”.
- Thiết kế kiến trúc tổng quan: Khi đã xác định vấn đề rồi, bạn cần phải chọn lựa công cụ cần thiết để thực hiện, các bước chính yêu cần xử lý và tổng quan công việc cần phải làm.
- Thiết kế chi tiết: Khi hình dung sơ bộ được bộ khung công việc, đã đến lúc xử lý chi tiết từng vấn đề một, bởi vì cùng một mong muốn, nhưng sẽ có nhiều cách khác nhau để thực hiện.
- Viết code và debug: Viết code ngay khi biết cụ thể những việc cần làm. Đây là phần cụ thể nhất mà ta thường làm, do đó hay bị hiểu nhầm rằng phát triển phần mềm là chỉ có … viết code.
- Kiểm thử phần mềm (Unit test, integration test – test tích hợp,…): Không có phần mềm nào mà không có lỗi. Hãy kiểm tra để phần mềm có thể hoạt động đúng yêu cầu.
- Hợp nhất hệ thống: Nếu phần mềm rất lớn và cần chia ra các modules nhỏ để nhiều người có thể làm song song nhau, thì phải hợp nhất lại thành một thể thống nhất.
- Bảo trì hệ thống: phần mềm cần được bảo trì và chăm sóc thường xuyên để hoạt động bền bỉ và hiệu quả.
Thu nhập của kỹ sư phát triển phần mềm
Nhu cầu của việc phát triển phần mềm ngày càng tăng trong thời đại 4.0. Vì thế, các kỹ sư phần mềm luôn được săn đón với mức lương và những đãi ngộ hấp dẫn.
Tại Việt Nam, lương khởi điểm của một kỹ sư phần mềm là 7-10 triệu đồng. Đối với những người có kinh nghiệm là khoảng 20 triệu đồng. Thu nhập còn có thể lên tới 30 triệu và hơn nữa nếu kỹ sư phần mềm có ngoại ngữ và năng lực tốt.
Yêu cầu trình độ, kỹ năng của kỹ sư phát triển phần mềm
Ngành phát triển phần mềm đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn và các chứng chỉ khác sẽ khiến bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Sau đây là các yêu cầu trình độ, kỹ năng của kỹ sư phát triển phần mềm:
- Bằng cử nhân trở lên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính hoặc liên quan.
- Đã có kinh nghiệm làm việc với các vị trí: kỹ sư phần mềm, kỹ sư phát triển phần mềm, lập trình viên hoặc tương tự.
- Kinh nghiệm thiết kế các ứng dụng tương tác, phần mềm hữu ích trong nhiều lĩnh vực (phần mềm ERP, giáo dục, giải trí…).
- Khả năng phát triển phần mềm bằng ngôn ngữ lập trình Java, Ruby on Rails, C ++ hoặc các ngôn ngữ lập trình khác.
- Kiến thức chuyên sâu về cơ sở dữ liệu, công nghệ SQL…
- Kinh nghiệm phát triển các ứng dụng web bằng cách sử dụng ít nhất một framework phổ biến.
- Tư duy logic, sáng tạo
- Cẩn thận, tỉ mỉ, siêng năng.
Phát triển phần mềm học ngành gì?
Sau khi tìm hiểu phát triển phần mềm là công việc như thế nào, bạn sẽ định hướng được ngành học để theo đuổi công việc nay. Theo đó, để trở thành kỹ sư phát triển phần mềm, bạn cần học ngành kỹ thuật phần mềm hoặc khoa học máy tính.
- Kỹ thuật phần mềm: là ngành nghiên cứu về các quy trình, cách thức hoạt động của các chương trình máy tính nhằm tạo ra các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của người dùng
- Khoa học máy tính: là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới. Thông qua ngành này, các bạn có thể xây dựng các phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy học…
Học phát triển phần mềm ở đâu?
Để trở thành kỹ sư phát triển phần mềm, bạn cần phải có nền tảng kiến thức vững chác cũng như kĩ năng thực hành thành thạo.
Vì thế môi trường đào tạo là rất quan trọng nên đại học luôn là lựa chọn hàng đầu để học phát triển phần mềm. Một số trường đại học có chất lượng giảng dạy ngành kỹ thuật phần mềm tốt:
- Đại học Công nghệ- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học FPT
Xem thêm:
Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ phát triển phần mềm là công việc như thế nào cũng như các thông tin liên quan. Đừng quên Like, Share và ghé thăm TH Huỳnh Ngọc Huệ thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp