Tràng Giang là một trong những bài thơ hay nhất của Huy Cận, được trích trong tập thơ “Lửa thiêng”. Hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu cách mở bài Tràng Giang hay và ấn tượng nhất.
- Duyên tiền định là gì? Dấu hiệu nhân duyên trời định từ kiếp trước
- Nâng mũi được bao nhiêu năm – Chuyên gia Kangnam tư vấn, giải đáp
- NH3 + HCl → NH4Cl
- Những mẹo giúp người chơi sống sót trong Five Nights at Freddy’s
- Hóa trị là gì? Quy tắc, cách tính hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tử hóa học và Bảng hóa trị – Hóa 8 bài 10
Cách mở bài Tràng Giang sáng tạo
Thơ mới xuất hiện như một dàn đồng ca đa sầu, đa cảm nhưng ảo não nhất là hồn thơ Huy Cận. Bình về thơ của người, Xuân Diệu nhận xét “ Trong thơ Việt Nam nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo thiên thai, không phải điệu ái tình, không phải lời ly tao kể chuyện một cái tôi, mà ấy là một bản ngậm ngùi dài, có tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có niềm than vãn của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao…”. Chẳng cần tới tập thơ lửa thiêng, chỉ riêng bài thơ Tràng Giang cũng làm nên hồn thơ ảo não, của cảnh vật và tâm hồn người thi nhân.
Bạn đang xem bài: Mở bài Tràng Giang hay và ấn tượng nhất
Mở bài bài tràng giang đơn giản
Tràng giang là một kiệt tác của nhà thơ Huy Cận nói riêng và của phong trào thơ mới nói chung. Đây là một bài thơ với xúc cảm của vũ trụ không những chan chứa một nỗi buồn mênh mông xa vắng mà còn thấm đượm tình yêu quê hương đất nước sâu lắng.
Nhận xét về bài thơ này, nhà thơ Xuân Diệu viết “ Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc”. Được in trong tập lửa thiêng, trang giang là bài thơ đặc sắc nhất và cũng là tiêu biểu nhất trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Huy Cận.
Mở bài bài thơ tràng giang
Bài thơ tràng giang được viết vào mùa thu năm 1939, lúc đó nhà thơ đang là sinh viên trường cao đẳng Canh nông. Tâm trạng của thi nhân lúc này đang mang cảm giác lạc loài của người tri thức mất nước nên tha hương ngay trên đất mẹ. Theo ý của Aragông “ nhà thơ đang sống giữa quê hương mà cảm giác là người khách lạ. Tâm thế ấy sẽ chi phối cảm hứng chủ đạo của bài thơ, thành khuynh hướng thẩm mỹ của bài thơ: cái tôi buồn cô đơn trước vũ trụ”.
Bài thơ viết về đề tài thiên nhiên nhưng chỉ mượn thiên nhiên để giải bày tâm sự. Bài thơ mang phong cách cổ điển nhưng vẫn hiện đại vì cái tôi tràn đầy cảm xúc, khác với cái tôi siêu cả thế trong thơ trung đại. Nội dung bài thơ thể hiện cái tôi buồn trước kiếp người cô đơn, lạc loài, thương cho non sông đẹp mà buồn lặng lẽ, hắt hiu.
Tham khảo thêm: Cách mở bài thương vợ ấn tượng
Cách viết mở bài khổ thơ đầu tràng giang hay
Lời đề tự “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” là cảm hứng chủ đạo của Huy Cận trong bài thơ tràng giang đã khắc chạm vào thời gian và hồn người hơn nữa thế kỷ qua. Tràng giang là bài thơ kiệt tác trong tập thơ lửa thiêng xuất bản năm 1940.
Theo tác giả cho biết, vào một buổi chiều thu năm 1938, khi ông là sinh viên trường đại học Canh nông, Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm, ngắm sông Hồng mênh mông lòng dạt dào xúc động mà viết bài thơ này. Đó là những cảm nhận về tràng giang và một nỗi buồn man mác dâng lên lúc hoàng hôn khi nhà thơ lặng ngắm cảnh: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Mở bài thơ tràng giang hay nhất
Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930 – 1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước cách mạng tháng Tám, thơ ông mang nỗi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như Lửa thiêng, vũ trụ ca, kinh cầu tự.
Nhưng sau cách mạng tháng Tám,hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động. Vẻ đẹp thiên nhiên, nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ tràng giang. Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám.
Bài thơ được trích từ tập lửa thiêng, được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh trời mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cảm cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. ,Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.
Mở bài thơ tràng giang sáng tạo
Đời người không khỏi có những lúc bước chân lang thang đưa ta đến những sông hồ, bờ bãi, biển cồn, núi cao, đèo dốc… những không gian trời nước mênh mông. Nghĩa là ta sẽ phải đối diện với cái vô cùng, vô tận của không gian, cái vô thủy, vô chung của thời gian. Khi ấy, ngay cả những người vô tâm nhất cũng không tránh khỏi cảm giác cô đơn.
Bởi người ta thấy rõ hơn bao giờ hết rằng con người thật là nhỏ nhoi, kiếp người chỉ là thoáng chốc. Ta bỗng thấy mình như đang bơ vơ lưu lạc giữa cái mênh mông của đất trời, trôi nổi trong cái xa vắng rợn ngợp của dòng thời gian. Ta bỗng thấy chới với giữa thế gian này. Ấy là lúc có thể đọc thơ Huy Cận, cái thế giới đang mở ra trước mắt ta kia chính là thế giới thơ Huy Cận, thế giới của lửa thiêng, thế giới của tràng giang. Thi sĩ đã cất lên giùm ta cái cảm xúc, cái nỗi niềm nhân thế đó.
Xem thêm: Mở bài Sóng nâng cao
Cách mở bài tác phẩm tràng giang siêu ngắn
Thời điểm cuối của dòng văn học lãng mạn từ 1930 – 1945, giữa lúc các nhà thơ lãng mạn đang sa vào bế tắc, suy đồi thì bỗng xuất hiện Huy Cận như một vì sao lạ. Với tập thơ lửa thiêng, Huy Cận đã hiện diện với một hồn thơ đa sầu, đa cảm của một tâm hồn thi nhân chứa đầy bí mật. Bài thơ Tràng giang với xúc cảm vũ trụ, thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước là một kiệt tác trong tập thơ Lửa thiêng của nhà thơ Huy Cận.
Mở bài khổ thơ cuối bài tràng giang
Nhà thơ Huy Cận có rất nhiều bài thơ hay miêu tả về cảnh thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, nỗi nhớ nhà trong đó nổi bật nhất là bài thơ Tràng giang, nó là bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Trong bài thơ tràng giang, em thích nhất là khổ thơ cuối của bài thơ. Khổ thơ này đã thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn, bơ vơ của tác giả khi nhớ nhà:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Kểt luận: Đây là những đoạn văn mẫu mở bài tràng giang đơn giản, ân tượng nhất mà các bạn có thể tham khảo thêm.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp