Chiều tối là một trong những bài thơ hay của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu cách viết đoạn mở bài chiều tối hay và ấn tượng nhất.
Cách mở bài chiều tối đơn giản
“ Vẫn thơ của Bác, vần thơ thép
Bạn đang xem bài: Cách viết đoạn mở bài chiều tối hay nhất
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” ( Hoàng Trung Thông)
Chất thép, chất tình tưởng như hai phạm trù đối lập nhau nhưng lại hài hòa trong thơ văn Hồ Chí Minh làm nên giá trị ở những sáng tác của người. Trong di sản văn học phong phú đó, “ Chiều tối “ được trích trong tập thơ “Ngục trung nhật ký” có thể xem là tập thơ thể hiện rõ phong cách thi ca độc đáo mà đa dạng của Hồ Chí Minh. Sự hòa quyện chất thép và chất tình, chất cổ điển và màu sắc hiện đại.
Mở bài đoạn thơ chiều tối hay
“ Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”
Những câu thơ mở đầu trong tập thơ Nhật ký trong tù là tiếng nói tự động viên, khích lệ, quyết tâm sắt đá của một người chiến sĩ cách mạng trong cảnh lao tù. Tinh thần thép ấy đã làm nên một Hồ Chí Minh với phong thái đỉnh đạc, tự do.
Nhưng đâu chỉ vậy, thơ Người còn là tiếng nói tha thiết của trái tim thi nhân, trái tim con người giàu lòng yêu thương tạo vật, cuộc sống. Qua bài thơ “ Chiều tối “ người đọc có thể nhận ra bức tranh thiên nhiên, cuộc sống và bức chân dung tinh thần tự họa của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Tham khảo thêm: Cách viết mở bài Tây Tiến ấn tượng
Mở bài bài thơ chiều tối
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, vừa là nhà chính trị, nhà chiến sĩ cách mạng, nhà thơ lớn. Vào tháng tám năm 1942, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới, sau nửa tháng đi bộ tới Túc Vinh, Quảng Tây, người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Suốt 13 tháng ở tù, người đã sáng tác “ Ngục trung nhật ký” và “ Chiều tối (Mộ ) “ là bài thơ thứ 31 trong tập thơ. Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Thiểm Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
Cách mở bài đoạn thơ Mộ ( Chiều tối ) của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh bị bắt ngày 19/8/1942 tại phố Túc Vinh thuộc Trấn Thiên Bảo, tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc. Sau đó, chính quyền Tưởng Giới Thạch giải Người ngược lại biên giới để giam giữ tại nhà ngục huyện Tĩnh Tây.
Trên đoạn đường trên dưới 100km từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, Người phải đi bộ trong hai ngày. Tuy vậy, Hồ Chí Minh vẫn tức cảnh sinh tình, sáng tác ba bài thơ: Đi đường ( Tẩu lộ), Chiều tối (Mộ), Đêm ngủ ở Long Tuyền( Dạ túc Long Tuyền). Trong các bài thơ sáng tác trên đường này, bài Chiều tối được xem là áng thơ tuyệt bút.
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
Mở bài thơ Mộ – Chiều tối đơn giản nhất
Mộ – Chiều tối là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 31 trong tập Nhật ký trong tù. Hồ Chí Minh viết bài thơ này đang trên đường bị giải tới nhà lao Thiên Bảo. Sau một ngày dài bị giải đi, trời tối dần. Tuy đang trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Người vẫn tức cảnh làm thơ và sáng tác nên 4 câu thơ hay. Bài thơ cũng cho chúng ta thấy được sự lạc quan, yêu đời và phong cách nghệ sĩ của Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Cách mở bài người lái đò sông Đà đơn giản
Cách làm đoạn mở bài đoạn thơ Chiều tối ấn tượng
Chiều tối là một trong những bài thơ nằm trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, bài này còn có tên khác là Mộ, có số thứ tự số 31 trong tập thơ. Cảm hứng để sáng tác bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Thiểm Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình cách mạng của Hồ Chí Minh. Bài thơ viết về đề tài thiên nhiên và cuộc sống bình dị của con người, qua đó gửi gắm tình yêu thương bao la đối với những sự sống chân chính trên đời. Bài thơ Chiều tối thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Kết luận: Đây là những cách viết đoạn mở bài Chiều tối hay nhất mà các bạn có thể tham khảo thêm.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp