Xem ngay hướng dẫn soạn bài Chính tả lớp 4 nghe viết: Trung thu độc lập SGK Tiếng Việt 4 tập 1 tuần 8, qua đó thực hành nhớ viết bài Trung thu độc lập và phân biệt r/d/gi, iên/yên/iêng.
Bài hướng dẫn soạn Chính tả lớp 4 nghe viết: Trung thu độc lập trang 77 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 giúp các em hiểu và phân biệt được cách sử dụng các phụ âm dễ nhầm lẫn r, d, hay gi đồng thời biết cách dùng các vần iên hay iêng,… giúp cho việc học môn chính tả được tốt hơn. Cùng tham khảo em nhé!
Bạn đang xem bài: Chính tả lớp 4 nghe viết: Trung thu độc lập trang 77
I. Mục tiêu tiết học
- Nghe viết chính tả bài Trung thu độc lập
- Phân biệt r/d/gi, iên/yên/iêng
- Áp dụng hoàn thành các bài tập SGK
II. Kiến thức cần nắm
1. Nghe – viết: Trung thu độc lập
Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
2. Phân biệt r/d/gi, iên/yên/iêng
2.1. Phân biệt r/d/gi
– Một số từ chứa phụ âm đầu r: rõ ràng, rưng rưng, rơm rạ, ráo riết, rễ cây, rêu phong, rong rêu, lời ru, gà rù,…
– Một số từ chứa phụ âm đầu d: dễ dàng, dịu dàng, hình dung, dung nhan, cánh diều, kinh dị, hoang dã, dáng vẻ, hình dạng, dữ dội,…
– Một số từ chứa phụ âm đầu gi: tranh giành, cây giá, giá cả, giã từ, giấu diếm, giơ tay, giang sơn, …
2.2. Phân biệt iên/yên/iêng
– Một số từ chứa vần iên: cá chiên, miên man, cô tiên, liên kết, cái khiên, dâng hiến, tiên tiến, con kiến, chiến đấu, …
– Một số từ chứa vần yên: con yến, bình yên, yên bình, …
– Một số từ chứa vần iêng: cá kiểng, tiếng nói, miếng ăn, chiềng chạ, cái kiềng,…
III. Hướng dẫn làm bài tập SGK
Câu 1 (trang 77 sgk Tiếng Việt 4) : Viết chính tả từ ” Ngày mai, các em có quyền….nông trường to lớn vui tươi”
Đáp Án:
Bạn đọc em viết và ngược lại. Sau đó kiểm tra lỗi chính tả
Câu 2 (trang 77 sgk Tiếng Việt 4) :
Em chọn những tiếng nào để điền vào chỗ trống?
a) Những tiếng bắt đầu bằng “r, d hay gi” trong bài Đánh dấu mạn thuyền
b) Những tiếng có vần “iên, yên hay iêng”
Đáp án:
a) “…kiểm giắt…Kiếm rơi…đánh dấu…Kiếm rơi…làm gì…đánh dấu…Kiếm rơi…đánh dấu”
b) “…yên tĩnh…Bỗng nhiên…ngạc nhiên…biểu diễn…buộc miệng…tiếng đàn”
Câu 3 (trang 78 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm các từ ngữ mở đầu bằng “r, d, hay gi” có nghĩa đã cho (SGK TV4, tập 1 trang 78)
Đáp án:
a) Đó là những từ:
– Có giá thấp hơn mức bình thường : rẻ
– Người nổi tiếng : danh nhân
– Để dùng nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm: giường
b) Có tiếng chứa vần “iên hay iêng”
– Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác. Đó là từ điện thoại.
– Làm cho một vật nát từ vụn bằng cách ném mạnh và xát nhiều lần : Đó là từ nghiền.
– Năng và chuyển vật nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp: Đó là khiêng.
*********
Trên đây là hướng dẫn bài Chính tả lớp 4 nghe viết: Trung thu độc lập SGK Tiếng Việt 4 tập 1 mà Đọc tài liệu tổng hợp, hy vọng có thể giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn để có những tiết học bổ ích và vui vẻ. Chúc em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn