Đề bài: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân
- Trong bài Ai đặt tên cho dòng sông, sông Hương khi chảy vào thành phố có nét đặc trưng gì?
- Đại từ phản thân: Định nghĩa, cách dùng và bài tập
- Bài tập trắc nghiệm Mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh
- Phân tích Hành trình đi tìm vẻ đẹp của sông Hương ở vùng đồng bằng và nơi con sông chảy vào thành phố trong đoạn Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Hệ thống kiến thức văn xuôi lớp 12
Bạn đang xem bài: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân
Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân
I. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân, mẫu 1 (Chuẩn)
– Làng: đơn vị dân cư nhỏ nhất ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du Việt Nam, thường có đời sống riêng về nhiều mặt.
=> Nhan đề hé mở chủ đề, tư tưởng tác phẩm:
+ “Làng” trước hết được hiểu là làng Chợ Dầu – quê hương của ông Hai. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.
+ Tác giả dùng “làng” nói chung, không phải một làng cụ thể nhằm khai thác tình cảm phổ biến ở người nông dân thời kì kháng chiến: tình yêu làng hòa quyện, thống nhất với lòng yêu nước.
II. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân, mẫu 2 (Chuẩn)
Nhan đề “Làng” là một nhan đề ý nghĩa, thể hiện sâu sắc tư tưởng, chủ đề tác phẩm. “Làng” là đơn vị dân cư nhỏ nhất ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du Việt Nam, thường có đời sống riêng về nhiều mặt. Trước hết, “làng” ở đây được hiểu là làng Chợ Dầu – nơi mà ông Hai từng gắn bó, yêu tha thiết song phải rời xa để đi tản cư. Như vậy, truyện ngắn “Làng” của Kim Lân ca ngợi sâu sắc tình yêu làng của ông Hai, được thể hiện qua diễn biến tâm trạng nhân vật gắn với tình huống nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và khi nghe tin cải chính về làng. Không chỉ vậy, tác giả đặt tên truyện là “làng” thay vì “làng Chợ Dầu” – một ngôi làng cụ thể nhằm phản ánh một tình cảm phổ biến ở người nông dân trong thời kì kháng chiến: tình yêu làng hòa quyện, thống nhất với lòng yêu nước. Tóm lại, nhan đề tuy ngắn gọn nhưng đã hé mở những nội dung sẽ được triển khai trong tác phẩm, để lại ấn tượng sâu sắc cho độc giả.
—————–Tổng kết——————
Các em hãy đọc thêm bài viết: Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nói với con, Ý nghĩa nhan đề bài thơ Viếng lăng Bác, Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà, Ý nghĩa nhan đề Ánh trăng để ôn tập toàn diện các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9, chuẩn bị tốt cho kì thi vào 10 sắp tới.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Giáo dục