Vẻ đẹp của con sông Hương từ ngoại ô Kim Long đến cồn Hến mà em cảm nhận được qua bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Hệ thống các thuật ngữ toán học bằng tiếng Anh
- Viết đoạn văn miêu tả em bé bằng tiếng Anh (5 mẫu)
- Cảm nhận về tình yêu làng của ông Hai trong truyện Làng
- Phân tích Hành trình đi tìm lời giải về huyền thoại của dòng sông, ý nghĩa nhan đề của bài kí trong đoạn Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Đoạn văn tiếng Anh về lợi ích của thiết bị điện tử trong học tập
Bài văn mẫu Vẻ đẹp của con sông Hương từ ngoại ô Kim Long đến cồn Hến mà em cảm nhận được qua bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông
Bạn đang xem bài: Vẻ đẹp của con sông Hương từ ngoại ô Kim Long đến cồn Hến mà em cảm nhận được qua bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông
Bài làm
Đến vùng ngoại ô Kim Long, giữa những biền bãi xanh biếc, sông Hưowng “vui tươi hẳn lên” khi nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố “in ngần trên bầu trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”, cồn Giã Viên và Cồn Hến đầu và cuối thành phố như hai cù lao xanh đã làm cho dòng Hương uốn cong “mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Tác giả liên tưởng đến sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, để nói lên vẻ đẹp độc đáo của sông Hương là nó “nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình”; nó đã giữ cho Huế “trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai sông”. Những nhánh sông đào mang nước Hương Giang tỏa đi khắp đô thị, những cây đa, cây cừa cổ thụ, những ánh lửa chài “lập lòe” nơi xóm thuyền xúm xít trong đêm sương, đã làm cho cố đô Huế tựa như “một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”.
Lần thứ hai, Hoàng Phủ Ngọc Tường liên tưởng, so sánh về lưu tốc của sông Nê-va nơi thành phố Lê-nin-grát nước Nga với sông Hương. Hình ảnh con chim hải âu có một chân đậu trên chiếc thuyền băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua như một khám phá nhiều ngộ nghĩnh; tác giả mơ ước được “hóa làm một con chim nhỏ co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển”. Con sông Hương khi gặp kinh thành xưa, hai hòn đảo Giã Viên và Cồn Hến đã làm cho nó “trôi đi chậm, thực châm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”.
Nhìn những dòng sông, những dòng nước chảy, tác giả nhắc lại tiếng khóc của nhà triết học Hi Lạp hơn hai ngàn năm về trước đế nêu lên suy ngẫm về dòng chảy cuộc đời, về sự biến chuyển không ngừng của vạn vật. Rồi ông lại nghĩ về “điệu chảy lặng lờ” của sông Hương, quý trọng coi đó là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Hình ảnh “hàng trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về”, và sự “ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng” đã nói lên thật thơ vẻ đẹp mộng mơ của sông Hương – bài thơ trữ tình của cố đô Huế.
Sự ngập ngừng vấn vương ấy là vẻ đẹp của Hương Giang mà nhiều nhà thơ đã cảm nhận, trong dó, Thu Bồn đã có lần rung cảm:
Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
Hoang Phủ Ngọc Tường đã gieo chữ lên những vườn hoa, những cánh đồng màu mỡ; mà trong đó mỗi so sánh, nhân hóa và liên tưởng về dòng chảy sông Hương đoạn đi qua Huế tựa như hoa trái ngọt thơm đã thể hiện một bút lực và tầm cao trí tuệ của nhà văn sở trường về bút kí, tùy bút. Ông đã dành cho sông Hương cả một tấm lòng yêu mến và quý trọng đặc biệt.
————— Hết —————
Thông quan bài phân tích Vẻ đẹp của con sông Hương từ ngoại ô Kim Long đến cồn Hến, chắc hẳn các em đã có thể cảm nhận được nét đặc sắc trong bút lực của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như hình dung được hình ảnh những cảnh sắc thiên nhiên dịu dàng, đằm thắm của Huế.
Ngoài ra, để có thể ôn tập, rèn luyện cách phân tích các đoạn văn, đoạn thơ hay, đạt điểm cao, các em có thể tham khảo thêm danh sách các bài văn mẫu lớp 12 tuyển chọn như Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Vẻ đẹp của sông Hương qua Ai đã đặt tên cho dòng sông, Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Cảm nghĩ khi đọc bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông,…
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Giáo dục