Trẻ nhỏ sau khi sinh sẽ được tiêm phòng vacxin ngừa bệnh lao. Đây là căn bệnh lây lan và khá nguy hiểm, tuy nhiên nếu được tiêm phòng thì không có gì đáng lo ngại. Sau khi tiêm phòng, những nốt tiêm có dấu hiệu mưng mủ khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ? Hiện tượng mưng mủ có gây nguy hiểm không? Hôm nay, Viknews Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn nhé!!!
Video tiêm mũi lao bao lâu thì mưng mủ
Bạn đang xem bài: Vết tiêm lao mưng mủ bao lâu và tiêm mũi lao sau bao lâu thì mưng mủ
Tiêm phòng vắcxin lao bao lâu thì mưng mủ?
Vắc xin lao sau khi được tiêm phòng có thể gây ra cho trẻ một số tác dụng phụ. Trẻ có biểu hiện bị sốt nhẹ, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc,… Một số trường hợp lớp phản ứng nghiêm trọng hơn khiến trẻ bị sốt cao, bỏ bú trong 1 đến 2 ngày, vết tiêm sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần, nhiều trẻ còn có biểu hiện mệt lả, da tím tái, co giật,….
Đây là những tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm phòng vắcxin lao. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của những biểu hiện này mà mẹ có cách xử lý cho phù hợp. Đặc biệt với những biểu hiện nặng cần phải đưa con đến các cơ sở y tế để cấp cứu ngay lập tức.
Để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, mẹ cần ở lại 30 phút để theo dõi phản ứng của con sau khi tiêm. Bên cạnh đó khi về nhà, hãy theo dõi con trong vòng 48 giờ sau đó. Sau khoảng hai tuần, vết tiêm trên cánh tay của con sẽ bị mưng mủ 2 đến 6 tháng sau vết mủ này sẽ hình thành vệt sẹo lõm vào trong cánh tay của trẻ.
Đây là một hiện tượng hết sức bình thường nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Mẹ tuyệt đối không được cậy vết mủ trên tay của con, hãy để vết thương lành một cách tự nhiên.
Vết tiêm lao mưng mủ bao lâu
Sau tiêm ngừa lao, tại chỗ tiêm sau đó sẽ xuất hiện mủ một thời gian rồi tự vỡ, khô lại và sau đó có thể tiếp tục mưng mủ lần nữa. Nếu chỗ tiêm chỉ mưng mủ mà không có dấu hiệu sưng tấy nhiều và lan rộng ra thêm thì không cần điều trị, vì đó chỉ là diễn tiến tự nhiên của vết tiêm ngừa lao thôi.
Để kết luận bé có sốt không, chị nên đo nhiệt độ cho bé. Nếu trên 37.50C là bé có sốt. Chị cần đưa bé đi khám để bác sĩ tìm nguyên nhân nhé.
Cách vệ sinh vết mủ tiêm phòng lao
Vết tiêm lao mưng mủ bị vỡ là diễn tiến bình thường sau tiêm chủng ngừa lao. Phụ huynh không cần lo lắng, chỉ cần tắm rửa vệ sinh cơ thể bé hàng ngày, có thể thì dùng gạc lau khô sạch sẽ chỗ vỡ mủ vàng.
Có nên nặn mủ vết tiêm lao : Đây là các biểu hiện lành tính sau khi tiêm phòng lao. Bố mẹ không nên lo lắng và không can thiệp vào vết tiêm đang mưng mủ của trẻ. Đặc biệt không xoa, chườm, bôi, nặn vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm
Các Tác Dụng Phụ Phổ Biến
Trên cánh tay nơi được tiêm:
- Đau
- Mẩn đỏ
- Sưng tấy
Trên các phần còn lại của cơ thể:
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Đau cơ
- Ớn lạnh
- Sốt
- Buồn nôn
Có thể tiêm phòng vacxin lao tại đâu?
Có hai hình thức tiêm phòng vacxin lao đang được áp dụng hiện nay đó là theo hình thức tiêm chủng mở rộng và tiêm theo dịch vụ.
Nếu chọn hình thức tiêm chủng mở rộng, đây là chương trình của bộ Y tế, bạn sẽ không mất bất kì một khoản phí nào cả cho việc tiêm chủng và lịch tiêm phòng là 5-20 hàng tháng tại trạm y tế xã nơi mình sinh sống.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ tiêm ngoài, dịch vụ này mất phí thuốc và khám tổng thể dao động từ 75000-200000 vnd. Dịch vụ tiêm ngoài được cấp phép tại các phòng khám uy tín và trung tâm y tế dự phòng,…
Tuyệt đối không thực hiện tiêm chủng tại nhà vì việc này khá nguy hiểm, không thể đảm bảo được chất lượng thuốc như thế nào, có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ của bé.
Lưu ý khi tiêm mũi vắc xin phòng bệnh lao
Giống như các loại vắc xin khác, BCG có thể gây ra một số tác dụng phụ. Phần lớn trẻ em đều có phản ứng tại chỗ tiêm như đau, sưng, nóng. Một số trẻ có thể có sốt nhẹ, quấy khóc, bú kém và sẽ hết sau một vài ngày, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, loét nhẹ và để lại sẹo (trong vòng 6 tuần sau tiêm) thì đó là những phản ứng bình thường, cho thấy trẻ đã đáp ứng miễn dịch.
Trong trường hợp các phản ứng sau tiêm trầm trọng như sốt cao, bỏ bú… kéo dài 1-2 ngày; vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần thì cần đưa trẻ đi khám. Đối với những trường hợp trẻ sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt lả, da tím tái, co giật, liệt, hôn mê…phải cấp cứu ngay.
Để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, phụ huynh cần thông báo cho cán bộ tiêm chủng biết tình trạng sức khỏe của trẻ, tiêm xong cần cho trẻ ở lại cơ sở tiêm 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Khi về nhà, trong vòng 48 giờ sau tiêm vẫn cần theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời xử lý những tình huống xấu nếu không may xảy ra./.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp