Cũng mang ý nghĩa tương tự như các từ chọc, ghẹo, tuy nhiên, từ trêu/chêu lại khiến nhiều người nhầm lẫn khi sử dụng. Để giải đáp trêu hay chêu đúng chính tả, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
- Minecraft Pocket Edition MOD APK Full cho Android
- LMHT: Fan đau lòng khi thấy hình ảnh Teddy và Faker không còn chung chiến tuyếtn
- Công suất là gì? Công thức tính Công suất và bài tập vận dụng – Vật lý 8 bài 15
- Đầu số 084 là mạng gì? Ý nghĩa của đầu số 084? Có phải số may mắn?
- Satan Là Ai? 4 Giả Thuyết đáng Sợ Về Satan Và Lucifer
1. Trêu Hay Chêu Là Từ Đúng Chính Tả?
Đối với cặp từ đơn chêu và trêu thì “trêu” là từ đúng và “chêu” là từ sai.
Bạn đang xem bài: Trêu hay chêu, trớ chêu hay chớ chêu là đúng chính tả, quy tắc tiếng Việt?
Để lập luận cho điều này, chúng ta cùng đi phân tích nghĩa của từ các từ đơn “trêu” và “chêu”. Cụ thể:
* Trêu Là Gì?
G.S Hoàng Phê trong cuốn từ điển Việt Nam định nghĩa “trêu” là động từ chỉ hành động dùng lời nói, cử chỉ để đùa vui, khiến ai đó vui vẻ hoặc bực tức, xấu hổ. Trong tiếng Anh, trêu được dịch thông qua nghĩa của từ tease (trêu chọc).
Từ đồng nghĩa của từ “trêu” là các từ đùa, chọc, ghẹo, trêu chọc, chọc ghẹo,…
Ví dụ:
– Đừng có trêu ghẹo nữa! Tôi bực rồi đấy!
– Cô ấy hay trêu chọc người khác
– Đừng dại mà trêu ngươi cô ấy
– Số phận trớ trêu, cuộc đời trớ trêu
– Bọn trẻ nhà kế bên hay trêu chọc, cãi nhau ỏm tỏi
– Cô ấy mắc hội chứng sợ bị trêu cười
* Chêu Là Gì?
Tra cứu trên dữ liệu từ điển ở trên, ta thấy chêu là từ không có nghĩa.
Sở dĩ từ chêu xuất hiện là do cách phát âm sai từ “ch’ và “tr” của số ít người hoặc do thói quen đọc, viết theo phán đoán cá nhân, chưa hiểu rõ nghĩa của từ.
2. Một Số Ví Dụ Sử Dụng Trêu Hay Chêu Trong Tiếng Việt.
– Thùy lâm vào tình cảnh trớ trêu khi cả lớp có duy nhất cô ấy là nữ.
– Tôm, con không nên trêu chọc bạn
– Thấy trâu ăn cỏ ven đường, nam thanh niên hứng khởi qua trêu ghẹo và nhận cái kết thảm.
– Không nên trêu đùa khi một người đang tức giận.
– Anh ấy đang chả trêu với bạn trên phòng
– Cả nhà hợp sức trêu nhau tạo cảnh tượng khiếp vía
– Cậu bé cả gan đi trêu chó giữa trưa nắng
– Cô luôn quan tâm, chu đáo, khôn ngoan và đôi lúc trêu chọc các em mình
– Anh và tôi đã có một tình yêu đẹp, cùng nhau trải qua những tháng ngày thanh xuân rực rỡ sắc màu. Trớ trêu thay, những vất vả của đời sống thực tại, sự bồng bột, ích kỉ của tuổi trẻ và cái tôi quá cao đã khiến chúng tôi chia tay nhau.
Mong rằng, qua bạn viết này của Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội , bạn đã hiểu được ý nghĩa và biết cách sử dụng từ Trêu hay Chêu đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt và ứng dụng vào các ngữ cảnh phù hợp trong văn nói, văn viết hàng ngày.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp