Văn mẫu lớp 8: Tưởng tượng và kể lại cảnh Lão Hạc về làng, thăm mộ cha gồm dàn ý chi tiết và bài văn mẫu. Giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập và tích lũy vốn từ vựng để truyện Lão Hạc hay hơn.
- TỔNG QUAN & ĐÁNH GIÁ TỘC ÁC QUỶ – BÁN LINH HỒN CHO QUỶ DỮ?
- Hướng dẫn cách chuyển video YouTube thành mp3 trực tuyến và sử dụng phần mềm
- Văn mẫu lớp 8: Tóm tắt văn bản Tôi đi học (19 mẫu) Mẫu tóm tắt Tôi đi học của Thanh Tịnh
- Top 10 Điều nên biết khi du lịch Thiên Cầm
- Cách sử dụng Google dịch hình ảnh trên điện thoại
Kết thúc truyện Lão Hạc là cái chết của Lão Hạc sau khi uống mồi chó, nhưng chúng ta tự hỏi điều gì sẽ xảy ra sau khi con lão trở về và phát hiện ra cha mình đã chết? Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Viknews để hiểu sâu hơn nhé:
Bạn đang xem bài: Tưởng tưởng người con trai lão Hạc trở về làng sau cách mạng tháng Tám thăm mộ lão hạc
Video soạn bài chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
Dàn ý Kể lại cảnh con trai Lão Hạc trở về làng
1. Mở bài:
Vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai lão Hạc bỏ làng đi phu tận Nam Kì.
Biền biệt suốt mấy năm, giờ đây anh mới trở về làng.
2. Thân bài:
* Những ngày anh con trai lão Hạc về làng:
Khí thế cách mạng của dân làng đang sôi nổi. Tiếng trống, tiếng mõ vang rền khắp xóm thôn. Dân chúng kéo nhau đi phá kho thóc của Nhật, theo Việt Minh giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp.
Anh ngậm ngùi trước cảnh hoang tàn của căn nhà, mảnh vườn cũ.
Anh sang thăm ông giáo hàng xóm để hỏi thăm về cha mình.
Ông giáo kể lại mọi chuyện rồi dẫn anh ra thắp hương trên mộ cha.
Anh tâm sự với người cha tội nghiệp đã yên nghỉ nơi chín suối rằng trong thời gian đi phu cao su đất đỏ ở Nam Kì, anh đã được giác ngộ cách mạng.
Sau mấy ngày thu xếp việc nhà, anh cảm ơn bà con trong xóm đã giúp đỡ cha mình trong những ngày cuối đời rồi lại ra đi.
3. Kết bài:
Ông giáo tiễn chân anh.
Từ phía sân ga, vẳng lại tiếng còi thôi thúc anh lên đường.
Xem thêm : Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện siêu ngắn
Kể lại cảnh con trai Lão Hạc trở về làng
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghề nông nghèo khổ. Cách đây vài năm vì không có tiền lấy vợ, tôi đã quyết định bỏ đi làm đồn điền cao su mấy năm để kiếm một khoản kha khá về lo cho cuộc sống. Nhưng thật trớ trêu thay, đồn điền cao su hết việc thêm nữa bị bóc lột quá nhiều, không đủ sức làm việc nên tôi quyết định về quê sống gắn bó với đồng ruộng và chăm sóc cha.
Sau khi thu xếp công việc ổn thỏa, tôi trở về quê nhà sau mấy năm xa cách. Quang cảnh làng xóm vẫn thế không có gì thay đổi nhiều, mọi thứ vẫn nguyên vẹn; vẫn là giếng nước gốc đa thân quen. Hít một hơi thật sâu để cảm nhận cái không khí quen thuộc ở nơi mình sinh ra thật sảng khoái. Khi tôi đặt chân vào cửa nhà, điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là thấy nhà cửa không thay đổi nhiều nhưng lại xơ xác, vắng vẻ, đìu hiu. Tôi đi khắp sân vườn tìm kiếm nhưng không thấy bố đâu, không thấy cả Cậu Vàng, nhiều đồ đạc trong nhà bị bám bụi, mạng nhện dăng khắp nhà khiến tôi có chút gì đó lo lắng, bất an. Bỏ đồ đạc gọn vào một chỗ rồi đi dọn dẹp xung quanh cho gọn gàng hơn; tôi dùng số tiền ít ỏi để đi mua đồ về nấu ăn. Cơm nước thịnh soạn vẫn không thấy bố; tôi về đâm ra lo lắng và quyết định đi sang nhà ông giáo – người bạn thân thiết của bố để hỏi thăm.
Ông giáo khi nhìn thấy tôi rất ngạc nhiên pha chút gì đó buồn bã. Tôi gặng hỏi rằng có biết bố mình đi đâu không thì ông giáo ngập ngừng. Tôi linh cảm có chuyện không lành. Ông giáo gọi tôi vào nhà nói chuyện, sau khi tôi ngồi và uống nước, ông giáo từ từ kể lại những chuyện đã xảy ra với cha tôi rằng cha tôi đã sống khổ sở thế nào, ốm đau ra sau, thương tiếc và đau xót khi bán cậu Vàng thế nào; đau xót nhất chính là cảnh bố tôi phải ăn bả chó để tự tử vì đói nghèo và muốn giữ lại căn nhà, mảnh đất cho tôi. Tôi sững sờ, tất cả mọi thứ như sụp đổ trong phút chốc, không dám tin vào sự thật là bố mình đã ra đi mãi mãi. Tôi òa lên khóc nức nở như đứa trẻ con khi ông giáo nói về cái chết đầy thương tâm của bố. Tôi cảm thấy ân hận vì đã bỏ đi làm đồn điền cao su biền biện, không ở bên quan tâm chăm sóc bố, thậm chí là không biết đến cái chết của bố mình; không biết bố đã chịu đau khổ như thế nào trong những ngày cuối đời. Tôi tự dằn vặt, trách móc bản thân. Ông giáo khuyên tôi không nên quá buồn bã mà hãy sống tiếp thật tốt để bố dưới suối vàng được yên lòng. Sau khi ông giáo khuyên ngăn, tôi trở về nhà với tâm trạng vô cùng đau khổ.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp