Tổng hợp

Cân bằng nội môi là gì?

Khái niệm cân bằng nội môi trong sinh học là gì? Những cơ quan nào tham gia trực tiếp vào quá trình cân bằng nội môi trong cơ thể người? Những kiến thức này sẽ được thuvienhoidap.net giải thích chi tiết trong bài viết thuộc chủ đề sinh học này.

Video Cân bằng nội môi

Bạn đang xem bài: Cân bằng nội môi là gì?

Định nghĩa cân bằng nội môi là gì?

a – Khái niệm thế nào là cân bằng nội môi ?

  • Cân bằng nội môi là hoạt động duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể con người hay cân bằng nội môi là duy trì trạng thái ổn định của môi trường .
  • Môi trường trong duy trì được sự ổn định là nhờ cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi. 

Ví dụ về mất cân bằng nội môi: nồng độ glucôzơ trong máu người duy trì ở mức là 0,1% hay thân nhiệt con người luôn được duy trì ở mức nhiệt là 37°C.

Tại sao phải cân bằng nội môi?

Vì sự ổn định các điều kiện lí hóa của môi trường trong cơ thể như máu, bạch huyết và dịch mô đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển được. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể hoạt động bình thường khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong thích hợp và ổn định.

Mất cân bằng nội môi là gì?

Mất cân bằng nội môi thường dẫn đến rối loạn : Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động và không duy trì được sự ổn định sẽ gây nên sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào và các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật gọi là mất cân bằng nội môi.

Bất kì một bộ phận nào tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi hoạt động không bình thường hoặc bị bệnh sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi.

Ví dụ về cân bằng nội môi: nồng độ NaCl trong máu cao sẽ gây ra bệnh cao huyết áp.

Cơ chế cân bằng nội môi là gì?

Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận gồm: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện, cụ thế là:

Cân bằng nội môi là gì

  1. Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ thể duy trì cân bằng nội môi là là bộ phận thủ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường từ bên trong và bên ngoài và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.
  2. Bộ phận điều khiển là hệ thống dây thần kinh trung ương hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn đây là bộ phận điều khiển trong cơ thể duy trì cân bằng nội môi có chức năng nhất.
  3. Những cơ quan có khả năng tiết ra hoóc-môn tham gia cân bằng nội môi là : Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, tim, phổi, mạch máu… Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định. 

Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lí hóa của môi trường trong. Sự biến đổi đó có thể lại trở thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích. Sự tác động ngược trở lại như vậy gọi là liên hệ ngược.

Tham khảo thêm: Cơ quan tương đồng là gì

Vai trò của thận, gan trong cân bằng nội môi

Thận và gan là hai cơ quan chính ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cân bằng nội môi trong cơ thể người. Hãy tham khảo Vai trò của cân bằng nội môi :

Vai trò của thận trong cân bằng nội môi

Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.

Vai trò của gan trong cân bằng nội môi

Gan có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào : Gan có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Một trong các chức năng của gan là điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu.

Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu

Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tết bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nhờ đó nồng độ glucôzơ trong máu luôn ổn định.

Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucôzơ máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen ở gan thành glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.

vai trò và ý nghĩa của cân bằng nội môi Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của bài tiết và cân bằng nội môi

Chức năng của các hoocmôn trong cân bằng nội môi

Trong cơ chế cân bằng nội môi có 5 loại hoocmôn chính gồm Adrênalin, glucagôn, Insulin, Anđôstêrôn và ADH, chúng có những chức năng cụ thể gồm:

  • ADH: nằm ở tuyến yên có tác dụng gây co động mạch thận, giảm lượng máu đến cầu thận và giảm nước tiểu do thận tạo ra
  • Anđôstêrôn: nằm ở tuyến trên thận, có tác dụng làm tăng khả năng tái hấp thụ ion Na+ của ống thận, qua đó điều hòa lượng Na+ trong máu.
  • Insulin: nằm trong tuyến tụy, có tác dụng thúc đẩy quá trình biến đổi glucôzơ thừa trong máu thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ để điều hòa hàm lượng glucôzơ trong máu ổn định.
  • Glucagôn: Nằm ở tuyến tụy, có tác dụng kích thích chuyển hóa glicôgen dự trữ thành glucôzơ trong máu bị hạ thấp để duy trì lượng glucôzơ trong máu ổn định.
  • Adrênalin: Nằm ở tuyến trên thận có tác dụng điều hòa lượng glucôzơ trong máu.

sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của bài tiết và cân bằng nội môi

Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi cân bằng nội môi là gì chi tiết và đầy đủ nhất.

Từ kháo tìm kiếm : cân bằng nội môi là hoạt động?,khái niệm nội môi,thắng có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào,bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng gì,các bộ phận tham gia cân bằng nội môi,vai trò cân bằng nội môi,cân bằng nội môi là gì cho ví dụ,”bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức,năng gì”,cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định môi trường trong

Đánh Giá

9.8

100

Hướng dẫn oke ạ !

User Rating: 5 ( 1 votes)

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button