Dưới đây là tổng hợp các bài tập Trắc nghiệm Lịch sử 11 và 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến chiến tranh thế giới thứ nhất (P2). Học sinh thực hành bằng cách chọn một câu trả lời từ mỗi câu hỏi. Ở cuối bài kiểm tra là phần kết quả, nơi bạn có thể xem tác phẩm của mình. Kéo xuống để bắt đầu với Viknews nhé.
Video Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 23
Bạn đang xem bài: Mục tiêu hàng đầu trong cuộc đấu tranh của nhân dân đông nam á vào cuối thế kỷ 19 Trắc nghiệm
Xem thêm : Phân tích hình tượng người lính tây tiến trong bài thơ tây tiến
Tổng hợp Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 23
Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 bài 23 gồm các câu hỏi trắc nghiệm bám sát nội dung kiến thức trọng tâm trên lớp giúp các em học sinh ôn tập và nâng cao kết quả học tập trong chương trình lớp 11.
Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 23 được Viknews biên soạn theo chương trình Sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 nhằm giúp các em học sinh làm quen với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử, chuẩn bị tốt cho các kì thi chính thức.
Câu 1. Trong giáo dục, cuộc vận động Duy tân (1906 – 1908) đã chú trọng
A. thay đổi nội dung học tập, chú ý đến các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật
B. tiến hành cải cách giáo dục, dạy nhiều nội dung lịch sử, văn học
C. mở trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới
D. sử dụng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán trước đó
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 Trang 142 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 2. Một hoạt động độc đáo trong lĩnh vực đời sống của cuộc vận động Duy tân (1906 – 1908) là
A. tiến hành cuộc vận động cải cách trang phục và lối sống như cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, lên án những hủ tục phong kiến
B. tiến hành cải cách về văn hóa, đưa tư tưởng văn hóa tiến bộ vào đời sống nhân dân
C. xây dựng nền văn hóa truyền thống dân tộc
D. khôi phục những tinh hoa văn hóa bị mai một.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 Trang 142 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 3. Cuộc vận động Duy tân (1906 – 1908) đã dẫn tới sự xuất hiện của phong trào nào dưới đây?
A. Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân
B. Phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
D. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 Trang 142 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 4. Nội dung chủ yếu của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907) là
A. vận động văn hóa lớn, đưa đất nước thoát khỏi hủ tục lạc hậu
B. cải cách kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu
C. cải cách xã hội, đưa đất nước phát triển toàn diện để thoát khỏi ách thống trị của thực dân
D. cải cách văn hóa – xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Giải thích: Đông Kinh nghĩa thục là một cuộc vận động cải cách văn hóa – xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm
Câu 5. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những tác phẩm nổi tiếng của ai được dịch sang tiếng Hán rồi du nhập vào nước ta?
A. Mác và Ăng-ghen.
B. Mông-te-xki-ơ và Phu-ri-ê.
C. Rút-xô và Mông-te-xki-ơ.
D. Xanh Xi-mông và Ô-oen.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Giải thích: Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tư tưởng của trào lưu dân chủ tư sản được du nhập mạnh mẽ vào nước ta. Bên cạnh các tư tưởng cải cách ở Trung Quốc, Duy tân ở Nhật Bản và Cách mạng Tân Hợi còn có tư tưởng của cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Mông-te-ki-ơ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào trong nước.
Câu 6. Theo các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, đất nước muốn phát triển phải đi theo con đường
A. cải cách của Trung Quốc.
B. Duy tân của Nhật Bản.
C. cách mạng vô sản ở Pháp.
D. cách mạng tháng Mười Nga.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Giải thích: Theo các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, đất nước muốn phát triển phải đi theo con đường Duy tân của Nhật Bản, thể hiện ngay trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Đông Kinh nghĩa thục
Câu 7. Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám.
B. Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu.
C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
D. Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Trường Tộ.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Giải thích: Trang 140 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 8. Cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với
A.đánh đuổi phong kiến tay sai.
B. cải biến xã hội.
C. giành độc lập dân tộc.
D. giải phóng giai cấp nông dân.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Giải thích: Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với cải biến xã hội, đây là hai mặt của một quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tiêu biểu cho hai mặt này là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:
– Phan Bội Châu: chủ trương bạo động để đánh đổ Pháp.
– Phan Châu Trinh: chủ trương cải cách để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
Câu 9. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin quốc tế được du nhập vào Việt Nam thông qua
A. các nước ở khu vực Đông Nam Á.
B. các nước Nhật Bản và Trung Quốc.
C. các nước Anh, Pháp.
D. các nước Độ và Trung Quốc.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Giải thích: Trang 140 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 10. Phong trào cải cách chính trị – văn hoá của những nhân vật nào ở Trung Quốc đã có tác động mạnh mẽ đến nước ta những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
A. Tôn Trung Sơn và Lương Khải Siêu.
B. Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
C. Đặng Tiểu Bình và Khang Hữu Vi.
D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Giải thích: Phong trào cải cách chính trị – văn hoá của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi đã tác động mạnh mẽ đến nước ta những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp