Tầm 12 tháng tuổi là trẻ đã học được cách nói ít nhất 1 từ. Do đó, trẻ 18 tháng vẫn chưa nói gì là điều được xem là không bình thường. Vấn đề này được nhiều bà mẹ quan tâm tìm kiếm trên internet để tìm hiểu xem sao con chậm nói. Vậy, trẻ 18 tháng chưa biết nói thì có vấn đề gì không? Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm câu trả lời trong bài viết sau:
Video bé 18 tháng chưa biết nói có sao không
Bạn đang xem bài: Trẻ 18 tháng chưa biết nói có sao không?
Trẻ 18 tháng chưa biết nói phải làm sao hoặc chậm nói
Trẻ 18 tháng chưa biết nói không phải là phổ biến, nhưng cũng không phải là vấn đề quá lo lắng. Bé trai dưới 2 tuổi có khả năng ngôn ngữ chậm hơn các bé gái.
Một số trẻ chưa nói cũng có thể vì lý do trẻ cẩn trọng, muốn dành nhiều thời gian đến khi chúng có thể nghe và hiểu được rất nhiều thứ mới bắt đầu nói.
Thông thường, trẻ 18 tháng đã nói hay làm được những gì?
– Trẻ đã biết nói được những từ ngắn, gọi tên được người, một số con vật, các món đồ chơi theo yêu cầu. Ví dụ như: Gà, mèo, chó, bóng…
– Nhận biết được từ 6 – 20 từ quen thuộc, phân biệt được một số bộ phận cơ thể như mắt, mũi, miệng, tóc của mình.
– Biết đòi đi vệ sinh.
– Chỉ được vào các bộ phận trên cơ thể.
– Biết xếp một số loại đồ chơi đơn giản.
– Trẻ đi được khá vững, tốc độ nhanh hơn, đi lên được cầu thang nếu có người lớn dắt tay.
– Trẻ biết tự cầm bát và xúc cơm bằng thìa.
– Trẻ nói được nhiều câu ngắn gồm vài từ.
Nắm được giai đoạn phát triển về ngôn ngữ một cách bình thường là điều hữu ích cho các mẹ trong quá trình nuôi dạy con.
Dấu hiệu cho thấy trẻ sắp biết nói:
– Trẻ thích chỉ trỏ, đặc biết thích chỉ vào các hình ảnh trong sách phù hợp khả năng nói của trẻ.
– Trẻ hiểu khi bạn nói những câu đơn giản, phù hợp với ngôn ngữ của một đứa trẻ. Dù trẻ chưa nói được nhưng khả năng hiểu ngôn ngữ thường đi trước khả năng nói.
Khi trẻ hầu như hiểu được rất nhiều điều người khác đang nói sẽ cho thấy trẻ sắp biết nói.
– Trẻ có nhiều biểu cảm linh hoạt trên khuôn mặt. Nhiều trẻ giao tiếp với người khác mà không cần phải nói, chỉ giao tiếp bằng cử chỉ, bằng ánh mắt, nụ cười – hay còn gọi là giao tiếp phi ngôn ngữ.
– Trẻ có hay phát ra những âm thanh như rên rỉ, lầm bầm trong miệng không, những âm thanh phát ra tưởng như vô nghĩa với người lớn những cũng thể hiện được một số điều muốn nói của trẻ. Bởi đối với chúng, đây cũng chính là một thứ ngôn ngữ.
Trẻ hay phát ra những âm thanh này gần như vô thức, đặc biệt khi chơi hay nhìn thấy các hình ảnh trong quyển sách, quyển truyện nào.
Mẹ cần làm gì khi trẻ 18 tháng chưa biết nói
Trẻ 18 tháng chưa biết nói cũng không có gì là nghiêm trọng hay cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ không lầm bầm, làu bàu thì có nhiều khả năng bị chậm phát triển ngôn ngữ.
Nếu trẻ không có dấu hiệu nào chứng tỏ sắp biết nói, mẹ nên đặt lịch hẹn để đưa trẻ đi khám xem khả năng nói và thính giác của trẻ có phát triển bình thường không.
Hiện nay tình trạng trẻ em chậm nói do tự kỷ tăng nhanh gây ảnh hưởng tâm lý lớn đến các mẹ. Nếu cha mẹ và các thành viên trong gia đình không kịp thời can thiệp, có phương pháp nuôi dạy con đúng thì trẻ sẽ khó có thể bắt kịp mốc phát triển ngôn ngữ như các trẻ phát triển bình thường khác.
Gia đình cần dành nhiều thời gian cho con, chuyện trò với con và dạy con tập nói mỗi ngày. Tìm kiếm các món ăn ngon có chứa các dưỡng chất tốt và bổ cho não, để trẻ có thể phát triển não bộ, khả năng tư duy, phán đoán và hoàn thiện khả năng ngôn ngữ nói riêng.
Việc chậm phát triển ngôn ngữ nếu được phát hiện sớm thì điều trị sẽ dễ dàng hơn. Đặc biệt khi trẻ còn đang ở những năm tháng đầu đời, lứa tuổi mầm non, được điều trị ngay sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.
Trên đây là những kiến thức và lời khuyên dành cho bố mẹ khi thấy trẻ 18 tháng chưa biết nói. Hiện tượng này dù không phổ biến nhưng không phải quá nghiêm trọng. Gia đình nên dành thời gian nhiều hơn cho trẻ để dạy trẻ tập nói và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Nếu cần, nên đưa trẻ đi khám bác sỹ để xem các bộ phận như thanh quản, thính giác của trẻ phát triển bình thường không để có hướng giải quyết.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp