Tổng hợp

Tổng hợp kiến thức trọng tâm bài Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

Hệ thống kiến thức cơ bản bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu do Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sưu tầm và tổng hợp bao gồm toàn bộ kiến thức về tác phẩm này, từ tác giả, tác phẩm tới nội dung, nghệ thuật,… kèm theo đó là những bài văn mẫu hay nhất phân tích, bình giảng, cảm nhận bài thơ và các khổ thơ. Mời các em học sinh cùng tham khảo:

I. Kiến thức chung

Bạn đang xem bài: Tổng hợp kiến thức trọng tâm bài Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

1. Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930 -1989):

– Là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975. Ở giai đoạn trước, ông là ngòi bút có khuynh hướng lãng mạn, sử thi. Ở thời kì sau, ngòi bút của ông chuyển sang đề tài thế sự, quan tâm tới đời sống của con người trong đời thường với những vấn đề về đạo đức, về triết lí nhân sinh.

– Tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970), tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972) , tiểu thuyết Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quế, Khách ở quê ra, Bức tranh. Năm 2000, Nguyễn Minh Châu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chi Minh về văn học và nghệ thuật.

2. Tác phẩm

– Văn bản đoạn trích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (8 – 1983), rút từ tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (1-987).

– Thể loại – phương thức biểu đạt:

Truyện ngắn; tự sự – (miêu tả – biểu cảm); ngồi kể thứ nhất, đặt vào nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng – người chứng kiến và tham gia vào cậụ chuyện.

– Bố cục đoạn trích:

+ Phùng chớp được cảnh đẹp trời cho: chiếc thuyền lưới vó đang từ ngoài biển chèo thẳng vào bờ trong buổi sớm mai sương mù.

Ngay, sau đó Phùng lại chứng kiến cảnh bạo hành dã man của gia đình thuyền chài.

+ Câu chuyện với người đàn bà thuyền chài ở toà án huỵện.

+ Đoạn kết: suy nghĩ của Phùng về bức ảnh lịch và ngưòi đàn bà vùng biển. I

-> Cũng có thể chia gọn 2 đoạn như SGV: 1. Hai phát hiện của nghệ sĩl Phùng. 2. Câu chuyện của người đàn bà vùng biển.

Nhưng cách chia này không thật rành mạch về ý. Vì câu chuyện của nguòil đàn bà đã bắt đầu từ phát hiện thứ hai (đoạn 1).

>> Xem lại:  Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa

II. Kiến thức cơ bản

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

a. Phát hiện thứ nhất: Bức danh hoạ mực Tàu thời cổ.

Đoạn văn : Lúc bấy giờ… mang lại.

Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng tìm đến vùng ven biển miền Trung (Trung trung bộ), nơi vốn là chiến trường cũ của anh, để chụp những tấm ảnh phục vụ cho chủ đề thuyền và biển của bộ lịch năm sau. Về lại mảnh đất một thời gắn bó trong cuộc sống đời thường, người nghệ sỹ đi tìm vẻ đẹp bí ẩn của cuộc sống của người dân làng chài. Sau bao ngày săn ảnh, Phùng đã chớp được một cảnh kì diệu về chiếc thuyền ngoài xa đang thu lưới trong biển sớm mờ sương: ” mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa…đang hướng mặt vào bờ”. Với Phùng đây là khoảnh khắc kì diệu trong đời cầm máy của mình. Bởi từ khung cảnh sông nước đến con người ngư phủ, từ đường nét, màu sắc, ánh sáng tất cả đều hài hòa tuyệt đẹp. Trong con mắt Phùng, cảnh tượng đó giống như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ.

Cảnh đẹp bất ngờ xuất hiện trước mắt Phùng như một phần thưởng cao quý trời cho để thưởng cho người nghệ sĩ kiên trì dày công mai phục (như Nguyễn Tuân mấy chục năm trước đã hơn hai tuần phục cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô).

Ngòi bút đặc tả vẻ đẹp vừa cổ kính vừa mơ màng đúng như mong ước trong tưởng tượng của nghệ sĩ về cảnh thuyền và biển trong sương mù nhạt nhoà. Vẻ đẹp giản dị và toàn bích của thiên nhiên mà người nghệ sĩ may mắn chớp được khoảnh khắc hiếm hoi.

Cảm xúc của người nghệ sĩ sáng tạo: bối rối, trong tim như có cái gì bóp thắt vào, cảm thấy niềm vui của sự khám phá chân lí toàn thiện, khọảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Tất nhiên là anh vội, không tiếc phim, bấm máy liên tục để vĩnh cửu hoá cảnh tuyệt vời

Ý nghĩa chi tiết: với nhà nghệ sĩ chân chính, không niềm vui nào bằng khám phá được vẻ đẹp bất ngờ của thiên nhiên nhiên và cuộc sống. Nhưng để có được khoảng khắc hiếm hoi ấy, phải kiển trì, phải vượt khó, phải ham mê, hết mình vì nghệ thuật. Và cái đẹp kì diệu có khi lại đến với người nghệ sĩ vào lúc không ngờ nhất. Đó là cái đẹp tự nhiên, hoà hợp kì lạ giữa cảnh vật và con người đơn giản và hoàn mĩ.

b. Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo hành gia đình người đàn bà mặt rỗ.

Nhưng đó mới là vẻ đẹp bên ngoài của bức tranh chiếc thuyền ngoài xa. Tình cờ, Phùng lại phát hiện được một bức tranh sinh hoạt của con người xảy ra bên bờ biển ấy.

Đoạn từ: Ngay lúc ấy… thuyền lưới vó đã biến mất.

Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng thật bất ngờ, lí thú nhưng phát hiện thứ hai ngay sau đó còn bất ngờ hơn nhưng chẳng lí thú chút nào mà khó hiểu và buồn đau, căm giận. Phát hiện bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. Từ trong con thuyền đẹp như mơ ấy bước ra hai người đàn ông và đàn bà quái lạ. Và tiếp theo là cảnh bạo hành trong gia đình thuyền chài xảy ra vô tình trước sự chứng kiến từ đầu đến cuối của nhà nghệ sĩ – người lính chiến năm xưa.

Gã đàn ông thô lỗ, hung bạo, vũ phu, cục súc, với sức khoẻ như gấu, hình dáng cổ quái, hắn trút sự căm giận điên cuồng vào việc đánh đập người vợ của mình bằng chiếc thắt lưng to bận như đánh kẻ thù, hàm răng nghiên ken két, vừa đánh vừa chửi, nguyền rủa rên rỉ, đau đớn

Chúng ta đồng cảm với sự ngạc nhiên cao độ và hành động cứu ứng kịp thời của nghệ sĩ Phùng, khi “anh há mồm ra nhìn rồi vứt máy ảnh lao tới định cứu người đàn bà nạn nhân của sự bạo hành man rợ”.

Nhưng trong cách tả của tác giả đã hé ra phần nào cái nguyên nhân sâu xa khiến gã đàn ông nọ trở nên thô bạo tàn ác đến thế với vợ mình: gã gịân dữ và đau đớn vì bế tắc, hay vì một cái gì đó mà chính gã cũng không hiểu.

Còn người đàn bà, hành động và cử chỉ của mụ càng làm Phùng ngạc nhiên, khó hiểu hơn, khi mụ nhẫn nhịn chịu đánh, lại chắp tay vái lạy con trai vừa cứu mẹ bằng cách giật cái thắt lưng trong tay bố và chịu hai cái tát của người bố hung bạo.

Người mẹ sợ con, xin con đừng chống lại cha mình? Người mẹ sợ con bị cha đánh chết? Người me quá thương con, lo cho con, sợ con phạm tội với người đã sinh ra mình? Tất cả đều mới chỉ là ức đoán, chưa có căn cứ làm sáng tò nhưng đã hiện ra trước mắt người đọc một chú bé vùng biển gan góc, lầm lì, dũng cảm, hết lòng thương mẹ.

Và đó là là mặt trái của bức ảnh mơ màng, lãng mạn đẹp tuyệt vời kia. Nhưng đó cũng mới là một phần bên ngoài của sự thật. Tình cờ, lại tình cờ mà may mắn, Phùng có dịp chứng kiến và tham gia vào câu chuyện để tự mình khám phá thêm chiều sâu và bản chất của sự thật đau buồn mà dữ dội ấy. Là người lính cũ, Phùng không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Phùng cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa, bi kịch gia đình nhà chài kia lại chính là thứ thuốc rửa quái đản lộn trái những thước phim anh đã dày công mới chụp được.

Qua phát hiện thứ hai này Nguyễn Minh Châu cho chúng ta thấy đằng sau bức tranh thuyền và biển tuyệt diệu là cuộc đời đầy khắc nghiệt với những mảnh đời tội nghiệp. Nhà văn muốn thể hiện cái đẹp của nghệ thuật dễ nắm bắt hơn cái đẹp của cuộc sống. Vì cái đẹp của cuộc sống cần có thêm hạnh phúc và tình thương. Và đôi cánh khi cái đẹp của ngoại cảnh làm khuất lấp cái xấu tồn tại ở đời sống. Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí với những mảng sáng tối, xấu đẹp, thiện ác, thật giả… Quan trọng là chúng ta đừng nhầm lẫn giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong, chúng ta phải có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống. Nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng cuộc đời không phải bao giờ lúc nào cũng đẹp như nghệ thuật.

>> Tham khảo: Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

2. Câu chuyện ở toà án huyện.

+ Cuộc gặp gỡ giữa vị chánh án và người đàn bà làng chài

Tác giả cố ý không đặt tên cho nhân vật của mình để tỏ rằng mụ cũng là một trong bao nhiêu người phụ nữ vùng biển khác mà thôi. Đây không phải là một số phận, một cá tính quá cá biệt. Người đàn bà trung niên, lam lũ, vất vả, thầm lặng, tự nguyện chịu đựng đòn đánh của chồng như một lẽ đương nhiên, tất yếu đến vồ lí với người ngoài nhưng lại vì lí do thật đơn giản: bà cần sức mạnh của một người đàn ông trong cuộc mưu sinh và tồn tại gia đình đánh cá trên biển. Bà sẵn sàng chịu đựng tất cả vì đàn con đông đúc, bà chỉ mong chúng được ăn no, khoẻ mạnh và lớn lên. Vì thế bà cay đắng và tự nguyện để lão chồng ba ngày, năm ngày hai trận đòn nhục nhã, chỉ để hắn không bỏ đi, không rời bỏ gia đình. Đó là sự cam chịu nhẫn nhục đầy hi sinh, đáng cảm thông, chia sẻ. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh cao cả.

Đó là câu chuyện về sự thật cuộc đời, giúp Đẩu và Phùng hiểu nguyên nhân thật sự những điều tưởng chừng như vô lí vừa xảy ra. Và họ – một đại diện cho công lí, một đại diện cho lương tâm nghệ sĩ mới nhận rõ điều này: Không thể dễ dãi, đơn giản khi nhìn nhận, đánh giá mọị sư việc, hiện tượng cuộc sống.

Với tư cách là một chánh án toà án nhân dân huyện, đại diện cho chính quyền và pháp luật, một cựu binh thời đánh Đẩu có quan điểm dứt khoát, rõ ràng, bênh vực nạn nhân, giúp chị tìm con đường giải thoát, răn đe và trừng trị kẻ ác phạm tội. Quan điểm đó là đúng, nhưng trong trường hơp cụ thể này lại tỏ ra cực đoan và rõ ràng chưa được người bị hại tán thành chứ đừng nói gì đến tâm phục khẩu phục. Khi nghe tâm sự thật lòng của người đàn bà, khi hiểu ra vấn đề, phức tạp hơn anh tưởng, nhiều, Đẩu thấy hiện tại chỉ có cách theo cách của nạn nhân, vẫn đề họ sống với nhau, và gọi lão chồng lên huyện răn đe nghiêm khắc. Nhưng với gã đàn ông thô bạo, cục súc, đánh vợ như trò giải trí ấy, mấy lời thuyết giáo của vị chánh án oai nghiêm nhưng xa vời kia liệu có phải như nước đổ lá khoai? Đó là cái khó của vị quan toà chân chính thời nay.

+ LÃO ĐÀN ÔNG:

Cuộc sống nghèo đói, quanh năm vất vả đã biến chàng trai biển lành nhưng cục thành gã đằn ông vũ phu, lão chồng độc ác, coi vợ như cái bao tải, để trút nỗi bực dọc, đau khổ, buồn phiền của riêng mình. Lạ, lão lại không nghiện rượu như nhiều người đàn ông khác! Tự cho mình cái quyền được hành hạ người khác để thoả mãn lòng ích kỉ, bản thân lão vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân gây nên nỗi khổ cho vợ con mình, gia đình mình. Đối xử vói loại người này, cần phải kết hợp nhiều biện pháp lí tình, cương nhu, tác động từ nhiều phía mới hi vọng cải tạo y từ gốc để trở lại là người chồng, người cha tốt như xưa.

+ NHÂN VẬT THẰNG PHÁC

Trong những gia đình như thế này, đáng thương nhất là những đứa con. Chúng bị đẩy vào tình thế thật khó xử: làm thế nào để trọn đạo hiếu? đứng về phía ai? Thương mẹ nhưng không thể ngăn được bố, càng không thể chống lại bố… Với tính cách giống cha như lột, phản ứng của thằng Phác là dữ dội, quyết liệt kiểu trẻ con xốc nổi, nghĩ sao làm vậy hết mình. Nó hết sức xông thẳng .vào người cha hung bạo, giật được cái thắt lưng từ tay gã, nghiến răng chịu hai cái tát nảy lửa. Và lần sau còn thủ sẵn một con dao găm để đâm bố, cứu mẹ. Tình thương mẹ vô hạn đã khiến đứa con trai quyết lòng bảo vệ mẹ. Trong mắt thằng Phác, bố nó đâu còn là một người cha mà chỉ là lão già độc ác, lúc nào cũng chỉ muốn hành hạ mẹ nó. Chị thằng Phác là đứa con gái can đảm mà biết nghĩ hơn nhiều. Nó vật nhau với em để tước con dao găm, tránh cho em một việc làm hết sức dại dột, Nó chăm sóc mẹ khi lên toà án huyện… Nguyễn Minh Châu không hướng trọng tâm vào các nhân vật trẻ con, nhưng hai đứa bé này vẫn để lại trong người đọc không chỉ lòng thương cảm mà còn mến yêu và xúc động.

+ NGHỆ SĨ PHÙNG

Là nhân vật, là người kể chuyện xưng tôi, là người chứng kiến trực tiếp và trực tiếp tham gia vào câu chuyện, nhân vật Phùng là nơi gửi gắm quan điểm và suy tư của chính tác giả. Đó là một nghệ sĩ có tài, say mê nghề nghiệp vẫn còn mang trong mình dòng máu người lính chiến sôi nổi, chân thành. Qua chuyến đi săn tìm ảnh lịch theo yêu cầu của vị trưởng phòng tinh khôn và khó tính, anh đã đạt kết quả mĩ mãn về chuyên môn, nhưng sâu sắc hơn anh hiểu biết thêm được bao nhiêu sự thật cay đắng, nghịch lí của cuộc sống đời thường. Hơn nữa anh còn thức nhận sâu sắc hơn một điều, rằng, trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp hãy là người biết yêu ghét, buồn vui, đồng cảm chia sẻ và đấu tranh bằng hành động chống lại cái ác, cái xấu để có cuộc sống xứng đáng với con người. Và cuộc sống bao giờ cũng cần được khám phá, lí giải với tất cả nhận thức và tình cảm, cái nhìn đa diện, nhiều chiều mới mong hiểu thấu diện mạo muôn màu và bản chất thực của nó.

>> Tổng hợp những bài phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất

3. Người đàn bà làng chài

+ Về tên gọi : Cũng giống như nhân vật người vợ nhặt ( truyện ngắn Vợ Nhặt- Kim Lân ), người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh châu cũng không được đặt tên. Nhân vật được gọi bằng những cái tên phiếm chỉ : Người đàn bà, chị ta, mụ ,…Đây là nhân vật tiêu biểu cho những người đàn bà vô danh ở những vùng biển khác nhau nhưng cùng chung số phận đau thương.

+ Ngoại hình: xấu xí , thô kệch, mặt rỗ vì hồi nhỏ bị đậu mùa, mụ trạc ngoài 40, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, quần áo rách rưới bạc phếch, thân người ướt sũng …

– Hoàn cảnh gia đình, số phận

+ Nghèo khổ lam lũ, đông con, gia đình làm nghề chài lưới, sống chen chúc trên cái thuyền chật hẹp.

+ Mụ xấu xí từ nhỏ, lại bị rỗ mặt

+ Có mang với một anh hàng chài, đến mua bả về đan lưới, rồi thành vợ chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả

+ Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ: ba ngày một trận nhẹ, năm ngàymột trận nặng. Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, nhưlà để trút giận, như đánh 1 con thú, với lời lẽ cay độc” Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Khi bị đánh chị không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn mà coi đólà một lẽ đương nhiên. Người đàn bà ấy nhẫn nhục, cam chịu, thầm lặng chịu đựng mọi đau đớn tất cả vì những đứa con.

>>  Tham khảo: Cảm nhận về người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

– Phẩm chất, tính cách:

+ Nhẫn nhục, chịu đựng: Bị chồng trút dây thắt lưng quật tới tấp, chị vẫn nhẫn nhịn, không hề khóc lóc kêu van, không chạy trốn, không tìm cách chống trả. Chị coi việc mình bị đánh đó như 1 phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình. Khi được Phùng và Đẩu góp ý, đề nghị giúp đỡ thì: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng đượcnhưng đừng bắt con bỏ nó” Chị cam chịu đến tội nghiệp.

+ Được mời lên tòa án để giải quyết chuyện gia đình, lúc đầu chị ta lúng túng, rụt rè tìm một góc tường để ngồi. Chị thấy sợ hãi Khi đến một không gian lạ và cảm thấy mình thật nhỏ bé giữa chốn công đường. Cái thế ngồi của chị như cố thu mình lại để tự vệ, cho dù đã được Đẩu, Phùng chia sẻ và cảm thông.

+ Nguyên nhân nỗi cam chịu: Vì con cái, vì hạnh phúc gia đình. Chị hiểu cơ cực của của cuộc sống mưu sinh trên biển không có người đàn ông.

+ Người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Sau khi biết hành động vũ phu của chồng mình đã bị đứa con trai và người khách lạ (nghệ sĩ Phùng) chứng kiến, chị thấy đau đớn, vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Chắc chắn đây không chỉ là sự đau đớn về thể xác. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà đã ứa ra. Đó là giọt nước mắt của nhọc nhằn và chịu đựng. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót cho tình cảnh trớ trêu của mình, kể cả thằng Phác, đứa con trai mà chị quý nhất. Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng người đàn bà ấy không hề để ý, không hề bận tâm. Đúng là sự nhẫn nhục của một người có nhân cách, có lòng tự trọng và thấu hiểu lẽ đời.

+ Yêu thương con tha thiết (“phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”)

Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờ bến của chị. Sự cần thiết của việc có người đàn ông làm chỗ dựa, để chèo chống khi phong ba bão táp, cùng nuôi dạy các con ” Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, không thể sống cho mình như trên đất được”.

Vì thương con, chị gửi nó lên rừng, chị đau xót khi thấy nó vì thương mẹ mà hận bố,….Chị không muốn các con nhìn thấy cảnh bạo hành gia đình. Và niềm hạnh phúc lớn nhất của chị là nhìn những đứa con chúng được ăn no,…

=> Tình mẫu tử vút lên, trên cái nền của 1 cuộc sống cơ cực, ngang trái, đau đớn đầy xót xa.

+ Người đàn bà vị tha, lạc quan:

Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt chiu niềm hạnhphúc nhỏ nhoi trong cuộc đời bình dị (“…nhìn con được ăn no, có khi vợ chồng, con cái sống vui vẻ, hoà thuận”) .Chị tự động viên mình, và sống vì các con. Đặc biệt, chị không hề hận chồng mặc dù thường xuyên bị chồng đánh đạp chửi rủa, trái lại, chị còn biết ơn lão. Chỉ Phùng, Đẩu, và người đọc cảm thấy ngột ngạt trước cuộc sống quá ư khổ cực của chị, còn bản thân chị thì thấy đó là sự việc rất đỗi bình thường. Chị lí giải nguyên nhân dẫn đến tính khí hung bạo của chồng và cảm thông, tha thứ cho lão.Nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu nhìn người chồng là kẻ vũ phu, thô bạo, đáng lên án. Nhưng qua cái nhìn của người vợ, lão từng là: “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”.Thậm chí bà còn sẵn sàng nhận lỗi về mình, coi mình là nguyên nhân khiến cuộc sống của chồng trở nên khốn khổ. Đây quả là người phụ nữ có cái nhìn sâu sắc, đa chiều, bao dung, độ lượng với chồng

+ Người đàn bà thất học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời

Ý thức được thiên chức của người phụ nữ (“Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn”). Chị lí giải nguyên nhân dẫn tới nỗi khổ của gia đình mình, lí giải vì sao mình không thể, và không muốn li hôn. Câu chuyện của chị đã khiến Phùng và Đẩu đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Sau khi nghe câu chuyện của chị, Phùng và Đẩu mới vỡ lẽ , và rút ra bài học sâu sắc về cách nhìn đời, nhìn người. Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dãi,đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống,không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống.

4. Nghệ thuật

– Cốt truyện đơn giản, tình huống bất ngờ, dẫn dắt khéo léo, càng về sau càng bất ngờ và hấp dẫn: bất ngờ khi thấy cảnh lạ, đẹp —» bất ngờ chứng kiến chuyện lạ nghịch lí —> bất ngờ hiểu cái lí buồn của nghịch lí; Xây dựng nhân vật chọn lấy vài nét ngoại hình lạ, ngôn ngữ và hành động phù hợp tính cách, nhưng vẫn gây sự khó hiểu và bất ngờ (người đàn bà, thằng Phác)…

>> Xem thêmPhân tích tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa

– Lối kết cấu vòng tròn: Mở đầu là đi tìm ảnh, kết là nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, nhấn mạnh tính triết lí của truyện

Một số dạng đề liên hệ thường gặp:

  • Cảm nhận về chi tiết dòng nước mắt trong Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa
  • Phân tích những phát hiện của Phùng liên hệ với cái chết của Vũ Như Tô
  • Sự đối lập giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài

Tài liệu hay cần tham khảo: Top 10+ mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay và sáng tạo nhất

*********

Hy vọng những kiến thức trọng tâm bài Chiếc thuyền ngoài xa mà Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã tổng hợp trên đây sẽ là tài liệu ngữ văn lớp 12 bổ ích giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!

kien thuc bai chiec thuyen ngoai xa nguyen minh chau rs650 kien thuc bai chiec thuyen ngoai xa nguyen minh chau rs650

Hệ thống kiến thức cơ bản bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu do Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sưu tầm, tổng hợp kiến thức về bài Chiếc thuyền ngoài xa cùng các bài văn mẫu liên quan.

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button