Tính chất hóa học của nhôm và ứng dụng
Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ tư trên Trái đất và là kim loại sử dụng nhiều thứ hai sau sắt. Nhôm và hợp kim nhôm đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống, nó có mặt nhiều trong các vật liệu gần gũi như: Xoong, nồi, lõi dây điện truyền tải điện năng đi xa, các chi tiết trong ô tô, xe máy…Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp vị trí của nhôm ngày càng được nâng cao. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về tính chất hóa học của nhôm và ứng dụng của nhôm trong cuộc sống ngày nay.
Nội dung chính
Bạn đang xem bài: Tính chất hóa học của nhôm và ứng dụng
Vị trí và cấu tạo của nhôm
Vị trí
– Thuộc nhóm IIIA, chu kì 3
– Số hiệu nguyên tử: 13
Cấu tạo
– Cấu hình e: [Ne] 3s23p1
– Có 3 lớp e ngoài cùng
– Độ âm điện: 1,61
– Số oxi hóa: +3
– Mạng tinh thể: Lập phương tâm diện
Tính chất của nhôm
Tính chất vật lý
– Là kim loại trắng bạc, mềm, dễ dát mỏng và kéo sợi.
– Là kim loại nhẹ (2,7g / cm3) nóng chảy ở nhiệt độ 660C
– Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt (kém hơn đồng, mạnh hơn sắt)
Tính chất hóa học của nhôm
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, nên nó dễ bị oxi hóa thành ion Al3+. Ta có: Al → Al3+ +3e
Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi
– Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói.
2Al + 3O2 → Al2O3
* Lưu ý:
– Al chỉ phản ứng với oxi trên bề mặt (vì tạo ra lớp màng oxit bao phủ bề mặt, bảo vệ và ngăn cản Al tham gia phản ứng tiếp):
– Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải loại bỏ lớp oxit bao phủ trên bề mặt Al (bằng cách tạo hỗn hống Al – Hg hoặc dùng Al bột đun nóng).
b) Với các phi kim khác
– Nhôm phản ứng được với các phi kim khác → muối.
– Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen:
Ví dụ: 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
– Khi đun nóng, Al tác dụng với bột S:
2Al + 3S → Al2S3
Tác dụng với dung dịch axit
a) Với H+ (HCl, H2SO4 loãng…)
– Al phản ứng dễ dàng → muối + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2
b) Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh: HNO3 loãng hoặc đặc, H2SO4 đậm đặc
– Nhôm tác dụng với HNO3
M + HNO3 → M(NO3)n + {NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3} + H2O
Ví dụ:
Al + 6HNO3 đặc, nóng → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
– Nhôm tác dụng với H2SO4 đặc, nóng
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
* Lưu ý:
– Al thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội → có thể dùng thùng Al để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
Phản ứng nhiệt nhôm
– Al khử được oxit của các kim loại đứng sau nhôm ở nhiệt độ cao
Ví dụ:
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
* Lưu ý: khi giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm:
– Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm → H2 thì Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm hoặc hiệu suất H của phản ứng < 100%
– Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm không có khí thoát ra chứng tỏ không dư Al.
– Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi (bảo toàn khối lượng).
Tác dụng với nước
– Al không phản ứng với nước vì được lớp oxit mỏng, bền và đặc khít bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp oxit bao phủ bề mặt, Al phản ứng trực tiếp với nước.
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
* Lưu ý:
– Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo màu trắng khi sinh ra sẽ bao kín bề mặt của Al kim loại ngăn cách không cho Al tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp nữa. Phản ứng này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.
Tác dụng với dung dịch bazơ
– Al tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
– Cơ chế:
+ Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
+ Al(OH)3 sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
* Lưu ý:
– Nếu cho hỗn hợp Na, K, Ba, Ca và Al (hoặc Zn) vào nước dư, xảy ra các phản ứng:
2M + 2H2O → 2MOH + H2
MOH + H2O + Al → MAlO2 + 3/2H2
– Trong quá trình giải toán có 2 trường hợp xảy ra:
* Trường hợp 1. Cả kim loại kiềm và Al đều phản ứng hết nếu số mol kim loại kiềm ≥ số mol Al.
* Trường hợp 2. Kim loại kiềm phản ứng hết, Al dư nếu số mol kim loại kiềm < số mol Al.
Tác dụng với dung dịch muối
– Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
– Phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm:
8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3
– Phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit (giống phản ứng với HNO3):
Al + 4H+ + NO3– → Al3+ + NO + 2H2O
Điều chế nhôm
Nguyên liệu
– Quặng boxit Al2O3 có lẫn SiO2 và Fe2O3.
Các giai đoạn điều chế
– Làm sạch nguyên liệu:
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
2NaOH + SiO2 → Na2SiO3 + H2O
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3
NaOH + CO2 → NaHCO3
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
– Điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6 (hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3từ 20500C xuống 9000C; tăng độ dẫn điện do tạo thành nhiều ion hơn; tạo lớp bảo vệ không cho O2 phản ứng với Al nóng chảy):
2Al2O3 → 4Al + 3O2
Ứng dụng của nhôm
Nhôm có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Kim loại này được dùng để tạo thành vỏ máy bay do độ bền chắc và mỏng nhẹ của nó. Nhôm cũng được dùng để sản xuất các thiết bị và dụng cụ sinh hoạt như nồi, chảo, các đường dây tải điện, các loại cửa,… Phản ứng nhiệt nhôm còn được sử dụng để điều chế các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao (như crôm hay Von farm)
Do tính chất thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội , người ta sẽ sử dụng thùng nhôm để chuyên chở hai loại axit này. Ngoài ra, Ứng dụng của nhôm trong y học cũng là một lĩnh vực đang được nghiên cứu và phát triển.
Thực hành thêm:
- Bài tập phản ứng nhiệt nhôm.
Chúng ta vừa tìm hiểu về nhôm và một số ứng dụng của nhôm trong cuộc sống hiện tại, qua đó chúng ta có thể thấy nhôm đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sinh hoạt cũng như trong công nghiệp. Trên đây chủ yếu là một số lý thuyết về một số tính chất hóa học của nhôm. Các em sẽ cùng luyện tập về những tính chất hóa học này trong bài tiếp theo nhé. Chúc các em học tốt!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp