Như chúng ta đã biết Nhiều trẻ sơ sinh nằm ngủ rất ngoan, nhưng có nhiều trẻ đạp chân tay liên tục khiến mẹ lo lắng, không biết đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào không. Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu xem trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục khi ngủ có sao không nhé!
Vì sao trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục?
Bé hay đạp chân xuống giường : Trẻ ban ngày chơi ngoan nhưng cứ ngủ là lại đạp chân tay liên tục sẽ khiến nhiều bố mẹ lo lắng vì nghĩ trẻ không ngon giấc, hoặc đang mắc bệnh lý nào đó. Vậy trẻ sơ sinh hay đạp chân tay liên tục khi ngủ có sao không?
Bạn đang xem bài: Trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục khi ngủ có sao không
Theo nhiều chuyên gia, hiện tượng này là hết sức bình thường và diễn ra một cách vô thức. Trẻ không cố ý làm vậy mà chỉ vì hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện, nên chưa không chế được hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là tay, chân.
Nhưng mẹ cũng nên chú ý một điều là trẻ không nằm yên khi ngủ, liên tục đạp chân tay cũng có thể do lịch ngủ của trẻ không phù hợp. Nếu trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến đêm khó ngủ hơn, cơ thể có dấu hiệu “quậy phá”. Hoặc cũng có lý do khác là giấc ngủ của trẻ không sâu nên dẫn đến những hành động vô thức như vậy.
Ngoài ra, nguyên nhân có thể gây ra do trẻ bị đói bụng. Nhất là trẻ đang trong 3 tháng đầu đời. Lúc này, mẹ cần bổ sung đủ lượng sữa mỗi ngày cho trẻ, chia là nhiều lần bú. Trước khi cho trẻ ngủ đêm cũng cần cho bú 1 lần để trẻ không bị đói hay khát, nhất là khi trời nóng, mồ hôi trẻ bị tiết ra nhiều.
Trẻ sơ sinh mới chào đời một thời gian ngắn thường rất hay khua khoắng chân tay khi ngủ. Nguyên nhân là do trẻ đang quen cảm giác nằm cuộn tròn trong bụng mẹ, thấy khá gò bó. Nên khi được ra ngoài môi trường sống bình thường, thấy có nhiều không gian hơn thì quờ quạng chân tay là bình thường.
Trẻ bị thiếu canxi là một trong những yếu tố chính khiến bé ngủ không ngon giấc và hay đạp chân tay, điều này hầu hết các bà mẹ nên chú ý. Thiếu canxi, hay lượng canxi trong máu giảm, sẽ gây ra sự tăng sự kích thích tính tự trị của não, khiến bé thức giấc và có hành động lạ vào ban đêm, bé sẽ có thể cảm thấy khó chịu làm cho giấc ngủ không ổn định.
Video giải thích tại sao trẻ sơ sinh hay đạp tay chân
Trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục khi ngủ có sao không?
Trẻ sơ sinh hay đạp chân và khua tay có lẽ là biểu hiện cho thấy bé đang phát triển hoàn toàn bình thường, không có vấn đề gì nghiêm trọng cả. Nếu bé cảm thấy không thoải mái, bố mẹ sẽ thấy bé hay quấy khóc. Bé sơ sinh thường thấy mọi thứ xung quanh mới lạ và hấp dẫn, nên bé thường xuyên di chuyển, nhưng đôi khi những chuyển động của bé lại chẳng vì mục đích gì cụ thể cả.
Trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng đôi khi lại chẳng có lý do gì cả.
Bé sơ sinh sẽ chủ yếu hay vẫy tay và đạp chân, nguyên nhân chính dẫn tới hành động này là do hệ thần kinh của bé phát triển nhanh chóng chỉ trong vài tháng đầu đời.
Nếu trẻ sơ sinh khóc đạp chân tay liên tục, bố mẹ có thể thử quấn kén cho bé. Nhiều bé sơ sinh sẽ thấy an toàn, thoải mái hơn vì bé sẽ cảm nhận được cái ôm ấm áp và chặt như khi bé còn ở trong bụng mẹ.
Trong một số trường hợp, việc trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục và quá mức có thể là do bị co giật hoặc do những vấn đề thần kinh khác. Chính vì vậy, nếu bố mẹ nhận thấy rằng bé có chuyển động bất thường, ví dụ như bị co giật mạnh thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để khám.
Với những lý giải ở trên, mẹ có thể yên tâm vì đây không phải là một bệnh lý, chỉ là phản xạ tự nhiên của cơ thể, có lợi cho sự phát triển của trẻ chứ không gây hại. Chỉ có điều giấc ngủ của trẻ sẽ không quá sâu, có thể hay tỉnh dậy bất chợt.
Do đó, thay vì lo lắng, mẹ hay chăm sóc trẻ chu đáo, ăn ngủ điều độ, đúng giờ. Chỉ khi nào tình trạng này kéo dài liên tục gây cảm giác bất an, mẹ có thể đưa trẻ đi khám bác sỹ để tìm nguyên nhân chính xác.
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục khi ngủ
Dù việc đạp tay chân liên tục không gây nguy hiểm gì nhưng có thể khiến trẻ hay tỉnh dấc bất chợt, mẹ nên điều chỉnh lại thời gian cũng như độ dài giấc ngủ của trẻ. Nên cho trẻ chỉ ngủ vừa đủ vào ban ngày, không nên cho ngủ quá nhiều, sẽ ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ ban đêm.
Thông thường, trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường ngủ 3 đến 4 lần một ngày, 1,5 đến 2 giờ mỗi lần. Từ 7 đến 12 tháng, bé ngủ 2 đến 3 lần một ngày, cứ sau 2 đến 2,5 giờ. Nếu trẻ thích ngủ nhiều ban ngày, mẹ có thể hạn chế điều này bằng cách nghĩ ra trò chơi và nói chuyện với bé nhiều hơn để bé thức.
Nếu thấy trẻ cựa quậy khi ngủ cũng không nên động tay hay phát ra tiếng động, kiểu nựng ru ngủ trẻ, sẽ khiến trẻ thức dậy và bắt mẹ thức cùng trẻ. Chỉ khi trẻ mở hẳn mắt, tỉnh ngủ thì mới nên nựng và ru trẻ ngủ tiếp.
Mẹ nên tìm giải pháp bổ sung cho bé thêm canxi và vitamin D từ ánh nắng tự nhiên ngoài trời cho trẻ để tránh bị thiếu canxi.
Trên đây là kiến thức hữu ích lý giải nguyên thân vì sao trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục khi ngủ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng thực sự không gây nguy hiểm. Mẹ chỉ cần chú ý một chút khi chăm sóc trẻ mỗi ngày là được.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp