Tổng hợp

Thuyết minh về con trâu ngắn gọn, hay nhất 2022

Trâu là con vật gắn liền với tuổi thơ của những bạn sống ở vùng quê, nơi cuộc sống bình yên và làm nghề nông, trồng trọt. Vì vậy, con trâu như người bạn, người đồng hành với người dân quê. Hôm nay, thuvienhoidap.net sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bài văn học thuyết minh về con trâu hay nhất, ngắn gọn nhất.

Bài văn mẫu thuyết minh về con trâu nâng cao

Trâu là một loài động vật nuôi trong nhà, thuộc bộ trâu bò, là loài thú nhai lại. Ngày xưa, chúng sống hoang dại ở Nam Á, Đông Nam Á như Pakistan, Ấn Độ, Việt Nam… Hiện nay trâu rừng còn tồn tại trong nhiên nhiên nhưng không còn nhiều.

Bạn đang xem bài: Thuyết minh về con trâu ngắn gọn, hay nhất 2022

Riêng ở Việt Nam, trâu rừng còn rất ít, ở dọc theo dãy Trường Sơn. Di chỉ tình được ở Phú Lộc, Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho thấy trâu Việt Nam đã được thuần hóa từ thời vua Hùng dựng nước. 

Con trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa thuộc nhóm trâu đầm lầy. Thân hình vạm vỡ, thấp ngắn, có hình khối bầu dục, bụng to, bầu vú nhỏ, dừng dài hình lưỡi liềm, toàn thân phủ lớp lông màu xám hoặc xám đen. Nó thường có 2 vùng lông màu trắng ở dưới cổ và giữa hai sừng.

Trâu cái nặng trung bình từ 250 đến 400kg. Trâu cái mang thai từ 11 đến 11 tháng rưỡi, mỗi lứa đẻ từ 1 đến 2 con nghé. Trâu đực thường nặng hơn trung bình từ 400 đến 450kg. Thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ, bộ máy tiêu hóa có 4 ngăn để tích hợp cho việc nhai lại. Khi ăn, nó dùng lưỡi vơ cỏ và cắt cỏ bằng hàm răng của hàm dưới. 

Sau khi bứt cỏ, nó nuốt ngay và chứa cổ vào một túi rất lớn trong bao tử, một lát sau thức ăn được chuyển sang túi tổ ong. Khi nào nghỉ ngơi, nó đưa cỏ lên miệng nhai lại thật kỹ rồi chuyển sang túi thứ tư trong bao tử. 

Lên 3 tuổi, trâu cái có thể đẻ lứa đầu nhưng đến 45% trâu cái đẻ lứa đầu ở năm 4 tuổi. Trâu ở vùng núi sinh sản nhiều hơn ở đồng bằng. Một đời con trâu cái thường sinh được 5, 6 con nghé. Nghé sơ sinh nặng từ 22 đến 25kg. Răng cửa bắt đầu mọc từ 3 tuổi và kết thúc thời kỳ sinh trưởng lúc 6 tuổi.

Trâu có tính hiền lành thường vâng theo lời chủ, sức khỏe lại bền bỉ, dẻo dai, ăn uống dễ, không tốn kém. Từ thuở khai thiên lập địa con người đã thuần hóa trâu để cùng nó khai phá thiên nhiên và tham gia sản xuất với mình. Nó có tầm quan trọng trong đời sống của nông dân nên có câu tục ngữ:

Con trâu là đầu cơ nghiệp.

Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà

Trong ba việc ấy thật là khó thay.

Sau một ngày làm việc mệt nhọc, điều trâu thích nhất là đắm mình trong nước, tằm vũng vầy nên trâu còn có tên gọi khác là trâu nước. Lực kéo của trâu trung bình bằng 0,4 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày được 3 đến 4 sào ruộng, loại B được 2, 3 sào. Trâu kéo xe được ở những đoạn đường xấu.

Trâu còn dùng để làm thực phẩm cho con người hay để lấy sữa. Thịt trâu có gần 22% protein, 3% chất béo…nên thịt trâu là thực phẩm bổ dưỡng cho con người.

Hình ảnh con trâu là đề tài phổ biến trong thơ ca, hội họa và âm nhạc của các nước Đông Nam Á. Thập mục ngưu đồ là một bộ tranh được một thiền sư Nhật vẽ từ 800 năm trước. 

Khi nền kỹ thuật nông nghiệp chưa phát triển, trâu thay cho máy cày, là tài sản quan trọng của người nông dân, kho cơ khí nông nghiệp phát triển, tầm quan trọng của trâu đã lùi xuống nhưng nó vẫn là gia súc quen thuộc và cần thiết cho nông dân hiện nay.

Tham khảo thêm: Những bài văn tả mẹ hay nhất 

Bài văn thuyết minh con trâu đơn giản

Con trâu là vật nuôi đừng đầu hàng lục súc. Hầu như em bé Việt Nam nào cũng thuộc lòng câu ca dao:

“ Trâu ơi, ta bảo trâu này, 

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.

Con trâu là biểu tượng cho những đức tính như hiền lành, cần cù, chịu khó… Nó là cánh tay phải, là tài sản vô giá của người nông dân Việt Nam.” Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Mỗi con trâu có thể nặng trên dưới hai tạ. Da trâu đen bóng, lông lưa thưa. Đuôi trâu dài khoảng một mét, có chùm lông dài và mượt, lúc nào cũng đập qua đập lại để đuổi muỗi, ruồi và các loại con trùng khác. Bốn chân trâu to và dài, bàn chân có móng to, dày và nhọn. Hai chiếc sừng nhọn hoắt, uốn cong rất đẹp. 

Mắt trâu lồi to rất ưa nhìn. Bụng trâu khá to, có phải vì thế mà trâu bước đi chậm chạp? Trâu là loài nhai lại, nso chỉ có một hàm răng dưới. Trâu rất dễ nuôi, thức ăn chính là cỏ. Trâu cũng biết ăn rơm, ăn cám. Phân trâu màu đen, dùng để bón phân, bón đất rất tốt.

Trâu chịu rét kém nhưng chịu nắng giỏi. Vào mùa hè, nó có thể kéo cày, kéo bừa từ sáng đến non trưa. Trâu tơ, trâu đực, trâu mờm kéo cày rất giỏi. Trâu cái độ 2, 3 năm để một lứa, mỗi lứa đẻ một con nghé. Câu tục ngữ “ Ruộng sâu, trâu nái” nói lên chuyện làm nông ở quê ngày xưa.

Thịt trâu tuy không ngon bằng thịt bò, nhưng là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Da trâu thuộc để xuất khẩu, làm giày dép hay làm trống.

Màu xanh mênh mông của những đồng lúa, cánh cò trắng rập rờn điểm tô và con trâu hiền lành gặm cỏ ven đê… là những hình ảnh thân thuộc, đáng yêu của quê hương. 

Bài văn mẫu thuyết minh về loài trâu việt nam

Con trâu trên đồng ruộng là một hình ảnh rất gần gũi với người nông dân Việt Nam. Người nông dân xưa vẫn thường hát:

“ Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây, trâu đấy ai mà quản công”

Từ thời xa xưa, hình ảnh người nông dân cùng con trâu vất vả một nắng hai mưa trên cánh đồng đã trở nên rất quen thuộc.

Thế rồi hình ảnh mục tử, mục đồng véo von tiếng sáo giữa buổi chiều tà đã trở thành hình ảnh ấn tượng cho cuộc sống bình yên nơi thôn dã gắn liền với con trâu”

“ Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn”

Về với làng quê Việt Nam, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh con trâu đang cày bừa, hoặc đang ăn cỏ trên ruộng đồng.

Người nông dân có câu”  Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Trong tình trạng sản xuất nông nghiệp còn ở trình độ thủ công, con trâu đúng là “ cơ nghiệp” của nhà nông. 

Giờ đây, với tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng, cái cảnh “ con trâu đi trước, cái cày theo sau” sẽ dần không còn nữa.

Nhưng hình ảnh con trâu trên đồng ruộng đã đi vào tâm thức của bao thế hệ người Việt Nam.

Bài văn mẫu thuyết minh con trâu ở làng quê việt nam

Trong bóng chiều hoàng hôn bảng lảng, cái nắng dịu nhẹ, gió thoang thoảng đưa, tôi ngúc ngắc trên lưng chú trâu còn chú đang thủng thẳng vác cái bụng no tròn về chuồng. Bất giác tôi hỏi: Trâu ơi, tôi với chú làm bạn cũng đã hơn 2 năm rồi nhưng tôi không hiểu gì về chú lắm, chú có thể cho tôi biết thêm về bản thân và dòng họ nhà mình hay không? Trâu niềm nở đáp lại câu hỏi của tôi và thủng thẳng giới thiệu.

Họ nhà trâu hay còn gọi là họ trâu bò chúng tôi có trước loài người. Có nguồn gốc từ trâu rừng sống hoang dại ở Nam Á và Đông Nam Á, miền bắc nước Úc. Sau được con người thuần dưỡng thành trâu nhà bây giờ sống phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi. Đặc biệt là Việt Nam thì họ nhà trâu chúng tôi được người nông dân yêu quý như một người bạn trong nghề làm nông của mình.

Về hình dáng, họ nhà trâu có tấm thân to khỏe, lực lưỡng. Có hai cách gọi ở hai giai đoạn khác nhau. Khi mới sinh ra, chưa biết làm gì, chỉ biết ăn và vui chơi quanh mẹ thì gọi là nghé. Tầm một năm rưỡi đến hai năm tuổi, lớn lên trở thành một thanh niên cường tráng với tấm thân đen, bóng nhẫy, bốn cái chân to, chắc khỏe. Cái bụng to như cái trống, có cân nặng từ 250kg – 400kg. Cái đuôi thon dài lúc nào cũng vẩy qua, vẩy lại.

Trâu có cặp sừng hình trăng non, rỗng bên trong. Cái trán dô nhìn rất ngang ngạnh và ương bướng. Đôi mắt đen, tỏ như hai hạt nhãn.

Đặc điểm nổi bật của họ nhà trâu là răng chỉ có ở hàm dưới, lưỡi dài quơ lá, thân cây non và đưa vào miệng rồi nghiến đứt bằng hàm. Dạ dày có bốn ngăn để chứa thức ăn nên có tập tính nhai lại. Bàn chân có hai móng. Trâu thuộc nhóm động vật có vú, nuôi con bằng sữa mẹ. Ở Việt Nam ngoài giống trâu đen còn có một loại trâu nữa gọi là trâu trắng.

Hơn 80% dân số Việt Nam làm nghề nông, nên con trâu gắn bó với người nông dân trong mọi công việc đồng áng. Trâu có sức bền tốt nên có thể làm các công việc nặng nhọc như kéo cày, kéo bừa, kéo xe…

Trong 12 con giáp thì trâu đứng thứ hai sau con chuột và đứng trước 10 con giáp khác. Trâu trở thành linh vật của Seagame 22 được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2003. Biểu tượng mang tên Trâu Vàng – đại diện cho những đức tính tốt đẹp của người dân Đông Nam Á như hiền lành, trung thực, hòa đồng, chăm chỉ và tinh thần thượng võ. 

Trâu còn mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, tạ ơn thần linh và mang tính chất triết lý vũ trụ âm dương luân chuyển giữa mùa khô và mùa mưa là ước vọng của người làm nông nghiệp cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Con trâu gắn với những hình ảnh quen thuộc của làng quê thanh bình Việt Nam như cảnh mục đồng thổi sáo trên lưng trâu, những chú trâu nằm bên lũy tre làng, thư thái đầm mình trong ao nước… Ngoài ra trâu còn là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Da trâu rất dai, dày nên được dùng mặt trống, túi da, giày dép.

Trâu là loài vật rất dễ nuôi, thức ăn chính là cỏ, rơm, lá ngô, lá khoai, thân cây chuối, cám gạo… gần như đều có sẵn từ thiên nhiên không cần phải mất tiền mua. 

Khí hậu Việt Nam cũng rất phù hợp cho họ nhà trâu sinh sản, nhân đàn. Chỉ cần lưu ý, trâu không có tuyến tiết mồ hôi nên những ngày hè nóng nực nên cho trâu ngâm mình dưới nước thường xuyên. 

Dẫu biết rằng xã hội bây giờ đã phát triển, công nghiệp hóa nông thôn, trâu không còn phải vất cả với người nông dân nữa. Những hình ảnh những chú trâu hiền lành, vững chãi, bình yên vẫn còn hiện hữu trong trái tim người dân Việt Nam. Trâu vẫn là con vật được người dân yêu quý nhất.

Thuyết minh về con trâu có sử dụng miêu tả

Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp hình ảnh những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu là người bạn thân thiết của người dân và gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và chúng được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Trâu có nguồn gốc là loài trâu rừng sống hoang dã. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uốn cong như hình một lưỡi liềm. Chúng được con người sử dụng làm đồ trang sức. Trâu thuộc loài động vật có vú, trâu nuôi con bằng sữa mẹ và trâu chủ yếu dùng để kéo cày. Một con trâu đực trung bình cày bừa từ 3-  4 sào, còn trâu cái có thể cày bừa từ 2 – 3 sào.

Trước kia trâu còn dùng dedre kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400 – 500kg. Con trâu có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể.

Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cây trồng. Trâu chính là tài sản nên được người nông dân chăm sóc rất chu đáo.

Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người dân Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy dân dã và lý thú. Trên lưng trâu có bao nhiêu là trò chơi như đọc sách, thả diều, thổi sáo…Những đứa trẻ đó lớn dần lên mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu tươi đẹp ấy.

Ngoài ra, trâu còn gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu, đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là một trong những lễ hội nổi tiếng và có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được nhà nước xác định là một trong 15 lễ hội của quốc gia. Bởi lẽ hội này không chỉ có giá trị văn hóa, tín ngưỡng độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.

Tuy ngày nay cuộc sống hiện đại, máy móc đã thay thế con người nhưng hình ảnh con trâu, cái cày vẫn gắn liền trong kí ức của bao thế hệ người dân Việt Nam.

Kết luận: Đây là những bài văn mẫu thuyết minh về con trâu hay và ấn tượng nhất mà các bạn có thể tham khảo nha.

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button