Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu thán từ là gì? Vị trí, vai trò của thán từ trong câu? Phân biệt thán từ với phó từ, trợ từ,…
Thán từ là gì?
Thán từ là những từ ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc để gọi đáp.
Bạn đang xem bài: Thán từ là gì? Vị trí, vai trò của thán từ trong câu? Phân biệt thán từ với trợ từ, phó từ
Ví dụ: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
Vị trí của thán từ trong câu
Thán từ được tách riêng thành 1 câu đặc biệt để bổ nghĩa cho câu phía sau nó.
Ví dụ: Trời ơi! Tôi biết làm sao bây giờ.
Từ “trời ơi” là một câu đặc biệt và cũng là thành phần thán từ trong câu.
Thán từ là một bộ phận trong câu và có thể đứng ở vị trí đầu hay giữa câu.
Ví dụ: Này, bạn đi đâu đó?
Thán từ “này” đứng vị trí đầu câu.
Các loại thán từ phổ biến
Trong chương trình ngữ văn lớp 8 thì thán từ được chia thành 2 loại gồm:
Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm các từ như “ôi, trời ơi, than ôi…”
Ví dụ: Chao ôi! Hôm nay trời nóng quá.
Thán từ gọi đáp: gồm các từ như “ này, hỡi, ơi, vâng, dạ…”
Ví dụ: Này, con sắp muộn giờ học rồi đó.
Trợ từ là gì
Theo định nghĩa trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 8 trợ từ thán từ, ta thấy khái niệm của trợ từ trong tiếng Việt là: Thường chỉ có một từ ngữ trong câu được sử dụng nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến ở từ ngữ đó.
Có 2 loại trợ từ chính trong tiếng Việt mà bạn cần ghi nhớ, cụ thể:
- Trợ từ dùng để nhấn mạnh: Loại trợ từ này được sử dụng nhằm nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó, bao gồm những từ như: những, cái, thì, mà, là…
- Trợ từ nhằm biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật, bao gồm các từ như: chính, ngay, đích thị…
Vai trò của trợ từ và thán từ trong câu
Vai trò của trợ từ trong câu là được sử dụng để biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó đang được nhắc đến.
Vai trò của thán từ chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc.
Ví dụ về trợ từ và thán từ:
Cùng tham khảo một số ví dụ về trợ từ và thán từ để không chỉ làm tốt các bài tập về trợ từ thán từ mà còn biết cách sử dụng trong khi giao tiếp với mọi người nhé!
Ví dụ về trợ từ:
- Người có giọng hát hay nhất khối 9 đích thị là Trâm Anh.
Như vậy, trợ từ được sử dụng trong câu trên là loại trợ từ nhấn mạnh, đó là từ: đích thị. Từ đích thị đã nhấn mạnh hơn cho người nghe về việc Trâm Anh là người có giọng hát hay nhất khối lớp 9.
- Chính bạn Hoàng là người nói chuyện riêng trong giờ học Ngữ Văn.
Trợ từ chính trong ví dụ trên được sử dụng để nhằm đánh giá về hiện tượng bạn Hoàng là đối tượng đang nói chuyện riêng trong giờ học.
Ví dụ về thán từ:
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Có thể thấy trong câu trên, thán từ được sử dụng là từ: than ôi.
- Trời ơi, tại sao anh ấy lại đối xử với họ như vậy cơ chứ?
Thán từ ở trong ví dụ trên là từ: trời ơi.
Phân biệt phó từ, trợ từ và thán từ
Có khá nhiều bạn chưa phân biệt được. Cùng xem sự khác nhau giữa các loại từ: phó từ, trợ từ và thán từ là gì để sử dụng sao cho hợp lý trong cuộc sống cũng như trả lời đúng trong các bài kiểm tra Ngữ Văn nhé!
Phó từ | Trợ từ | Thán từ | |
Khái niệm | Phó từ gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ và tính từ nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ đó trong câu. Cụ thể:
|
Trợ từ thường chỉ có một từ ngữ trong câu, được sử dụng nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói tới ở từ ngữ đó. | Thán từ là những từ ngữ được sử dụng trong câu với mục đích nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng được dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Vị trí mà thán từ thường xuất hiện nhiều nhất trong câu là ở vị trí đầu câu. |
Vai trò | Phó từ đi kèm với động từ và tính từ với vai trò bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này về các phương diện cụ thể sau:
|
Vai trò của trợ từ trong câu là được sử dụng để biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó đang được nhắc đến. | Vai trò của thán từ chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc. |
Phân loại | Tùy theo vị trí trong câu so với các động từ, tính từ thế nào mà phó từ có thể được chia thành 2 loại như sau:
– Phó từ quan hệ thời gian như: đã, sắp, từng… – Phó từ chỉ mức độ như: rất, khá… – Phó từ chỉ sự tiếp diễn như: vẫn, cũng… – Phó từ chỉ sự phủ định như: không, chẳng, chưa… – Phó từ cầu khiến như: hãy, thôi, đừng, chớ…
– Bổ nghĩa về mức độ như: rất, lắm, quá… – Bổ nghĩa về khả năng như: có thể, có lẽ, được… – Bổ nghĩa về kết quả như: ra, đi, mất… |
Có 2 loại trợ từ chính trong tiếng Việt mà bạn cần ghi nhớ, cụ thể:
|
Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn Lớp 8, thán từ bao gồm 2 loại đó là:
Ví dụ: Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp.
Ví dụ: Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó. |
Ví dụ |
=> Phó từ không thể hiện sự phủ định
=> Phó từ đang chỉ ý nghĩa sự việc này xảy ra ở hiện tại.
=> Phó từ cũng là phó từ thể hiện sự tiếp diễn hai nghề nghiệp của chủ ngữ ca sĩ Hoàng Dũng.
=> Phó từ rất đã nhấn mạnh mức độ đẹp hơn mức bình thường của chiếc áo.
=> Phó từ chớ thể hiện sự cầu khiến không nên mất bình tĩnh, sớm bỏ cuộc.
|
=> Có thể thấy trong câu trên, thán từ được sử dụng là từ: than ôi . |
=> Như vậy, trợ từ được sử dụng trong câu trên là loại trợ từ nhấn mạnh, đó là từ: đích thị . Từ đích thị đã nhấn mạnh hơn cho người nghe về việc Trâm Anh là người có giọng hát hay nhất khối lớp 9.
=> Trợ từ chính trong ví dụ trên được sử dụng để nhằm đánh giá về hiện tượng bạn Hoàng là đối tượng đang nói chuyện riêng trong giờ học. |
Bài tập ôn luyện trợ từ, thán từ
Bài tập 1: Xác định trợ từ, thán từ trong các ví dụ sau:
a) Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông Giáo ạ!
b) Vâng, ông giáo dạy phải đối với chúng mình thế là sung sướng.
Đáp án:
Trợ từ trong câu a là “cả “
Thán từ trong câu a, b là “ạ, vâng”
Bài tập 2: Chỉ ra các trợ từ trong các câu sau:
a) Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
b) Mấy cậu đi trước ôm ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa.
Đáp án: Các trợ từ trong 2 câu sau là “chính, nhiều”
Bài tập 3: Chỉ ra các thán từ trong các câu sau:
a) Vâng! Ông giáo dạy phải!
b) Vâng! Cháu cũng đã nghĩ như cụ.
c) Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
Đáp án: Các thán từ là “Vâng, này”
Thán từ trong ví dụ trên là “than ôi”, được đặt ngay đầu câu và tách ra một câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc than ôi về thời xưa nay đã không còn huy hoàng.
Qua bài viết ở trên, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giúp các em học sinh hiểu rõ thán từ là gì? vị trí, tác dụng của thán từ trong câu, phân biệt thán từ với phó từ, trợ từ,… Các em học sinh có thể truy cập website Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp