Tài liệu hướng dẫn soạn bài chính tả nghe viết với chủ đề Việt Nam thân yêu theo chuẩn chương trình mới vô cùng dễ hiểu và chi tiết sẽ giúp các em có thể tiếp thu bài một cách tốt nhất. Bố mẹ cũng có thể tham khảo tài liệu và hướng dẫn con có những bài học thật hay!
Bạn đang xem bài: Soạn bài Chính tả (Nghe – viết) Việt Nam thân yêu lớp 5 trang 6
I. Bài nghe viết Việt Nam thân yêu
Việt Nam thân yêu
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Nguyễn Đình Thi
Chú ý: Một số từ ngữ dễ sai như mênh mông, biển lúa, dập dờn,….
II. Quy tắc viết chính tả ng/ngh, gh/g, c/k
Ghi nhớ bảng sau:
Âm đầu | Đứng trước i, ê, a | Đứng trước các âm còn lại |
---|---|---|
Âm “cờ” | Viết là k | Viết là c |
Âm “gờ” | Viết là gh | Viết là g |
Âm “ngờ | Viết là ngh | Viết là ng |
1. Âm “cờ”
+ Khi đứng trước “i, e, ê” thì viết là k
Ví dụ: kỉ niệm, thước kẻ, kể chuyện, mẹ kế, bút kí, đố kị, bánh kẹo, kêu tên,….
+ Khi đứng trước các âm còn lại thì viết là c
Ví dụ: con gà, cô gái, cổng trời, cuối cùng, cậu mợ,….
2. Âm “gờ”
+ Khi đứng trước “i, ê, e” thì viết là gh
Ví dụ: ghi nhớ, ghê gớm, cái ghe, ghé sát tai, ghì chặt,….
+ Khi đứng trước các âm còn lại thì viết là g
Ví dụ: con gà, gào thét, gồ ghề, gầm gừ, gánh chịu,….
3. Âm “ngờ”
+ Khi đứng trước “i, ê, e” thì viết là ngh
Ví dụ: nghỉ ngơi, lắng nghe, nghèo khó, nghi ngờ,…
+ Khi đứng trước các âm còn lại thì viết là ng
Ví dụ: ngày tháng, ngây thơ, ngao ngán, ngớ ngẩn,…
III. Hướng dẫn làm bài tập SGK
Câu 1 (trang 6 sgk Tiếng Việt 5): Nghe – viết: Việt Nam thân yêu
Trả lời:
Học sinh tự viết.
Câu 2 (trang 6 sgk Tiếng Việt 5): Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài văn sau. Biết rằng:
1: Chứa tiếng bắt đầu bằng chữ ng hoặc ngh.
2: Chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc gh.
3: Chứa tiếng bắt đầu bằng chữ c hoặc k.
Trả lời:
Ngày Độc lập
Mùng 2 tháng 9 năm 1945 – một ngày đáng ghi nhớ. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát ngát cờ, đèn, hoa và biểu ngữ.
Các nhà máy đều nghỉ việc. Chợ búa không họp. Mọi hoạt động sản xuất, buôn bán của thành phố tạm ngừng. Già, trẻ, gái, trai đều xuống đường. Mọi người đều thấy mình cần có mặt trong ngày hội lớn của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng triệu đồng bào. Lời của vị lãnh tụ điềm đạm, ấm áp, khúc chiết, rõ ràng; từng câu, từng tiếng đi vào lòng người.
Đọc đến nửa chừng, Bác dừng lại hỏi:
– Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?
Người người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:
– Co…o…ó!
Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một.
Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề độc lập. Đó là ý chí của toàn dân Việt Nam kiên quyết thực hiện lời Chủ tịch trong bản Tuyên ngôn : “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Lịch sử đã sang trang. Một kỉ nguyên mới bắt đầu: kỉ nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
Theo Võ Nguyên Giáp
Câu 3 (trang 7 sgk Tiếng Việt 5): Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống:
Trả lời:
****************************
Sau khi tham khảo bài soạn chính tả Nghe – viết: Việt Nam thân yêu trên đây, hy vọng rằng các em có thể nắm được các quy tắc chỉnh tả được tổng hợp trong bài, qua đó hoàn thành tốt các bài tập liên quan nhé. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn