Câu rút gọn là gì? Khái niệm, tại sao nên sử dụng cách rút gọn câu, tác dụng, ví dụ minh họa sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này. Hãy tham khảo bên dưới với THPT Phạm Hồng Tháingay nhé !
- Tuyệt chiêu làm đẹp sau sinh với cách làm rượu gừng cho bà đẻ
- Gardenscapes Mod v5.8.6 Full tiền (Mod rất nhiều tiền)
- Hồ sơ EPEX – Nhóm nhạc EPEX – Thông tin thành viên EPEX – EPEX Profile
- Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm?
- Từ láy là gì? Tác dụng của từ láy? Phân biệt từ láy và từ ghép
Video hướng dẫn câu rút gọn là gì ?
Bạn đang xem bài: Rút gọn câu là gì? Ví dụ, bài tập chi tiết
Khái niệm câu rút gọn là gì?
Dưới đây là hướng dẫn thế nào là câu rút gọn cho ví dụ :
a – Khái niệm thế nào là câu rút gọn ?
Thế nào là rút gọn câu : Rút gọn câu là việc chúng ta lược bỏ bớt một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả hai nhưng người đọc, người nghe vẫn hiểu được câu rút gọn đó.
Qua khái niệm này bạn đã biết câu rút gọn là câu như thế nào rồi chứ !
b – Tác dụng rút gọn câu
- Giúp câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp lại nhiều từ ngữ.
- Ngụ ý hành động là chung của mọi người, trong một số trường hợp thường hay lược bỏ chủ ngữ.
c – Ví dụ về câu rút gọn
Ví dụ 1: Rút gọn thành phần chủ ngữ câu
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Trong câu này đã lược bỏ thành phần chủ ngữ “ chúng ta” có ngụ ý đó là hành động chung của mọi người.
Ví dụ 2: Rút gọn thành phần vị ngữ trong câu
Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
Câu trên đã lược bỏ thành phần vị ngữ “ đuổi theo nó” có tác dụng tránh lặp lại từ, giúp truyền đạt thông tin nhanh hơn.
Ví dụ 3: Rút gọn thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu
Bạn A: Bao giờ bạn đi xem phim.
Bạn B: Sáu giờ.
Ta thấy câu “ sáu giờ” đã rút gọn cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ, có tác dụng làm câu ngắn gọn hơn.
d – Những lưu ý khi rút gọn câu
- Rút gọn câu cần căn cứ, tùy thuộc vào văn cảnh, người giao tiếp với mình để tránh các trường hợp khiếm nhã khi nói, gây khó hiểu cho người nghe.
- Câu rút gọn không phải là kiểu câu cố định, nó là kết quả của thao tác rút gọn câu. Về bản chất, câu rút gọn chính là câu đơn và câu ghép.
- Chỉ khi rút gọn 1 trong hai thành phần là chủ ngữ và vị ngữ hoặc cả CN – VN thì mới được coi là câu rút gọn. Các thành phần phụ như trạng ngữ, khởi ngữ không được tính là rút gọn câu.
Hướng dẫn ví dụ câu rút gọn vị ngữ
Bài 1 :
a) Đang đi chơi ở công viên
=>Rút gọn chủ ngữ
b)Hôm qua ai cho cậu mượn quyển sách này?
-Lan
=>Rút gọn vị ngữ
c)Bao giờ bạn đi học?
-Ngày mai
=>Rút gọn cả chủ và vị ngữ
Bài 2:
*Xác định thời gian,nơi chốn
-Một đêm mùa xuân.
*Liệt kê,thông báo về sự tồn tại của sự vật
-Đoàn thuyền nhốn nháo.
*Bộc lộ cảm xúc
-Trời ơi!
*Gọi đáp
-Mai!
Hướng dẫn lấy 5 ví dụ về câu rút gọn
-Rút gọn câu là khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn
-Ví dụ :+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( bỏ chủ ngữ )
+ Mai cậu đi đâu đấy?
Hà Nội ( bỏ chủ ngữ)
+Hai ba người đuổi theo con chim . Rồi ba bốn người , sáu bảy người ( bỏ vị ngữ )
– Tác dụng :
+ Làm cho câu gọn hơn , vừa thông tin được nhanh vừa tránh những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
+ Ngụ ý hành động , đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ)
Bài tập về câu rút gọn
Dưới đây là bài tập về câu rút gọn, có đáp án :
Câu hỏi bài tập 1
Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ dưới đâu. Khôi phục những thành phần câu được rút gọn. Rút gọn câu như vậy để làm gì?
Đồn rằng quan tướng có danh,
Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai
Ban khen rằng “Ấy mới tài”
Ban cho cái áo với hai đồng tiền
Đánh giặc thì chạy trước tiên
Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra
Giặc sợ giặc chạy về nhà
Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân.
Đáp án bài tập 1
Các câu rút gọn trong bài tập 1 gồm:
- Đồn rằng quan tướng có danh
- Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai
- Ban khen rằng “Ấy mới tài”
- Ban cho cái áo với hai đồng tiền
- Đánh giặc thì chạy trước tiên
- Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra
- Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân.
Khôi phục các câu bị rút gọn:
- Người ta đồn rằng quan tướng có danh
- Hắn cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai
- Vua ban khen rằng “Ấy mới tài”
- Và ban cho cái áo với hai đồng tiền
- Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên
- Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra
- Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân.
Tác dụng của việc rút gọn câu trong bài tập 1
Để diễn đạt ý nghĩa các câu xúc tích hơn và số chữ trong 1 dòng thể loại ca dao – tục ngữ được quy định rất hạn chế
Đề bài tập 2
- Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không?Vì sao?
- Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.
Đáp án bài tập 2
- Các câu “Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co” thiếu thành phần chủ ngữ.
- Không nên rút gọn câu như vậy mà nên thêm chủ ngữ “chúng em”.
- Bởi vì không thể lấy chủ ngữ “Trường em” để ta liên tưởng đến vị trí của chủ ngữ.
Câu hỏi bài tập 3
Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn (in đậm) dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép?
- Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.
- Con ngoan thế, bài nào được điểm 10 thế?
Bài kiểm tra toán
Đáp án bài tập 3
- Chúng ta cần thêm thành phần chủ ngữ vào câu “ Thưa mẹ, Bài kiểm tra toán”
- Việc thêm thành phần chủ ngữ sẽ giúp câu nói của người con lễ phép hơn và tôn trọng người mẹ của mình.
kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi rút gọn câu là gì? Cách sử dụng, ví dụ và giải bài tập ví dụ trong sách giáo khoa chi tiết.
Từ khóa tìm kiếm : ví dụ về rút gọn câu,câu rút gọn chủ ngữ,những câu rút gọn,vd câu rút gọn,cách dùng câu rút gọn,tác dụng của rút gọn câu,câu rút gọn là j,khái niệm rút gọn câu,câu rút gọn ví dụ,bài tập câu rút gọn,cau rut gon,câu rút gọn là gì cho ví dụ,ví dụ rút gọn câu,cho ví dụ về câu rút gọn,câu rút gọn là câu gì,lấy ví dụ về câu rút gọn
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp