Để câu thơ, lời văn hay và gây ấn tượng cho người đọc thì các tác phẩm thơ văn đều áp dụng nhiều biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật khác nhau. Tương tự, các nhà văn, nhà thơ đều xây dựng cho mình một phong cách ngôn ngữ nghệ thuật riêng. Vậy phong cách nghệ thuật là gì? Hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu chủ đề này nha.
- Tóm tắt chuyện chức phán sự đền tản viên
- Trợ giảng tiếng anh là gì? Điều kiện để trở thành trợ giảng tiếng anh
- Amin tính chất hoá học, công thức cấu tạo của Amin và bài tập – hoá 12 bài 9
- Bài văn mẫu lớp 11: Hình ảnh nhà nho Trần Tế Xương trong bài thơ Thương vợ của ông
- Series Kỹ Năng Liên Quân: Game là dễ khi nắm bắt cách chơi Richter
Định nghĩa phong cách nghệ thuật là gì?
Phong cách nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ.
Bạn đang xem bài: Phong cách nghệ thuật là gì?
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ có tính gợi hình, gợi cảnh được dùng trong văn bản nghệ thuật.
Phong cách nghệ thuật còn được sử dụng trong lời nói hằng ngày và cả trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, trong văn bản chính luận, để cho lí lẽ và lập luận có sức thuyết phục, lay động lòng người, người viết vẫn có lúc dùng những từ ngữ và viết những câu văn có tính hình tượng cụ thể và giàu sức biểu cảm.
Có bao nhiêu loại phong cách nghệ thuật?
Ngôn ngữ nghệ thuật được chia thành 3 loại chính gồm:
- Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự… Loại ngôn ngữ phong cách nghệ thuật này thường được sử dụng trong các tác phẩm văn học như truyện, tiểu thuyết và ít được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
- Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ, thành ngữ… loại này thường có giá trị nghệ thuật cao và sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và có giá trị về nội dung cao.
- Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng, cải lương… Loại này ít phổ biến nhất và người xem phải cảm nhận mới hiểu được phong cách nghệ thuật đó.
Tuy phong cách nghệ thuật được chia làm 3 loại chính như trên nhưng mỗi loại lại có thể chia thành nhiều thể loại nhỏ khác. Trong các thể loại này, các phương tiện diễn đạt có tính nghệ thuật đan xen lẫn nhau để người đọc thẩm bình, thưởng thức, giao cảm hoặc là cái hay của âm điệu hoặc vẻ đẹp chân thực sinh động của hình ảnh, hoặc những cảm xúc chân thành, gợi ra những nỗi niềm vui, buồn, yêu, thương trong cuộc sống.
Chính vì vậy mà tác dụng của phong cách nghệ thuật là thực hiện chức năng thông tin, chức năng thẩm mĩ như biểu hiện cái đẹp, khơi gợi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có mấy đặc trưng?
Phong cách nghệ thuật có 3 đặc trưng chính gồm tính hình tượng, tính truyền cảm hứng và tính cá thể hóa, chi tiết gồm:
a – Tính hình tượng
- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nhân hóa, nói giảm, nói tránh… Những phép tu từ này được dùng sáng tạo hoặc đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau.
- Tính hình tượng của phong cách nghệ thuật là có tính đa nghĩa. Từ ngữ, câu văn, hình ảnh hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật có khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau.
- Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật cũng quan hệ mật thiết với tính hàm súc là lời ít mà ý nghĩa sâu xa, rộng lớn. Người viết chỉ dùng một vài câu mà có thể gợi ra những hình tượng khác nhau.
b – Tính truyền cảm
Tính truyền cảm trong phong cách nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm sao cho người nghe, người đọc cùng vui, cùng buồn, cùng khóc, cùng yêu thích… Như chính người nói, người viết. Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc cho người đọc.
Năng lực gợi cảm xúc của phong cách nghệ thuật có được là nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng khách quan và tâm trạng chủ quan. Trong đó, ngôn ngữ thơ là giàu tính hình tượng nhưng có khi không có hình ảnh mà vẫn có sức hấp dẫn lạ thường, đó sự cảm thông sâu sắc với số phận, hoàn cảnh của con người.
Hay các tác phẩm văn xuôi, tiểu thuyết cũng rất dồi dào cảm xúc. Đó là nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tự sự, miêu tả với biểu cảm.
c – Tính cá thể hóa
Ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung của cộng đồng nhưng khi được các nhà văn, nhà thơ sử dụng thì ở mỗi người lại có khả năng thể hiện một giọng riêng, một phong cách viết riêng, không dễ bắt chước, pha trộn được.
Sự khác nhau về ngôn ngữ là ở cách dùng từ, đặt câu và ở cách sử dụng hình ảnh, bắt từ cá tính sáng tạo riêng của người viết. Chính những biện pháp xử lí ngôn ngữ đã tạo ra giọng điệu riêng, phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật.
Tính cá thể hóa còn được thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật, ở nét riêng trong phong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống trong tác phẩm.
Tính cá thể hóa trong phong cách nghệ thuật tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo, mới lạ, không trùng lặp.
Phong cách nghệ thuật của một số nhà văn, nhà thơ nổi tiếng
Phong cách nghệ thuật của nam cao là gì?
Nhà văn Nam Cao có 5 phong cách nghệ thuật chính gồm:
Cái nhìn hiện thực khách quan
Nam Cao có cái nhìn hiện thực mới mẻ, sâu sắc, luôn quan tâm đến thế giới tinh thần của con người và đặc biệt day dứt trước tình trạng nhân phẩm, nhân cách bị hủy hoại của con người bởi cuộc sống khổ cực. Ông tập trung phản ánh những bi kịch tinh thần đau đớn, phản ánh sự tha hóa, sự thói mòn về nhân phẩm của con người trong chế độ cũ.
Và từ những tác phẩm của Nao Cao mà chúng ta đã học thì mục đích cuối cùng là tiếng nói “ hãy cứu lấy nhân phẩm của con người”.
Chất giọng
Mỗi nhà văn đều có một chất giọng riêng đặc trưng không lẫn với bất kỳ ai, ông không tạo cho mình một chất giọng chủ đạo mà ông đa thanh hóa giọng điệu. Ta bắt gặp trong văn chương Nam Cao giọng tổng hợp của những cái đối nghịch là bị và hài, trữ tình và triết lý, cụ thể và khách quan, vừa khách quan tỉnh táo và lạnh lùng, vừa trĩu nặng suy tư và đằm thắm yêu thương
Nghệ thuật viết truyện
Nam Cao có phong cách nghệ thuật viết truyện vừa chân thực vừa có tính khái quát cao. Đọc các tác phẩm của Nam Cao chúng ta có cảm giác như đây là những truyện nói về đời thường đơn sơ, bình dị, dường như nhà văn không hề hư cấu những từ, những câu trong đời thực nhưng nhà văn đã làm nổi bật những vấn đề của xã hội, nhân sinh to lớn sâu sắc. Những truyện của Nam Cao thắm đậm ý vị và triết lý sâu xa.
Nam Cao đã xây dựng được nhân vật chân thực và sống động như các nhân vật bất hủ như Chí Phèo, lão Hạc, Bá Kiến… Nam Cao có sợ trường đặc biệt trong việc phân tích diễn biến tâm lí nhân vật, ngòi bút sắc sảo của nhà văn đã khắc sâu vào tâm lí của con người, thể hiện những diễn biến phức tạp trong nội tâm.
Ngôn ngữ
Nam Cao có cách sử dụng ngôn ngữ sống động, uyển chuyển, linh hoạt, tinh tế, gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Có những tác phẩm của Nam Cao được viết bằng ngôn ngữ văn xuôi hiện đại có tính đa thanh phức điệu, ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ của nhân vật,
Kết cấu mới mẻ, hiện đại
Thoạt nhìn, các truyện của Nam Cao có vẻ phóng túng, tùy tiện nhưng thực chất rất chặt chẽ. Các tác phẩm của Nam Cao thường không theo trình tự thời gian mà theo những diễn biến tâm lí nhân vật, cách vào đề thường rất đột ngột, vừa có tác dụng lôi cuốn người đọc, vừa làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Cách kết thúc truyện thường có kết thúc bỏ ngỏ, không có hậu, có dụng ý nghệ thuật rõ rệt, kích thích suy tư của người đọc.
Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi phong cách nghệ thuật là gì? chi tiết và đầy đủ nhất.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp