Tổng hợp

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu một số bài văn mẫu: Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu

Mở bài: – Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Bạn đang xem bài: Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Thân bài: Cái tôi trữ tình đầy mới mẻ:

Cái tôi trữ tình đầy mới mẻ:

– Muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để lưu giữ lại những vẻ đẹp bình dị đang diễn ra ở cuộc đời.

– Cái tôi táo bạo, mạnh mẽ, muốn thay đổi cả quy luật của tạo hóa để lưu giữ vẻ đẹp của trần thế.

=> Thể hiện tấm lòng yêu tha thiết của Xuân Diệu đối với cuộc sống, với thiên nhiên mùa xuân, mà sâu xa là sự tiếc nuối, sợ hãi bản thân không so kịp với bước chân của tạo hóa…

Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu

1. Phân tích bài thơ vội vàng của Xuân Diệu, mẫu số 1

Trong phong trào thơ Mới, ngoài cái kỳ dị bí ẩn nhiều đau thương của Hàn Mặc Tử, sự quê mùa chân chất của Nguyễn Bính, nỗi buồn mênh mang, ảm đạm của Huy Cận thì Xuân Diệu đã nổi lên như một hiện tượng độc đáo, đầy mới lạ và nhiều sức hấp dẫn. Ông đã mang đến cho cả thi đàn một luồng gió mới, trẻ trung, yêu đời, nồng nhiệt và đắm say, như một kẻ si tình đang vội vã khỏa lấp đi những nỗi trống rỗng, thiếu vắng trong lòng, một kẻ “tham lam” tận hưởng những màu sắc, hương vị bình thường giữa cuộc đời. Đọc thơ Xuân Diệu người nào chê thì phê phán đến bỏ, người đã thích thì ca ngợi hết lời, và những người thích thú ấy lại đa số là những người trẻ, dạt dào sức sống. Vội vàng là một trong những tứ thơ nổi bật và xuất sắc nhất của Xuân Diệu khi thể hiện được hầu hết phong cách sáng tác cũng như những quan niệm sống, những triết lý nhân sinh sâu sắc của tác giả.

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”

Trong bốn câu thơ đầu tiên Xuân Diệu đã bộc lộ cái tôi cá nhân của mình một cách rõ rệt và đặc sắc bởi những ước muốn kỳ lạ có phần hoang đường và nông nổi khi tác giả muốn “tắt nắng”, “buộc gió” những sự việc tưởng chừng như xa vời và không thể xảy ra. Đằng sau suy nghĩ táo bạo ấy là một tình yêu tha thiết với cuộc đời, vì yêu nên người thi sĩ luyến tiếc tất cả vẻ đẹp bình dị đang diễn ra ở cuộc đời này. Đối với Xuân Diệu màu nắng chói chang của mùa hạ hay nhàn nhạt của mùa thu đều thực đẹp và thực quý giá, mà bản thân Xuân Diệu muốn thứ nắng ấm áp ấy mãi được tồn tại để chiêm ngưỡng, tận hưởng.

Nhà thơ muốn “buộc gió” là bởi vào mùa xuân trăm hoa đua nở, hương sắc ngào ngạt, buộc gió để hương thơm của hoa lá, cây cỏ không bị phai nhạt, hư vô trong không gian. Có thể nói rằng cái tôi của Xuân Diệu được thể hiện một cách vô cùng độc đáo vừa ngây thơ, khát khao sở hữu như một đứa trẻ hồn nhiên lại cũng vừa táo bạo, mạnh mẽ khi muốn thay đổi cả tạo hóa. Tất cả những điều ấy đều thể hiện tấm lòng yêu tha thiết của Xuân Diệu đối với cuộc sống, với thiên nhiên mùa xuân, mà sâu xa là sự tiếc nuối, sợ hãi bản thân không so kịp với bước chân của tạo hóa, không thể tận hứng mà tận hưởng hết tất thảy những điều bình dị trong cuộc đời vốn còn nhiều tươi đẹp này.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Chính từ nhận thức mới mẻ rằng vẻ đẹp thực sự chính là xuất phát từ những điều bình dị, giản đơn xung quanh cuộc sống thường ngày chứ không phải ở một chốn bồng lai tiên cảnh nào xa xôi. Xuân Diệu đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên mùa xuân thực sinh động và hấp dẫn, bộc lộ rõ tình cảm nồng nàn, đắm say của ông đối với mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình bởi từng vần thơ của ông dù vui hay buồn vẫn luôn rất tình tứ, lãng mạn. Ở Vội vàng cũng thế,  trong lúc sôi nổi, đắm say và nhiệt huyết nhất khi nhìn về cảnh sắc mùa xuân, ánh mắt của người nghệ sĩ cũng tràn ngập tình yêu, niềm hạnh phúc đã đầy. Điều đó thể hiện rõ trong từng câu thơ khi ở bức tranh thiên nhiên hầu như mọi cảnh vật đều có đôi có cặp, lãng mạn và tình tứ, ong bướm thì ngọt ngào đắm say tuần tháng mật. Hoa trong đồng nội xanh rì thực hòa hợp viên mãn, lá với cành tơ cũng lả lướt đón đưa, và khúc tình si của cặp yến oanh lại càng làm cho khung cảnh mùa xuân thêm phần rộn rã tươi đẹp.

Đặc biệt ở câu thơ “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi” lại càng làm cho bức tranh mùa xuân thêm phần lãng mạn, trong trẻo và ấm áp tình người. Hình ảnh hàng mi ánh lên màu nắng sớm là một hình ảnh đẹp và lãng mạn, khi Xuân Diệu đã khéo léo để con người xuất hiện và hòa nhập với thiên nhiên, yêu thiên nhiên một cách rất đỗi dịu dàng, đó có thể là một nàng thơ trẻ tuổi dạo bước trong khu vườn, cả người phủ một màu nắng nhàn nhạt, mà hàng mi cong vút lại bắt mắt hơn cả. Đó cũng có thể là bóng dáng người nghệ sĩ đang bận tận hưởng mùa xuân, trong cảm giác mơ màng, đôi mắt khép hờ hững khiến nắng ánh lên hàng mi. Chung quy lại dù hiểu theo cách nào Xuân Diệu cũng đã rất thành công khi đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên thực hài hòa, tràn đầy sức sống, cả sức sống của thiên nhiên lẫn sức sống của con người. Càng bộc lộ được tấm lòng yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.

Đến câu thơ cuối cùng triết lý nhân sinh sâu sắc của Xuân Diệu được bộc lộ một các tinh tế rằng “Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa”, như vậy đối với tác giả một ngày được sống, được tỉnh giấc chính là một niềm vui lớn, tựa như thần, như thánh ngự trước cửa. Và Xuân Diệu, bản thân ông chỉ mong mỗi ngày được sống hạnh phúc, được tận hưởng cuộc sống bình dị êm đềm, được sống giữa thiên nhiên xuân sắc, đó đã là điều hạnh phúc quá đỗi lớn lao, chứ chẳng mong cầu tìm bình yên, vui sướng giữa chốn bồng lai tiên cảnh, xa rời nhân thế. Từ đó cũng thấy được quan niệm sống thực tế, đơn giản, không mưu cầu những thứ cao xa, ngoài tầm với, mà trái lại Xuân Diệu hết sức trân trọng cuộc sống trước mắt, trân trọng từng giây phút tuổi trẻ giây phút được sống trên trần gian.

Câu thơ “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần” là sự chuyển đổi cảm xúc mạnh mẽ và thú vị, xưa nay người ta vẫn tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên bằng thính giác, xúc giác, thị giác, thì đến Xuân Diệu ông còn tận hưởng mùa xuân bằng cả vị giác. Vì quá đỗi yêu thích, quá đỗi khao khát vẻ đẹp của mùa xuân mà ông vừa thấy nó ngon ngọt, vừa muốn được tận hưởng được “hôn” vào mùa xuân. Đang trên đà cảm xúc thăng hoa tột bậc của sự sung sướng hạnh phúc, bỗng nhiên tâm trạng của thi sĩ chùng lại:

 “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

 Xuân Diệu đang mơ màng trong bức tranh thiên nhiên mùa xuân đậm sắc hương vị, thế nhưng giữa cái sung sướng ấy nhà thơ bất chợt dừng lại vội vã nuối tiếc mùa xuân ngay chính giữa mùa xuân. Quả thực đó là một cách nghĩ vô cùng kỳ lạ và khó hiểu, thế nhưng chính cái sự ưu lo, tiếc nuối lạ lùng ấy lại là chi tiết cho thấy tấm lòng khao khát, trân trọng mùa xuân và tuổi trẻ của Xuân Diệu nó tha thiết, sâu đậm hơn bao giờ hết. Đồng thời cũng là cánh cửa để ở ra những triết lý nhân sinh mới mà tác giả muốn truyền đạt.

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;”

Xuân Diệu hiểu và nắm rõ được quy luật không thể thay đổi của tạo hóa “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua/Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”, thời gian thấm thoát thoi đưa, năm này qua tháng nọ, cứ lặng lẽ trôi đi mà không vì một ai mà dừng lại. Cùng với bước đi của tạo hóa tuổi xuân của con người cũng theo đó mà tàn phai, héo úa dần theo năm tháng, không một ai có thể chống lại bước đi của thời gian, cũng không thể sống mãi cùng năm tháng, tuổi trẻ qua đi, tuổi già ập đến, con người chẳng ai thoát khỏi một vòng sinh lão bệnh tử. Tác giả nghĩ đến mùa xuân qua đi rồi xuân lại về, một vòng tuần hoàn lặp lại mãi mãi, thế nhưng còn bản thân ông lại chỉ có một cuộc đời, một tuổi xuân duy nhất. Chính lẽ ấy Xuân Diệu đâm ra tiếc nuối và hờn giận “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật/Không cho dài thời trẻ của nhân gian”. Tác giả yêu cuộc sống, khao khát mùa xuân và tuổi trẻ đến độ hờn dỗi, than trách cả tạo hóa, thậm chí muốn ông trời cho mình thêm một thời thanh xuân tươi đẹp. Ấy rồi Xuân Diệu càng trở nên buồn bã, ảm đạm trong những vần thơ chứa đựng đầy nỗi tiếc nuối:

 “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”,

Tác giả ý thức được sự ngắn ngủi của đời người, của cuộc sống thế nên đối với ông việc tạo hóa tuần hoàn cũng chẳng có nghĩa lý gì khi cuộc đời chỉ có một, chẳng thể lặp lại lần nữa. Đồng thời cũng thể hiện được cá tính, cái tôi ngông cuồng, dám vượt lên để đứng ngang hàng cùng vũ trụ, đề cao bản ngã, khi nhận định rằng còn trời đất nhưng đã không còn bản thân mãi mãi, thể hiện sự mất mát sánh ngang với trời đất. Chính lẽ ấy, Xuân Diệu không kìm lòng được mà tiếc cả đất trời, tiếc nuối hết tất thảy những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống. Cái tấm lòng vừa bao la, vừa tham lam tiếc nuối của Xuân Diệu thật đáng yêu và cũng thật sâu sắc, khi đã mở ra trong lòng độc giả những quy luật tuần hoàn tàn nhẫn của tạo hóa, khiến chúng ta nhận thức được sự quý giá của tuổi trẻ, tạo động lực để con người ta sống có ý nghĩa hơn, tránh để lại nhiều tiếc nuối trong cuộc đời. Và bản thân Xuân Diệu cũng chính là người mạnh mẽ tìm ra giải pháp cho bản thân khi sớm nhận ra những quy luật của thời gian, ông vội vã lao vào sống, lao vào tận hưởng đến gấp đôi, gấp ba lần, như một kẻ đói đứng trước rừng cao lương mỹ vị.

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Câu thơ “Mau đi thôi/Mùa chưa ngả chiều hôm” chính là lời tự thúc giục, động viên bản thân, cũng như nhiều thế hệ trẻ phải nhanh bước chân chạy đua với thời gian mà tận hưởng của sống, tận hưởng những cảnh đẹp, ý vui ngay chính tại nhân gian này chứ không phải ở một nơi nào đó xa xăm. Tấm lòng khát khao, rạo rực của người nghệ sĩ như “muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”, dành trọn hết tất cả những gì xanh tươi, trẻ trung trong vũ trụ, muốn được bay bổng cùng với “mây đưa, gió lượn”, muốn được đã đầy say đắm trong tình yêu và mật ngọt của tuổi trẻ. Tất cả những điều tuyệt vời ấy Xuân Diệu chỉ muốn gộp, muốn “thâu” hết lại trong một “cái hôn nhiều” đắm say, mơ màng và sâu sắc.

Lòng người nghệ sĩ chỉ muốn tận hưởng càng nhiều, nhiều hơn nữa, với ông bao nhiêu cái xinh đẹp của thời tươi cũng là chẳng đủ, ông muốn sống hai ba lần chỉ trong một đời người. Thế nên cái tốc độ, cái vội vàng, những cái mà ông muốn tận hưởng, muốn ôm trọn cũng gấp tới vài ba lần. Nếu có điều quở trách người ta chỉ dám quở: Xuân Diệu sao tham sống quá, tham tận hưởng cái cuộc đời vốn bình dị này quá mà đâu biết rằng đối với ông những thứ cây cỏ, ánh sáng của thế gian này lại chính là thứ quý giá và tươi đẹp nhất trên đời. Có vậy mới thấy Xuân Diệu trong thơ dường như muốn tận hưởng mãi, không có điểm dừng, thế nhưng ông lại cũng là người sáng suốt khi biết thế nào là hạnh phúc, biết đủ và biết kiếm tìm vẻ đẹp cuộc sống ở nơi nhân gian trần thế, chứ  chẳng hão huyền tịm tận chín tầng mây như nhiều văn nhân, nghĩa sĩ xưa.

Câu thơ cuối bài “Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi!” là một câu thơ giàu xúc cảm và rất tình tứ, thể hiện được cái lãng mạn vừa phóng khoáng vừa ngông cuồng, cũng như tình yêu mãnh liệt của Xuân Diệu đối với mùa xuân. Đối với ông chỉ cảm nhận, mắt thấy tai nghe còn chưa đủ, mà người còn muốn được cắn thử, nếm thử cái hương sắc tuyệt vời của mùa xuân, được tận hưởng một cách trọn vẹn nhất thì mới nguôi ngoai những nỗi tiếc nuối, hoang mang trong lòng, mới lấy lại được sự cân bằng trong những cảm xúc bâng khuâng vì sợ tuổi xuân trôi đi mất.

Vội vàng của Xuân  Diệu là một bài thơ rất mới, mới về cả cách nhìn nhận, quan niệm thẩm mỹ, cho đến cách truyền tải cảm xúc, triết lý nhân sinh, tất cả đều được tác giả thể hiện một cách tinh tế, cũng vừa độc đáo với lối thơ tự do, khuynh hướng lãng mạn kiểu Pháp, cùng với hệ thống từ ngữ phong phú giàu sức gợi. Tác phẩm không chỉ bộc lộ những quan niệm mới mẻ về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ, mà còn mang đến cho người đọc cách nhìn nhận về cuộc sống, về việc tìm kiếm hạnh phúc, cũng như cách trân trọng và sống một cuộc đời có ý nghĩa, để tuổi xuân không bị lãng phí trong nhiều tiếc nuối.

—————–HẾT BÀI 1—————

2. Phân tích bài thơ vội vàng của Xuân Diệu, mẫu số 2

Trong phong trào Thơ mới, Xuân Diệu không phải là nhà thơ tiên phong đầu tiên, tuy nhiên khi vừa mới xuất hiện trên diễn đàn thơ ca, với những sáng tác đỉnh cao mang phong cách riêng độc đáo, ông được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất”. Tác phẩm “Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” (1938) đã thể hiện thành công tiếng lòng yêu đời và khát khao sống mãnh liệt và quan điểm sống tích cực, hiện đại của nhà thơ Xuân Diệu, đồng thời là sự kết hợp giữa cảm xúc và triết lí, cùng những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật.

Ngay từ đầu tác phẩm, tác giả đã thể hiện khát vọng níu giữ vẻ đẹp, hương sắc cuộc đời:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”

Trong bốn câu thơ ngũ ngôn đầu tiên, bằng biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” kết hợp với điệp cấu trúc câu ở câu thơ thứ nhất và câu thơ thứ ba, tác giả đã nhấn mạnh chủ thể của hàng động và khát vọng mạnh mẽ, in đậm cái tôi cá nhân. Và chủ thể trữ tình cũng thể hiện rõ ước muốn hướng về đối tượng thông qua những hình ảnh độc đáo như “tắt nắng”, “buộc gió”, cho thấy ước muốn táo bạo của người thi sĩ để “màu đừng nhạt, hương đừng bay”. Điệp ngữ “cho, đừng” cùng điệp cấu trúc câu ở câu thơ thứ 2, 4 đã thể hiện mục đích đẹp đẽ của nhà thơ là trân trọng, níu giữ vẻ đẹp, hương sắc của cuộc đời. Như vậy, qua bốn câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể thấy được ước muốn lãng mạn của một thi sĩ với tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống sôi nổi, tha thiết.

Ở đoạn thơ tiếp theo, tác giả đã tái hiện bức tranh cuộc sống thực tại đẹp như thiên đường trên mặt đất:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

Điệp khúc “Này đây” xuất hiện trở đi trở lại trong các dòng thơ ở những vị trí khác nhau,, mang đến âm hưởng vui tươi, rộn ràng, náo nức cho đoạn thơ. Điệp khúc này gắn liền với hệ thống ngôn từ, hình ảnh gợi hình, gợi cảm thông qua biện pháp liệt kê về rất nhiều hình ảnh đẹp về cảnh sắc thiên nhiên: “hoa của đồng nội”, “lá của cành tơ”, “yến anh… khúc tình si”, “ánh sáng… chớp hàng mi”, “buổi sớm… thần Vui hằng gõ cửa”. Như vậy, tác giả đã cảm nhận cuộc đời bằng con mắt của chính mình, đó là đôi mắt của sự trẻ trung, “xanh non”, “biếc rờn”.

Những bài phân tích bài thơ vội vàng của Xuân Diệu hay nhất

Mọi cảnh sắc thiên nhiên qua thơ Xuân Diệu đều tràn trề nhựa sống Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế về sự ngọt ngào của dòng thời gian: “tuần tháng mật”. Mỗi một ngày mới đối với Xuân Diệu là “thần Vui gõ cửa” – vị thần đem đến bình an, thể hiện niềm vui và trân trọng cuộc sống. Thông qua biện pháp nhân hóa, tác giả đã tái hiện bức tranh vạn vật với trạng thái căng tràn nhựa sống. Đặc biệt, qua sự cảm nhận độc đáo, tác giả đã sáng tạo hình ảnh: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Qua việc sử dụng biện pháp so sánh, mùa xuân đã hiện lên với vẻ đẹp tươi mới, gợi cảm và quyến rũ. Sức hấp dẫn của mùa xuân vốn vô hình, trừu tượng nhưng đã được tác giả Xuân Diệu hữu hình bằng cảm giác rất thật, rất cụ thể: “ngon” và hình ảnh so sánh “cặp  môi gần”. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác đã thể hiện nhà thơ đã cảm nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan, cho thấy tình yêu và sự giao cảm mãnh liệt của nhà thơ đối với cuộc đời. Câu thơ còn thể hiện quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của nhà thơ Xuân Diệu.

Trong nền văn học trung đại, thiên nhiên được lấy làm chuẩn mực cao nhất của cái đẹp, đó là “Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông”. Bởi vậy, con người luôn được khắc họa, so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên. Đối với nhà thơ Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của cái đẹp: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Như vậy, qua bức tranh thiên nhiên tươi đẹp về cuộc sống thực tại trên trần thế, cảnh sắc vạn vật đã hiện lên với vẻ đẹp viên mãn, tràn đầy sức sống, thể hiện sự tình tứ, giao hòa, quấn quýt. Bức tranh thiên nhiên đã thể hiện cái nhìn qua đôi mắt “xanh non, biếc rờn” về cuộc sống nơi trần thế. Đó là ánh mắt trẻ trung, ngỡ ngàng như lần đầu nhìn thấy thế giới, cho thấy quan niệm thiên đường ở ngay cuộc sống trần thế, phản chiếu niềm say đắm, tình yêu đối với cuộc đời của nhà thơ Xuân Diệu. Đang đắm say với cảnh sống đẹp đẽ, nhà thơ đột ngột tiếc nuối:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

Dấu chấm câu ở giữa dòng đã ngắt câu thơ thành hai câu ngắn như một bản lề khép mở hai tâm trạng. Nhà  thơ vừa sung sướng trước cảnh sắc quyến rũ của thiên nhiên đã lại vội vàng trước sự trôi chảy của thời gian. Chính vừa vậy, nhà thơ đã lựa chọn phương cách sống chạy đua với thời gian: tiếc nuối  mùa xuân dù mùa hạ chưa tới. Người ta thường tiếc nuối những gì đã mất, đã qua, còn Xuân Diệu tiếc nuối cả những gì đang có, thể hiện thái độ trân quý từng phút giây đối với thực tại đang diễn ra.

Vẻ đẹp nơi trần thế được khơi nguồn với tình yêu thiết tha với cuộc đời, nhưng đồng thời cũng đánh thức trong lòng thi sĩ những tiếc nuối, lo âu. Bởi nhà thơ nhận ra thời gian có thể làm phai tàn tất cả, cả sự sống và cái đẹp:

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng triệt để, hiệu quả biện pháp nghệ thuật đối lập: “xuân đương tới – xuân đương qua”, “xuân còn non – xuân sẽ già”, “lòng tôi rộng – lượng trời cứ chật”, “còn trời đất – chẳng còn tôi mãi”. Sự tương phản trở đi trở lại trong các dòng thơ kết hợp những liên từ “nghĩa là”, “nói làm chi”, “nhưng” để lí giải đã đem đến giọng điệu sôi nổi, nhịp thơ tranh luận. Tất cả đã thể hiện triết lí nhân sinh về dòng thời gian trôi nhanh, một đi không trở lại. Nhà thơ không chỉ nhạy cảm với thời gian mà còn ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân. Dưới ngòi bút của thi sĩ, con người cá nhân càng trở nên mong manh, nhỏ nhoi và dễ dàng tan biến, cá nhân càng khao khát sống mãnh liệt, lại càng không thể vượt qua được quy luật nghiệt ngã của tự nhiên. Với triết lí nhân sinh đó, Xuân Diệu đã ngầm khẳng định: Tuổi xuân con người ngắn ngủi, chỉ có một lần và trở nên vô giá. Đây là quan điểm đối lập với quan niệm thời gian là tuần hoàn, bất biến trong hệ hình văn hóa trung đại. Xuất phát từ ý thức về thời gian của dòng chảy hiện đại, thi sĩ nhận ra mùa xuân có thể trở lại, nhưng tuổi xuân của con người thì “một đi không trở lại”. Nhà thơ cũng đau xót nhận ra vũ trụ là vĩnh hằng nhưng “cái tôi” thì hữu hạn và là duy nhất.

Ở bảy câu thơ tiếp theo của đoạn thơ thứ ba, tác giả đã thể hiện sự cảm nhận độc đáo về thời gian:

“Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

Bằng cảm nhận tinh tế, tác giả một lần nữa tạo nên hình ảnh độc đáo thông qua biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Nhà thơ cảm nhận thời gian bằng nhiều giác quan: khứu giác – “mùi tháng năm”, thị giác và vị giác – “rớm vị chia phôi”. Thi sĩ không chỉ cảm nhận được mùi thời gian mà còn thấy được vị chia phôi của thời gian. Câu thơ đã cho thấy cảm nhận tinh tế của tác giả qua sự giao thoa giữa các giác quan. Cùng với sự cảm nhận về thời gian là sự ý thức về không gian: “Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…”. Biện pháp tu từ nhân hóa và câu hỏi tu từ đã giúp nhà thơ khắc họa sự phai tàn, chia phôi của mỗi sự vật: “con gió xinh thì thào”, “hờn vì nỗi phải bay đi”, “chim đứt tiếng reo thi” vì “sợ độ phai tàn”. Không gian tràn ngập lời than của vạn vật vì chia phôi, phai tàn giữa các sự vật và trong từng tạo vật. Tác giác đã mở rộng mọi giác quan để cảm nhận những trạng thái tinh vi mơ hồ của cảnh vật. Đứng trước sự phôi pha, phai tàn của cảnh vật, giọng điệu thơ đã thể tâm trạng hẫng hụt, tiếc nuối, đầy tiếc nuối của thi sĩ: “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”. Câu cảm thán kết hợp cách ngắt nhịp 3/1/4 độc đáo vừa thể hiện tâm trạng tiếc nuối, xót xa vừa thể hiện sự vội vàng, hối thúc. Điều này xuất phát từ sự tự ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể đang phai tàn trong dòng chảy thời gian. Và đây chính là cơ sở sâu xa của triết lí sống vội vàng:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Với thi sĩ Xuân Diệu, sống vội vàng trước hết là sống với tốc độ phi thường, chạy đua với thời gian, đón trước thời gian: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm. Câu trúc câu cầu khiến như lời giục giã, thôi thúc mọi người sống hối hả, cuống quýt. Sống vội vàng còn là sống sâu sắc, mãnh liệt. Điệp khúc “Ta muốn”: khao khát mạnh mẽ của nhà thơ cùng sự khơi gợi tình yêu cuộc sống của mọi người. Thi sĩ đã sử dụng hệ thống động từ ngày càng mạnh: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”, “cắn”, thể hiện sự cảm nhận cuộc sống bằng cả tâm hồn, bản thể, nhấn mạnh triết lí sống sâu sắc, mãnh liệt, hết mình. Đi kèm với các động từ là những danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tính từ chỉ xuân sắc: “sự sống… mơn mởn”, “mây đưa”, “gió lượn”, “cánh bướm”, “tình yêu”, “non nước”, “cây”, “cỏ rạng”, “thanh tân”, “thời tươi”, “xuân hồng”: tái hiện một thế giới tươi đẹp, tình tứ. Đồng thời, các động từ chỉ trạng thái tăng tiến: “chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê” đã thể hiện cảm xúc say mê, nồng nàn, cuồng nhiệt. Nhịp thơ nhanh, hối hả, gấp gáp phản chiếu tình yêu đời sôi nổi trào dâng của nhà thơ. Đoạn thơ như tái hiện nhịp đập con tim, hơi thở của thi nhân đang gấp gấp, hối hả để yêu, để say, để thiết tha với cuộc đời. Có lẽ, với Xuân Diệu, sống vội vàng chính là cách biến cuộc đời vốn hữu hạn trở nên vô hạn, giống  như nhà thơ từng tâm niệm:

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn le lói suốt trăm năm”

Tất cả tình yêu đời và khát vọng sống đã được dâng tụ ở câu thơ cuối cùng: “- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. Hình ảnh ẩn dụ “xuân hồng” gợi một cuộc sống đầy quyến rũ, mời gọi, tình tứ như người thiếu nữ giữa tuổi thanh xuân. Động từ “cắn” thể hiện khát vọng hưởng thụ, chiếm lĩnh mọi vẻ đẹp của hương sắc cuộc đời. Đó là khát vọng mới mẻ chưa từng thấy trong nền văn học trung đại.

Bài thơ đã đem đến quan điểm sống hiện đại, tích cực. Đó là triết lí sống vội vàng, sống trọn vẹn từng giây phút và sống hết mình. Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và lí trí. Với những bài thơ kết đọng biết bao tinh hoa, Xuân Diệu xứng đáng là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

3. Bài văn phân tích bài thơ vội vàng của Xuân Diệu, mẫu số 3

Phong trào thơ mới xuất hiện vào giai đoạn những năm 1932-1941, dù chỉ kéo dài chưa đến một thập kỷ thế nhưng nó đã trở thành khoảng thời gian vàng kim, nâng bước một loạt các nhà thơ trẻ tuổi tài năng, với những bài thơ đặc sắc cả về thể loại, lẫn đề tài. Một trong số đó nổi bật nhất phải kể đến Xuân Diệu, người được xem là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” bởi giọng thơ thiết tha, rạo rực. Ông có một niềm say mê đặc biệt với tình yêu, bao gồm cả tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, đồng thời cũng có chấp niệm sâu sắc với mùa xuân và tuổi trẻ. Vội vàng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Diệu, đây cũng là tác phẩm thể hiện được tình yêu cuộc sống, sự nhạy cảm trong tâm hồn và những quan điểm của Xuân Diệu về mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu.

Vội vàng (1938) được in trong tập Thơ thơ, tác phẩm như một khu vườn rực rỡ tràn đầy hương sắc, ngào ngạt hương thơm của hoa cỏ, tràn trề sự sống, là bản giao hưởng nhiều âm sắc, thể hiện đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc từ vui tươi, e ấp, đến nồng nàn, đắm say trong tình yêu của Xuân Diệu. Có thể nói rằng Vội vàng chính là tình yêu tha thiết của tác giả dành cho cuộc đời, qua đó thể hiện những xúc cảm rất mới, rất lạ, xúc cảm đến từ “một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”

Trong khổ thơ đầu tiên tác giả đã bộc lộ khát khao mạnh mẽ, cháy bỏng qua các điệp từ “Tôi muốn…”, mang đến nhịp thơ dồn dập, vội vã. Nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để níu giữ hương sắc cho cuộc đời, đó là khát khao mãnh liệt, đầy táo bạo. Xuân Diệu muốn nắm giữ lại tất cả những gì tươi đẹp nhất của tự nhiên, ấy là ánh nắng mùa xuân dịu dàng ấm áp, hương hoa nồng nàn, đắm say phả trong gió. Qua mong muốn đầy lạ lùng ấy ta thấy rõ được cái tôi trữ tình đặc biệt của người thi sĩ, trước hết là cái “tôi” đầy ngông cuồng, táo bạo, dám đứng lên thách thức cả tạo hóa, chống lại bước đi của vũ trụ để giữ lại những cái đẹp mà bản thân khao khát. Đó cũng chính cái “tôi” hồn nhiên, trong sáng, bướng bỉnh khi đứng trước những điều mà mình yêu thương, trân trọng.

Tổng hòa hai yếu tố ấy đã tạo nên một hồn thơ Xuân Diệu rất riêng, rất ấn tượng, khiến độc giả lại càng cảm nhận rõ hơn tấm lòng yêu cái đẹp, cái tuyệt vời trong vũ trụ của người thi sĩ nó mãnh liệt, sâu sắc đến nhường nào. Đồng thời cũng cho thấy quan điểm mới của Xuân Diệu về cuộc sống và cái đẹp, đối với thi nhân cái đẹp không hề ở chốn bồng lai tiên cảnh nào, mà ở ngay sát bên chúng ta, chính là những thứ tưởng chừng như thật đơn giản tầm thường, nào là ánh nắng, nào là hương hoa, đều là những thứ con người dễ dàng bỏ qua, không mấy bận tâm.

Xuân Diệu sau khi đã hiểu rõ quy luật của tạo hóa, đời người vốn ngắn ngủi, chết là về với cát bụi, thì được tận hưởng những vẻ đẹp giản dị mà tạo hóa ban tặng thực sự là một đặc ân đáng quý. Người thi nhân không muốn bỏ lỡ bất kỳ một giây phút nào, thậm chứ còn ích kỷ muốn níu giữ tất cả chúng lại để riêng mình được tận hưởng. Xuân Diệu ngông cuồng, táo bạo và phi lý cũng từ những cái triết lý nhân sinh rất có lý mà nên: Đời người hữu hạn và cái đẹp chỉ ở tại trần gian chứ không ở chốn nào khác, cớ sao không tận hưởng cho thỏa.

Sau những nhận thức và khát khao cháy bỏng được giữ lại vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa nhưng lại vượt ra ngoài khả năng của con người, Xuân Diệu đã nhanh chóng tìm cho mình một giải pháp, ấy là nhân lúc còn trẻ, còn đang sống nhanh chóng tận hưởng, nhanh chóng bắt lấy những vẻ đẹp mà tạo hóa đã ban tặng, thoải mà thưởng thức sự tươi đẹp của cuộc đời, của vườn xuân một các không hối tiếc. Điều đó được thể hiện rất rõ thông qua tám câu thơ tiếp theo, không chỉ mở ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, tràn đầy hương sắc mà còn bộc lộ tâm thái của tác giả trước sự hữu hạn của đời người, cũng như trước sự vô hạn của vũ trụ: Vội vã, khát khao, tham muốn ôm hết tất cả những gì tươi đẹp nhất vào lòng,và sự hạnh phúc sung sướng tột độ trước vườn xuân tuyệt vời.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Ở những câu thơ này ta dễ dàng nhận thấy được niềm vui sướng, sự hân hoan tột độ của tác giả khi phát hiện ra một thiên đường của cuộc sống đang tồn tại ngay bên cạnh mình. Từng câu thơ như mang trong mình những điệu nhạc lúc sôi động, lúc thầm thì, đầy đủ những cảm giác đắm say nồng nàn của tình yêu, của tuổi trẻ, của một mùa xuân đang căng tràn nhựa sống. Điệp khúc “này đây…” mang đến nhịp thơ dồn dập, thể hiện cảm xúc bất ngờ, niềm vui sướng hạnh phúc khi chợt nhận ra món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

Bức tranh mùa xuân tươi đẹp mở đầu với cảnh cặp “ong bướm” đang ngập tràn hạnh phúc, say sưa với mật ngọt của tình yêu tựa như đôi vợ chồng trẻ quấn quýt trong tuần trăng mật. Là cảnh sắc thắm của hoa xuân cùng với sắc xanh của nội cỏ, tổng hòa tạo nên một bức tranh rực rỡ, nhưng vẫn hài hòa cân đối, đó còn là cảnh “lá của cành tơ phơ phất”, lá gắn với cành, hạnh phúc êm đềm bên nhau thật tình tứ và lãng mạn biết mấy. Và thêm nữa là “khúc tình si” của cặp yến anh đang thuở mặn nồng gắn bó, mang đến không khí thực rộn ràng vui tươi, đầy đủ cả sắc, hương, vị của một bức tranh xuân nồng. Tuy nhiên Xuân Diệu không chỉ dừng ở đó, ông còn thêm vào bức tranh của mình một chút ánh sáng dịu nhẹ, chan hòa và ấm áp, tựa như sương, như nắng phụ lên tất thảy mọi cảnh vật, khiến chúng thêm phần lãng mạn và tràn ngập sức sống hơn. Câu thơ “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, người ta cứ thắc mắc rốt cuộc cái “hàng mi” ấy là của ai, của chính bản thân Xuân Diệu khi đứng trong khu vườn xuân tràn ngập hương sắc ánh sáng, hay là của một nàng thơ đang dạo bước. Nhưng dù nhân vật trữ tình ấy là ai người ta vẫn luôn cảm nhận được cái chất thi vị tình tứ của người nghệ sĩ, người muốn thêm vào bức tranh thiên nhiên sự xuất hiện của con người, sự sống và tình yêu của con người, để cho bức tranh thêm hài hòa và sống động, thể hiện rõ sự gắn bó chan hòa giữa nghệ sĩ và thiên nhiên rộng lớn. Khẳng định rõ ràng vẻ đẹp của thiên nhiên luôn song hành cùng với sự phát hiện và thưởng thức của con người.

Bên cạnh đó câu thơ “Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa” thể hiện một triết lý sống mới mẻ của tác giả rằng mỗi một ngày được sống, được mở mắt nhìn nắng mai là một niềm vui, một niềm hạnh phúc đến tột cùng, và Xuân Diệu thật sự rất trân trọng và biết ơn điều đó. Cuối cùng kết lại bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ Xuân Diệu kết lại bằng một câu thơ đầy ấn tượng “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, mang đến sự chuyển đổi cảm giác đầy tinh tế, từ thị giác, thính giác, xúc giác, tác giả đã dẫn người đọc đến cảm nhận bằng vị giác. Không chỉ thể hiện xúc cảm muốn nuốt trọn mùa xuân vào lòng, mà còn là niềm khát khao đến tột cùng, Xuân Diệu thưởng thức mùa xuân tựa như một kẻ sành ăn thưởng thức mỹ vị của cuộc sống. Không chỉ vậy cái cách mà tác giả so sánh mùa xuân, so sánh tháng giêng giống như “cặp môi gần” cũng khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước sự lãng mạn, tình tứ của một người luôn đắm say và khao khát tình yêu. Đối với thi nhân mùa xuân trước mắt thực căng tràn nhựa sống, tựa như một người con gái đang sắc xuân thì, khiến người ta thực muốn nâng niu, trân trọng hết lòng.

Vội vàng của Xuân Diệu thể hiện những quan niệm mới mẻ về thời gian

Sau những cảm xúc thăng hoa, vội vã thưởng thức từng vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cách khai mở hoàn toàn tất cả các giác quan, bỗng Xuân Diệu chợt khựng lại “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa/Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Rõ ràng đang đắm say đủ chiều với cảnh thiên nhiên rực rỡ, khi bữa tiệc vừa qua một nửa, người thi nhân đã thấp thỏm lo âu mà mang theo cảm xúc tiếc nuối. Xuân Diệu không đợi đến hè mới tiếc xuân mà người đã tiếc mùa xuân, sợ xuân qua đi mất ngay chính giữa lúc mùa xuân đang nồng nàn, đượm sắc nhất, thực giống một kẻ đang son trẻ mà cứ sợ già, tiếc tuổi thanh xuân. Có thể người ta cho ấy là kỳ lạ, là lo xa thế nhưng đọc những vần thơ tiếp của Xuân Diệu ta mới thưc hiểu rằng những nỗi sợ, nỗi tiếc của tác giả đều có nguyên nhân cả.

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;”

Xuân Diệu nhận ra một quy luật tàn nhẫn của tạo hóa, rằng mùa xuân đến rồi mùa xuân sẽ đi, và cuộc đời cũng như thế con người có thời son trẻ nhưng rồi cũng sẽ phải già đi và trở về với cát bụi. Thế nên ông mới có một câu oán trách rất hay rằng “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật/Không cho dài thời trẻ của nhân gian”, trách sao đời người không dài thêm chút nữa, để ông được tận hưởng thêm một chút hương sắc của trần gian, mà lại ngắn ngủi chẳng đủ cho người ta vui sống. Dù mùa xuân tươi đẹp “vẫn tuần hoàn” thế nhưng thi nhân chỉ có cơ hội sống một lần trên thế gian này, thì cũng chẳng kịp nhìn mùa xuân được lần nữa tươi đẹp, trời đất và vũ trụ vẫn mãi còn nguyên đấy, thế nhưng “chẳng còn tôi mãi”. Có thể nói rằng ở đoạn thơ này cái tôi cá nhân của Xuân Diệu được thể hiện rất rõ, không chỉ oán trách cuộc sống ngắn ngủi, mà còn cho người đọc cảm giác thi nhân giữa đất trời dường như đang ở vị trí trung tâm, tầm vóc cá nhân được đặt ngang bằng với tầm vóc vũ trụ, đó là một cái tôi rất ngông cuồng và tự tin mà ta đã thấy ở đầu tác phẩm. Chính vì ý thức được sự hữu hạn của cuộc sống, sự tàn nhẫn của vòng tuần hoàn “sinh lão bệnh tử” thế nên Xuân Diệu không tránh khỏi cảm giác “bâng khuâng tiếc cả đất trời”. Cuộc đời này người thi nhân còn khao khát được tận hưởng được vui sống nhiều lắm, cả mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ đều là những thứ mà tác giả hằng tâm niệm, hằng trân trọng nhất, xem như lẽ sống của cuộc đời. Thế nên khi phải buông tay từ giã, hoặc là sắp phải chia xa, người thi nhân đều cảm thấy nuối tiếc và buồn bã khôn nguôi.

Thế nhưng Xuân Diệu là một tác giả rất tích cực, người không có nhiều cái đau buồn sầu não như Huy Cận, cũng không tuyệt vọng như Hàn Mặc Tử, trái lại ý thức được sự hữu hạn của tuổi trẻ, của đời người tác giả đã nhanh chóng tìm ra cho mình một giải pháp mới. Nếu như ban đầu người muốn chặn đứng bước đi của thời gian, thì giờ đây Xuân Diệu lại đưa ra một cách thức phù hợp hơn ấy chính là buông lỏng bản thân, nhanh chóng hòa mình vào thưởng thức mùa xuân một cách trọn vẹn và nhiều nhất có thể.

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Ngay lúc này đây Xuân Diệu đã hoàn toàn ý thức được sự quý giá của tuổi trẻ và mùa xuân trước mắt thế nên người vội vã bước vào thưởng thức bữa tiệc mùa xuân ngay trước mắt một cách vồ vập, đầy khao khát mãnh liệt, dường như chỉ sợ chậm một giây thôi là bữa tiệc trước mắt sẽ biến mất. Các động từ mạnh “ôm”, “riết”, “thâu” cùng với điệp từ “ta muốn” càng nhấn mạnh được cái khao khát muốn nuốt trọn thanh sắc tuyệt vời của mùa xuân, muốn được điên cuồng trong tình yêu, đến tận “no nê thanh sắc của thời tươi” để không còn nuối tiếc gì hơn nữa. Có thể nói rằng thay vì chỉ thưởng thức một lần Xuân Diệu đã cố gắng thức dậy tất cả mọi giác quan, mọi sức lực trong cơ thể để hòa mình vào bữa tiệc đượm đà của thiên nhiên “chếch choáng” với mùi thơm, “đã đầy” với ánh sáng, ôm trọn vào lòng những cây, những cỏ, nhưng hương thơm nồng ấm. Đoạn thơ này người ta thấy Xuân Diệu rất “tham”, dường như đang ra sức vơ vét, tận hưởng bằng hết chẳng chừa lại cho ai thứ gì, không những vậy mà người thi nhân thậm chí còn muốn tận hưởng mùa xuân ấy gấp đến mấy lần chứ không chỉ là một lần duy nhất. Điều đó càng khẳng định rõ ý thức của Xuân Diệu về cái hữu hạn của đời người, cái ngắn ngủi của tuổi xuân, cũng như quy luật xoay vần đầy tàn nhẫn của tạo hóa. Xuân Diệu không chống lại được bước đi của thời gian thì ông tìm cách tận hưởng như thể mình có tận hai ba cuộc đời. Đấy là một giải pháp thực thông minh và rất nhân văn của người nghệ sĩ, mở ra cho độc giả những suy nghĩ và nhận thức mới mẻ. Câu thơ kết “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!” chính là tột đỉnh của tấm lòng yêu xuân, khao khát tận hưởng mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ một cách mãnh liệt và chân thành nhất, không chỉ là cái ôm, cái thâu, cái riết chặt mà là một ngụm cắn thật sâu, thật tình tứ mang cả tình xuân vào trong bụng, chiếm giữ cho riêng mình. Thực ích kỷ nhưng cũng thực đáng yêu cho cái tôi ngông cuồng và trẻ con của người nghệ sĩ.

Vội vàng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Diệu trong phong trào thơ mới giai đoạn 1932-1941 không chỉ thể hiện được những quan niệm, triết lý nhân sinh mới mẻ về cuộc đời của người nghệ sĩ mà thông qua đó còn bộc lộ tấm lòng tha thiết, cuồng nhiệt của tác giả đối với mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Xuân Diệu là làn gió mới đã thổi tan cái buồn lắng đọng suốt mấy năm trời của giới thơ mới, mở ra một chân trời mới, mang đến chất Pháp dịu dàng, lãng mạn, nhưng vẫn rất đậm đà hương sắc đất Việt, thật xứng với danh “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

4. Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu, mẫu số 4

“Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình” (Trích “Thi nhân Việt Nam”). Nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đánh giá về những đặc sắc chủ yếu trong sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu – gương mặt tiêu biểu và có nhiều đóng góp nổi bật cho sự phát triển của phong trào thơ Mới. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều này chính là “Vội vàng”. Qua bài thơ, chúng ta thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, lòng ham sống mãnh liệt cùng quan điểm sống tích cực của tác giả.

Trước hết, bài thơ “Vội vàng” đã thể hiện ý nguyện, tâm thế và mong muốn hành động của tác giả trước bước đi của thời gian:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”

Trước vòng quay “một đi không trở lại” của dòng thời gian, tác giả Xuân Diệu muốn nắm bắt và giữ lấy từng khoảnh khắc qua việc muốn “tắt nắng” để sắc màu không phôi pha, muốn “buộc gió” không cho hương sắc bay đi. Điệp ngữ “Tôi muốn” được nhắc lại hai lần đã khẳng định ý nguyện của cái “tôi” tha thiết muốn giữ lấy vẻ đẹp chóng tàn phai của thiên nhiên; đồng thời làm nổi bật tâm hồn của một thi sĩ yêu đời, say mê thiên nhiên và trân trọng, nâng niu cuộc sống. Và tình yêu tha thiết, mãnh liệt này đã được phác họa rõ nét hơn ở những câu thơ tiếp theo:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

Bằng biện pháp nghệ thuật liệt kê kết hợp nhịp điệu thơ nhanh và dồn dập, mọi thanh âm, mọi sắc màu, hình ảnh của bức tranh thiên nhiên đều hiện hữu sinh động trước mắt người đọc. Điệp từ “Này đây” vang lên đầy say mê, thể hiện mọi giác quan của người thi sĩ đều rung lên để đón nhận, để tận hưởng vẻ đẹp của tạo hóa, của đất trời trong sức xuân và sắc xuân. Đó là những vẻ đẹp hữu hình như “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của cành tơ phơ phất”. Đó còn là vẻ đẹp vô hình như khúc ca tình yêu mang âm điệu say mê cuồng nhiệt của cặp “yến anh”, là nguồn sáng vội vã chớp qua hàng mi,…. Đặc biệt, Xuân Diệu đã so sánh “tháng giêng” – khái niệm thời gian vô hình như “cặp môi” – sự vật cụ thể trong mối quan hệ “ngon” – “gần” để đem đến một cảm nhận vô cùng độc đáo, mới mẻ, khiến cho bức tranh thiên nhiên nơi trần gian hiện lên đẹp đẽ, tươi mới, căng tràn sức sống như “một thiên đường trên mặt đất”. Thi nhân vận dụng mọi giác quan để tận hưởng vẻ đẹp của tạo vật, thiên nhiên nhưng vẫn không quên đi ý thức về sự trôi chảy của thời gian: “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Bởi vậy, ông đắm say, cuồng nhiệt cùng cảnh sắc đất trời nhưng vẫn không ngừng chiêm nghiệm về dòng thời gian trôi, về tình yêu và tuổi trẻ:

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngắn gọn

Là một nhà thơ với thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, Xuân Diệu không chỉ thấy được quy luật tuần hoàn của dòng thời gian: “Xuân tàn, hạ tới, thu hết, đông sang” mà còn nắm rõ “phép biện chứng” mang tính tuyến tính, “một đi không bao giờ trở lại” của từng phút giây. Qua cách cảm nhận: “xuân đương tới” – “xuân đương qua”, “xuân còn non” – “xuân sẽ già”, dòng chảy vô hình của thời gian đã được khắc họa rõ nét, khiến cho dù thi nhân đang cảm nhận mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống cũng chính là mùa xuân đang ở viễn cảnh “sẽ già”, sẽ tàn phai, sẽ héo úa. Nhưng điều đặc biệt nhất trong quan niệm của Xuân Diệu chính là thời gian vũ trụ không đồng nhất với thời gian của đời người, nghĩa là “xuân qua” rồi xuân sẽ lại “tới” trong sự tuần hoàn của đất trời, nhưng tuổi trẻ, đời người thì “chẳng hai lần thắm lại”. Bởi vậy, ông cho rằng điều đẹp nhất của con người chính là tuổi trẻ và tình yêu. Và từ đó, “ông hoàng thơ tình” luôn nuối tiếc mùa xuân, nuối tiếc tuổi trẻ bằng lòng ham sống, lòng yêu đời mãnh liệt cùng quan niệm sống “vội vàng” và chủ động chạy đua với thời gian:

“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây thâu và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”

Điệp từ “Ta muốn” được đặt ở đầu câu vang lên đầy dõng dạc, kết hợp với hàng loạt động từ theo cấp độ tăng tiến: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu” đã làm nổi bật tư thế chủ động tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống ở độ tươi mới nhất, căng tràn nhất của cái “tôi” trữ tình. Lòng ham sống cùng niềm say mê cuồng nhiệt đó chính là động lực để thôi thúc Xuân Diệu “sống vội vàng, sống cuống quýt” (theo cách nói của nhà phê bình văn học Hoài Thanh), nhưng sự vội vàng đó không hề tiêu cực bởi nhịp sống đó luôn gắn bó mật thiết với niềm vui sống và tinh thần lạc quan của tác giả. Đây là một quan điểm sống tích cực, tiến bộ và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với mỗi một con người.

Như vậy, qua việc phân tích bài thơi vội vàng, chúng ta có thể thấy được tài năng của thi sĩ Xuân Diệu trong cách sử dụng ngôn từ và vận dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật. Tất cả các yếu tố đó kết hợp với nhau trong sự hài hòa, tinh tế, góp phần khắc họa hình tượng nhân vật trữ tình với tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng niềm ham sống, lòng yêu đời cuồng nhiệt và nổi bật hơn cả là quan niệm sống “vội vàng” chạy đua với thời gian để nắm bắt lấy những gì đẹp nhất của tuổi trẻ, của tình yêu.

5. Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, mẫu số 5

“Vội vàng Xuân Diệu” là cái tôi đầy hân hoan, nồng nhiệt với từng dấu hiệu của sự sống nhưng lại đầy lo âu, phấp phỏng trước những bước đi thời gian của Xuân Diệu.  Càng yêu cuộc sống bao nhiêu, Xuân Diệu càng lo sợ trước sự phai tàn của vẻ đẹp, của sự sống bấy nhiêu. Không thể thay đổi quy luật chảy trôi của thời gian nên người thi sĩ ấy đã chủ trương sống vội, sống gấp để tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc của thời tươi.

Ở Xuân Diệu chúng ta thường bắt gặp một cá tính thơ khoáng đạt, khác biệt và đầy sáng tạo có thể nói “có một không hai” trong thơ ca Việt Nam. Xuân Diệu đã mở màn cho “Vội vàng” bằng bốn câu thơ ngũ ngôn mà nhìn qua tưởng chừng “lệch nhịp” với toàn bài:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”

Ngay trong khổ thơ đầu tiên, Xuân Diệu đã thể hiện khát vọng táo bạo đến hoang đường. Nắng và gió đều là những hiện tượng thuộc về tự nhiên và “vận hành” theo quy luật của tự nhiên. Muốn tắt nắng, buộc gió chẳng phải quá phi lí, ngông cuồng sao? Tuy nhiên ẩn sâu trong khát vọng ngông cuồng, táo bạo ấy lại là một tình yêu cuộc sống đến tha thiết, khắc khoải. Xuân Diệu muốn tắt nắng để màu đừng nhạt, muốn buộc gió để hương đừng bay, vậy là người thi sĩ muốn lưu lại những vẻ đẹp tự nhiên, thanh khiết của cuộc đời để mãi lưu giữ khoảnh khắc của thời tươi.

Hướng dẫn Phân tích vội vàng của Xuân Diệu

Bằng đôi mắt “xanh non biếc rờn” cùng tình yêu tha thiết đối với cuộc đời, nhà thơ Xuân Diệu đã phát hiện được những vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng nhất nơi trần gian:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”

Xuân Diệu đã mở ra bức tranh sự sống đầy sống động với cả hình ảnh, màu sắc, âm thanh và cả những chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế bên trong vạn vật. Điệp ngữ “này đây” gợi ra được cái háo hức, rạo rực của người thi sĩ khi giới thiệu về  vẻ đẹp nơi trần gian – nơi người thi sĩ đắm say với một tình yêu mãnh liệt. Hình ảnh ong bướm, hoa cỏ, đồng nội, cành tơ, yến anh, ánh sáng là những hình ảnh đẹp đẽ, tươi non của cuộc sống thường nhật, nhưng qua lăng kính lãng mạn và tình yêu cuộc sống của nhà thơ thì những hình ảnh vốn quen thuộc ấy bỗng tươi sáng, hấp dẫn như cảnh sắc nơi thiên đường.

Thiên nhiên, sự sống trong thơ Xuân Diệu bao giờ cũng tươi tắn, mời gọi như vậy. Tuy nhiên nét đặc sắc nhất trong cảm nhận của người thi sĩ phải để đến cách so sánh “Tháng giêng ngon như cặp môi gần”. Vậy là trong cảm nhận của nhà thơ, mùa xuân cũng tươi ngon, hấp dẫn khó cưỡng như một cặp môi gần. Lấy con người là chuẩn mực đánh giá cho những vẻ đẹp của tự nhiên không chỉ thể hiện cá tính sáng tạo của nhà thơ mà còn thể hiện quan niệm mới trong sáng tác. Nếu người xưa lấy thiên nhiên để làm thước đo cho vẻ đẹp của con người thì nay Xuân Diệu đã đi ngược lại với quan niệm bất thành văn ấy để đặt con người ở vị trí trung tâm của vũ trụ và khẳng định con người mới là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp.

Cùng với trái tim luôn rạo rực, nóng bỏng với tình yêu cuộc sống, Xuân Diệu luôn thường trực tâm trạng lo âu, phấp phỏng trước những bước đi của thời gian. Khi người ta càng yêu, càng trân trọng thì càng lo sợ nó sẽ tan biến trong cái vô hình, có lẽ Xuân Diệu cũng vậy, càng yêu cuộc đời thì càng bất an, lo lắng:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian”

Bằng những cảm nhận nhạy bén của mình, Xuân Diệu có thể nhìn thấy những dấu hiệu tàn phai của sự sống ngay ở thời tươi. Xuân đang tươi non, nở rộ đấy nhưng chính trong vẻ đẹp của thời tươi ấy lại là mầm mống của sự tàn phai, lụi tàn “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua”, và tuổi trẻ cũng vậy, một khi trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại “Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”. Xuân Diệu đã gắn tuổi trẻ với mùa xuân và đưa ra quan niệm của mình về thời gian: Tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu tuy đẹp nhưng không phải mãi mãi, vô hạn mà hữu hạn, ngắn ngủi chỉ như cái chớp mắt. Bởi vậy để sống có ý nghĩa, để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của sự sống, của tình yêu, của cuộc đời người, Xuân Diệu đã chủ trương sống “vội vàng”:

“Ta muốn ôm
Cả sự sống bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng”

Xuân Diệu đã sử dụng hàng loạt những động từ mạnh: “Ôm, riết, thâu” thể hiện khát khao chiếm lĩnh những vẻ đẹp của thời tươi. Không thể làm cho bước đi của thời gian ngừng lại thì hãy sống tận độ, sống nồng nhiệt, yêu hết mình để không có hối tiếc khi thời gian trôi đi. Quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu như lời khuyên chân thành, tha thiết đến độc giả: Hãy sống ý nghĩa, sống hết mình cho cuộc đời này và đừng để thời gian trôi qua kẽ tay một cách vô nghĩa.

Bài thơ được kết thúc bởi câu thơ tràn đầy cảm xúc “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Câu thơ là kết tinh của tình yêu và sáng tạo của người thi nhân, “xuân hồng” không chỉ gợi liên tưởng đến mùa xuân mà còn gợi ra màu sắc tươi non, hấp dẫn, “cắn” lại là hành động chiếm lĩnh đầy mạnh mẽ. Nếu xuân hồng là phần tươi ngon, hấp dẫn nhất của cuộc đời thì nhà thơ muốn chiếm lĩnh để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của trần gian.

Qua “Vội vàng”, nhà thơ Xuân Diệu không chỉ thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc đời mà còn kín đáo thể hiện những quan niệm sống, triết lí sống đầy ý nghĩa. Với vẻ đẹp ấy, triết lí ấy, “Vội vàng” là bài thơ trữ tình có thể làm xao xuyến trái tim độc giả bao thế hệ.

6. Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu, mẫu số 6

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
( Giục giã – Xuân Diệu)

Xuân Diệu là một trong những cây đại thụ lớn của nền thi ca Việt Nam, ông còn được mệnh danh là “ông hoàng” của những bài thơ tình cháy bỏng, nồng nàn. Ngay trong lời thơ hay đời thực thì Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện được cái khát khao mãnh liệt với tình yêu, với cuộc đời. Không giống như những nhà thơ mới cùng thời, Xuân Diệu đã sớm khẳng định được cái tôi riêng biệt trong chất sống sôi nổi, cuồng say của mìnhVội vàng là một sáng tác rất tiêu biểu, nói lên tiếng của một trái tim đang khát khao, cuồng si với lẽ sống cuộc đời. Bài cũng chứa đựng cả nỗi trăn trở, khắc khoải, lo âu của Xuân Diệu trước sự trôi nhanh vội vã của thời gian.

Xuân Diệu có bút danh là Trảo Nha, ông sinh ra ở quê mẹ Bình Định, nhưng lớn lên ở Quy Nhơn. Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn cũng là cây bút mở đầu cho phong trào Thơ mới ở nước ta lúc bấy giờ. Các tác phẩm nổi bật trong giai đoạn này có: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945). Tham gia vào phong trào Cách mạng những năm 1944, Xuân Diệu trở thành một cây bút xuất sắc chuyên viết về đề tài ca gợi cách mạng, giọng thơ ông hùng tráng, giàu chất chính luận, và giàu nét tự sự trữ tình. Vội vàng là bài thơ được trích từ tập Thơ Thơ (1938), được lấy cảm hứng từ một tâm hồn yêu cuộc sống thiết tha và những khám phá mới mẻ về triết lý nhân sinh của cuộc đời.

3 bài văn Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay nhất

Mở đầu bài thơ vội vàng Xuân Diệu đưa người đọc đến những cảm xúc vui tươi, yêu đời trước vẻ đẹp của mùa xuân mơn mởn. Vẻ đẹp đất trời hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc với những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ đến nao lòng. Trước mắt nhà thơ, cuộc sống đang diễn ra thật sôi động và tràn đầy nhựa sống:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Có lẽ vì quá say mê trong niềm hạnh phúc tột cùng mà tác giả đã nảy ra trong đầu một ý nghĩ thật táo bạo “tắt nắng”,“buộc gió”, nắng và gió là những sự vật vô hình ta có thể cảm nhận bằng mắt nhưng tay ta lại chẳng thể chạm được. Nghệ thuật điệp từ “tôi muốn” kết hợp cùng các động từ mạnh đã cho người đọc thấy được niềm đam mê mãnh liệt và khát khao nắm giữ, chinh phục tạo hoá của nhà thơ. Khổ thơ ngũ ngôn mở đầu cho tác phẩm vừa cô đọng ý nghĩa nhưng cũng không kém phần cảm xúc.

Khung cảnh thiên nhiên rực rỡ sắc màu được Xuân Diệu miêu tả bằng những câu thơ bay bổng, rất sinh động. Khung cảnh non nước hiện lên trong thơ đẹp lung linh như một “thiên đường trên mặt đất”. Hình ảnh “ong bướm”, “hoa của đồng nội”, “lá của cành tơ”, “yến anh”,… qua con mắt của người nghệ sĩ tài hoa đã hiện lên thật đáng yêu, thật say đắm lòng người. Cuộc sống như bữa tiệc đang chào đón cùng những hương vị ngọt ngào, lãng mạng của “tuần tháng mật”, hương thơm trong lành của “đồng nội xanh rì” , âm thanh lôi cuốn trầm bổng như “khúc tình si”. Tình yêu lứa đôi hiện hữu khiến cho cuộc sống lại càng ấm áp, yêu đời và hạnh phúc ngập tràn khắp mọi nơi. Điệp cấu trúc “này đây” của Xuân Diệu được sử dụng thật tài tình và đầy khéo léo như lời mời gọi, phô bày hết những tinh hoa,tuyệt mỹ của cuộc sống. Những khi sáng sớm, “thần Vui hằng gõ cửa” ta lại chào đón một ngày mới trong niềm hân hoan, rạng rỡ. Hình ảnh so sánh đầy sáng tạo và rất gợi cảm “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, tháng giêng tháng của mùa xuân tràn đầy sức sống được so sánh như “một cặp môi gần”, đó là bờ môi căng mọng tuyệt đẹp của người con gái đang độ xuân thì. Có thể nói cái nhìn của Xuân Diệu rất mới mẻ và độc đáo, ông đã lấy chuẩn mực cái đẹp của con người để miêu tả cảnh sắc của thiên nhiên. Đây quả là một câu thơ đặc sắc và có giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn. Qúa sung sướng với niềm khát khao của mình, tác giả đã vội vàng chạy theo nhịp sống hối hả, ông chẳng thể chờ “nắng hạ” bởi vì tâm hồn ông lúc nào cũng như đang là mùa xuân chói sáng.

Yêu cuộc sống tha thiết nhưng Xuân Diệu lại tận hưởng một cách vội vàng và bám riết, ông không giấu nổi cảm xúc lo âu, khắc khoải trong lòng. Cuộc đời là vô hạn nhưng đời người lại quá ngắn ngủi, những suy nghĩ trăn trở cứ hiện lên trong tâm hồn tác giả: Làm sao có thể níu kéo được thanh xuân? Làm sao có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc đời?

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trở chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

Tác giả vui sướng xen lẫn nỗi lo lắng, hoài nghi. Ông sợ hãi tuổi trẻ sẽ qua đi nhanh như thời gian vô tình. “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua” câu thơ nghe tưởng như vô lý nhưng lại là quan điểm nhân sinh khéo léo được tác giả lồng ghép vào thơ, mỗi mùa “xuân” tới mang theo bao niềm tin, hy vọng nhưng cũng là nỗi buồn hiu quạnh của con người nhưng “xuân” cũng mang đi tuổi thanh xuân của ta. Đâu đó từng có câu hát vang vọng: “Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già đi một tuổi”, lòng người thì bao la nhưng không thắng nổi quy luật tạo hoá, mùa xuân thì cứ đi rồi tới, chỉ có con người là già đi theo thời gian. Những câu thơ có chút giọng hờn trách của nhà thơ: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/Nếu tuổi trẻ chằng hai lần thắm lại”, thời gian thì dài bất tận mà đời người lại chỉ là phù du, rồi ai cũng trở về với cát bụi. Mối quan hệ đối kháng giữa thiên nhiên vĩnh hằng và con người bé nhỏ, Xuân Diệu sớm đã nhận ra được quy luật tất yếu ấy, ông đau khổ, tuyệt vọng và ôm trong mình mộng ước được sống mãi với cuộc đời. Nghệ thuật điệp từ “xuân”, phép đối xứng “rộng”, “chật” tạo cho mạch thêm thêm dồn dập, gấp gáp, tăng sức biểu cảm lôi cuốn người đọc. Những từ ngữ: “Tiếc, chia phôi, tiễn biệt, đứt, phai tàn”,… kết hợp với những dấu chấm than, dấu hỏi, các cặp vần gieo liên tiếp, tạo nên cả một khoảng trời buồn bã, ảm đạm, đau khổ và đầy nuối tiếc.

Đoạn thơ cuối là khát khao sống cháy bỏng, mong muốn được giao cảm với cuộc đời. Nhịp sống vội vàng, dồn dập được Xuân Diệu tái hiện bằng những câu thơ mang xúc cảm dạt dào và đầy cuồng nhiệt:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Lời thúc giục vội vã “Mau đi thôi!”, cùng đại từ nhân xưng “ta” được điệp lại nhiều lần bộc lộ cái tôi mạnh mẽ của nhà thơ. Hàng loạt những hình ảnh thơ mộng, trữ tình “sự sống mơn mởn”, “mây đưa và gió lượn”, “cánh bướm với tình yêu”,… kết hợp với những động từ mạnh “ôm”, “riết”, “thâu” tạo nên giọng thơ say đắm, tận hưởng hương vị tình yêu nồng cháy. Câu thơ “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi” đầy táo bạo, mới lạ, động từ “cắn” khiến ta liên tưởng mùa xuân thật quyến rũ, gợi cho ta cảm giác muốn chiếm giữ lấy cái đẹp, cái tinh tuý ấy của thiên nhiên. Xuân Diệu nhận ra không thể thay đổi quy luật tạo hoá, những câu thơ cuối bài như lời khuyên của tác giả với độc giả: Mỗi người chỉ có một lần để sống vậy nên hãy sống cuộc đời ý nghĩa, cháy hết mình với đam mê, khát khao của bản thân để không phải nuối tiếc về sau.

Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, hồn thơ ông mang đậm tính nhân văn, giọng thơ linh hoạt, ngôn từ sáng tạo, độc đáo, cách diễn đạt lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Bài thơ Vội vàng chứa đựng cả bầu trời tâm tư, cảm xúc của nhà thơ, thể hiện được nỗi niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời của Xuân Diệu. Tác phẩm đã góp phần to lớn đưa tên tuổi ông vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.

———————HẾT———————–

“Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình” (Trích “Thi nhân Việt Nam”). Nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đánh giá về những đặc sắc chủ yếu trong sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu – gương mặt tiêu biểu và có nhiều đóng góp nổi bật cho sự phát triển của phong trào thơ Mới. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều này chính là “Vội vàng”. Qua bài thơ, chúng ta thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, lòng ham sống mãnh liệt cùng quan điểm sống tích cực của tác giả.

Trước hết, bài thơ “Vội vàng” đã thể hiện ý nguyện, tâm thế và mong muốn hành động của tác giả trước bước đi của thời gian:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”

Trước vòng quay “một đi không trở lại” của dòng thời gian, tác giả Xuân Diệu muốn nắm bắt và giữ lấy từng khoảnh khắc qua việc muốn “tắt nắng” để sắc màu không phôi pha, muốn “buộc gió” không cho hương sắc bay đi. Điệp ngữ “Tôi muốn” được nhắc lại hai lần đã khẳng định ý nguyện của cái “tôi” tha thiết muốn giữ lấy vẻ đẹp chóng tàn phai của thiên nhiên; đồng thời làm nổi bật tâm hồn của một thi sĩ yêu đời, say mê thiên nhiên và trân trọng, nâng niu cuộc sống. Và tình yêu tha thiết, mãnh liệt này đã được phác họa rõ nét hơn ở những câu thơ tiếp theo:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

Bằng biện pháp nghệ thuật liệt kê kết hợp nhịp điệu thơ nhanh và dồn dập, mọi thanh âm, mọi sắc màu, hình ảnh của bức tranh thiên nhiên đều hiện hữu sinh động trước mắt người đọc. Điệp từ “Này đây” vang lên đầy say mê, thể hiện mọi giác quan của người thi sĩ đều rung lên để đón nhận, để tận hưởng vẻ đẹp của tạo hóa, của đất trời trong sức xuân và sắc xuân. Đó là những vẻ đẹp hữu hình như “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của cành tơ phơ phất”. Đó còn là vẻ đẹp vô hình như khúc ca tình yêu mang âm điệu say mê cuồng nhiệt của cặp “yến anh”, là nguồn sáng vội vã chớp qua hàng mi,…. Đặc biệt, Xuân Diệu đã so sánh “tháng giêng” – khái niệm thời gian vô hình như “cặp môi” – sự vật cụ thể trong mối quan hệ “ngon” – “gần” để đem đến một cảm nhận vô cùng độc đáo, mới mẻ, khiến cho bức tranh thiên nhiên nơi trần gian hiện lên đẹp đẽ, tươi mới, căng tràn sức sống như “một thiên đường trên mặt đất”. Thi nhân vận dụng mọi giác quan để tận hưởng vẻ đẹp của tạo vật, thiên nhiên nhưng vẫn không quên đi ý thức về sự trôi chảy của thời gian: “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Bởi vậy, ông đắm say, cuồng nhiệt cùng cảnh sắc đất trời nhưng vẫn không ngừng chiêm nghiệm về dòng thời gian trôi, về tình yêu và tuổi trẻ:

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngắn gọn

Là một nhà thơ với thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, Xuân Diệu không chỉ thấy được quy luật tuần hoàn của dòng thời gian: “Xuân tàn, hạ tới, thu hết, đông sang” mà còn nắm rõ “phép biện chứng” mang tính tuyến tính, “một đi không bao giờ trở lại” của từng phút giây. Qua cách cảm nhận: “xuân đương tới” – “xuân đương qua”, “xuân còn non” – “xuân sẽ già”, dòng chảy vô hình của thời gian đã được khắc họa rõ nét, khiến cho dù thi nhân đang cảm nhận mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống cũng chính là mùa xuân đang ở viễn cảnh “sẽ già”, sẽ tàn phai, sẽ héo úa. Nhưng điều đặc biệt nhất trong quan niệm của Xuân Diệu chính là thời gian vũ trụ không đồng nhất với thời gian của đời người, nghĩa là “xuân qua” rồi xuân sẽ lại “tới” trong sự tuần hoàn của đất trời, nhưng tuổi trẻ, đời người thì “chẳng hai lần thắm lại”. Bởi vậy, ông cho rằng điều đẹp nhất của con người chính là tuổi trẻ và tình yêu. Và từ đó, “ông hoàng thơ tình” luôn nuối tiếc mùa xuân, nuối tiếc tuổi trẻ bằng lòng ham sống, lòng yêu đời mãnh liệt cùng quan niệm sống “vội vàng” và chủ động chạy đua với thời gian:

“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây thâu và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”

Điệp từ “Ta muốn” được đặt ở đầu câu vang lên đầy dõng dạc, kết hợp với hàng loạt động từ theo cấp độ tăng tiến: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu” đã làm nổi bật tư thế chủ động tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống ở độ tươi mới nhất, căng tràn nhất của cái “tôi” trữ tình. Lòng ham sống cùng niềm say mê cuồng nhiệt đó chính là động lực để thôi thúc Xuân Diệu “sống vội vàng, sống cuống quýt” (theo cách nói của nhà phê bình văn học Hoài Thanh), nhưng sự vội vàng đó không hề tiêu cực bởi nhịp sống đó luôn gắn bó mật thiết với niềm vui sống và tinh thần lạc quan của tác giả. Đây là một quan điểm sống tích cực, tiến bộ và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với mỗi một con người.

………………………………………

Top 10 bài văn mẫu phân tích Vội vàng của Xuân Diệu hay nhất hiện nay

Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu văn mẫu số 1

Phong trào thơ mới xuất hiện vào giai đoạn những năm 1932-1941, dù chỉ kéo dài chưa đến một thập kỷ thế nhưng nó đã trở thành khoảng thời gian vàng kim, nâng bước một loạt các nhà thơ trẻ tuổi tài năng, với những bài thơ đặc sắc cả về thể loại, lẫn đề tài. Một trong số đó nổi bật nhất phải kể đến Xuân Diệu, người được xem là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” bởi giọng thơ thiết tha, rạo rực. Ông có một niềm say mê đặc biệt với tình yêu, bao gồm cả tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, đồng thời cũng có chấp niệm sâu sắc với mùa xuân và tuổi trẻ. Vội vàng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Diệu, đây cũng là tác phẩm thể hiện được tình yêu cuộc sống, sự nhạy cảm trong tâm hồn và những quan điểm của Xuân Diệu về mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu.

Vội vàng (1938) được in trong tập Thơ thơ, tác phẩm như một khu vườn rực rỡ tràn đầy hương sắc, ngào ngạt hương thơm của hoa cỏ, tràn trề sự sống, là bản giao hưởng nhiều âm sắc, thể hiện đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc từ vui tươi, e ấp, đến nồng nàn, đắm say trong tình yêu của Xuân Diệu. Có thể nói rằng Vội vàng chính là tình yêu tha thiết của tác giả dành cho cuộc đời, qua đó thể hiện những xúc cảm rất mới, rất lạ, xúc cảm đến từ “một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”

Trong khổ thơ đầu tiên tác giả đã bộc lộ khát khao mạnh mẽ, cháy bỏng qua các điệp từ “Tôi muốn…”, mang đến nhịp thơ dồn dập, vội vã. Nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để níu giữ hương sắc cho cuộc đời, đó là khát khao mãnh liệt, đầy táo bạo. Xuân Diệu muốn nắm giữ lại tất cả những gì tươi đẹp nhất của tự nhiên, ấy là ánh nắng mùa xuân dịu dàng ấm áp, hương hoa nồng nàn, đắm say phả trong gió. Qua mong muốn đầy lạ lùng ấy ta thấy rõ được cái tôi trữ tình đặc biệt của người thi sĩ, trước hết là cái “tôi” đầy ngông cuồng, táo bạo, dám đứng lên thách thức cả tạo hóa, chống lại bước đi của vũ trụ để giữ lại những cái đẹp mà bản thân khao khát. Đó cũng chính cái “tôi” hồn nhiên, trong sáng, bướng bỉnh khi đứng trước những điều mà mình yêu thương, trân trọng.

Tổng hòa hai yếu tố ấy đã tạo nên một hồn thơ Xuân Diệu rất riêng, rất ấn tượng, khiến độc giả lại càng cảm nhận rõ hơn tấm lòng yêu cái đẹp, cái tuyệt vời trong vũ trụ của người thi sĩ nó mãnh liệt, sâu sắc đến nhường nào. Đồng thời cũng cho thấy quan điểm mới của Xuân Diệu về cuộc sống và cái đẹp, đối với thi nhân cái đẹp không hề ở chốn bồng lai tiên cảnh nào, mà ở ngay sát bên chúng ta, chính là những thứ tưởng chừng như thật đơn giản tầm thường, nào là ánh nắng, nào là hương hoa, đều là những thứ con người dễ dàng bỏ qua, không mấy bận tâm.

Xuân Diệu sau khi đã hiểu rõ quy luật của tạo hóa, đời người vốn ngắn ngủi, chết là về với cát bụi, thì được tận hưởng những vẻ đẹp giản dị mà tạo hóa ban tặng thực sự là một đặc ân đáng quý. Người thi nhân không muốn bỏ lỡ bất kỳ một giây phút nào, thậm chứ còn ích kỷ muốn níu giữ tất cả chúng lại để riêng mình được tận hưởng. Xuân Diệu ngông cuồng, táo bạo và phi lý cũng từ những cái triết lý nhân sinh rất có lý mà nên: Đời người hữu hạn và cái đẹp chỉ ở tại trần gian chứ không ở chốn nào khác, cớ sao không tận hưởng cho thỏa.

Sau những nhận thức và khát khao cháy bỏng được giữ lại vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa nhưng lại vượt ra ngoài khả năng của con người, Xuân Diệu đã nhanh chóng tìm cho mình một giải pháp, ấy là nhân lúc còn trẻ, còn đang sống nhanh chóng tận hưởng, nhanh chóng bắt lấy những vẻ đẹp mà tạo hóa đã ban tặng, thoải mà thưởng thức sự tươi đẹp của cuộc đời, của vườn xuân một các không hối tiếc. Điều đó được thể hiện rất rõ thông qua tám câu thơ tiếp theo, không chỉ mở ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, tràn đầy hương sắc mà còn bộc lộ tâm thái của tác giả trước sự hữu hạn của đời người, cũng như trước sự vô hạn của vũ trụ: Vội vã, khát khao, tham muốn ôm hết tất cả những gì tươi đẹp nhất vào lòng,và sự hạnh phúc sung sướng tột độ trước vườn xuân tuyệt vời.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Ở những câu thơ này ta dễ dàng nhận thấy được niềm vui sướng, sự hân hoan tột độ của tác giả khi phát hiện ra một thiên đường của cuộc sống đang tồn tại ngay bên cạnh mình. Từng câu thơ như mang trong mình những điệu nhạc lúc sôi động, lúc thầm thì, đầy đủ những cảm giác đắm say nồng nàn của tình yêu, của tuổi trẻ, của một mùa xuân đang căng tràn nhựa sống. Điệp khúc “này đây…” mang đến nhịp thơ dồn dập, thể hiện cảm xúc bất ngờ, niềm vui sướng hạnh phúc khi chợt nhận ra món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

Bức tranh mùa xuân tươi đẹp mở đầu với cảnh cặp “ong bướm” đang ngập tràn hạnh phúc, say sưa với mật ngọt của tình yêu tựa như đôi vợ chồng trẻ quấn quýt trong tuần trăng mật. Là cảnh sắc thắm của hoa xuân cùng với sắc xanh của nội cỏ, tổng hòa tạo nên một bức tranh rực rỡ, nhưng vẫn hài hòa cân đối, đó còn là cảnh “lá của cành tơ phơ phất”, lá gắn với cành, hạnh phúc êm đềm bên nhau thật tình tứ và lãng mạn biết mấy. Và thêm nữa là “khúc tình si” của cặp yến anh đang thuở mặn nồng gắn bó, mang đến không khí thực rộn ràng vui tươi, đầy đủ cả sắc, hương, vị của một bức tranh xuân nồng. Tuy nhiên Xuân Diệu không chỉ dừng ở đó, ông còn thêm vào bức tranh của mình một chút ánh sáng dịu nhẹ, chan hòa và ấm áp, tựa như sương, như nắng phụ lên tất thảy mọi cảnh vật, khiến chúng thêm phần lãng mạn và tràn ngập sức sống hơn. Câu thơ “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, người ta cứ thắc mắc rốt cuộc cái “hàng mi” ấy là của ai, của chính bản thân Xuân Diệu khi đứng trong khu vườn xuân tràn ngập hương sắc ánh sáng, hay là của một nàng thơ đang dạo bước. Nhưng dù nhân vật trữ tình ấy là ai người ta vẫn luôn cảm nhận được cái chất thi vị tình tứ của người nghệ sĩ, người muốn thêm vào bức tranh thiên nhiên sự xuất hiện của con người, sự sống và tình yêu của con người, để cho bức tranh thêm hài hòa và sống động, thể hiện rõ sự gắn bó chan hòa giữa nghệ sĩ và thiên nhiên rộng lớn. Khẳng định rõ ràng vẻ đẹp của thiên nhiên luôn song hành cùng với sự phát hiện và thưởng thức của con người.

Bên cạnh đó câu thơ “Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa” thể hiện một triết lý sống mới mẻ của tác giả rằng mỗi một ngày được sống, được mở mắt nhìn nắng mai là một niềm vui, một niềm hạnh phúc đến tột cùng, và Xuân Diệu thật sự rất trân trọng và biết ơn điều đó. Cuối cùng kết lại bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ Xuân Diệu kết lại bằng một câu thơ đầy ấn tượng “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, mang đến sự chuyển đổi cảm giác đầy tinh tế, từ thị giác, thính giác, xúc giác, tác giả đã dẫn người đọc đến cảm nhận bằng vị giác. Không chỉ thể hiện xúc cảm muốn nuốt trọn mùa xuân vào lòng, mà còn là niềm khát khao đến tột cùng, Xuân Diệu thưởng thức mùa xuân tựa như một kẻ sành ăn thưởng thức mỹ vị của cuộc sống. Không chỉ vậy cái cách mà tác giả so sánh mùa xuân, so sánh tháng giêng giống như “cặp môi gần” cũng khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước sự lãng mạn, tình tứ của một người luôn đắm say và khao khát tình yêu. Đối với thi nhân mùa xuân trước mắt thực căng tràn nhựa sống, tựa như một người con gái đang sắc xuân thì, khiến người ta thực muốn nâng niu, trân trọng hết lòng.

Sau những cảm xúc thăng hoa, vội vã thưởng thức từng vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cách khai mở hoàn toàn tất cả các giác quan, bỗng Xuân Diệu chợt khựng lại “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa/Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Rõ ràng đang đắm say đủ chiều với cảnh thiên nhiên rực rỡ, khi bữa tiệc vừa qua một nửa, người thi nhân đã thấp thỏm lo âu mà mang theo cảm xúc tiếc nuối. Xuân Diệu không đợi đến hè mới tiếc xuân mà người đã tiếc mùa xuân, sợ xuân qua đi mất ngay chính giữa lúc mùa xuân đang nồng nàn, đượm sắc nhất, thực giống một kẻ đang son trẻ mà cứ sợ già, tiếc tuổi thanh xuân. Có thể người ta cho ấy là kỳ lạ, là lo xa thế nhưng đọc những vần thơ tiếp của Xuân Diệu ta mới thưc hiểu rằng những nỗi sợ, nỗi tiếc của tác giả đều có nguyên nhân cả.

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;”

Xuân Diệu nhận ra một quy luật tàn nhẫn của tạo hóa, rằng mùa xuân đến rồi mùa xuân sẽ đi, và cuộc đời cũng như thế con người có thời son trẻ nhưng rồi cũng sẽ phải già đi và trở về với cát bụi. Thế nên ông mới có một câu oán trách rất hay rằng “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật/Không cho dài thời trẻ của nhân gian”, trách sao đời người không dài thêm chút nữa, để ông được tận hưởng thêm một chút hương sắc của trần gian, mà lại ngắn ngủi chẳng đủ cho người ta vui sống. Dù mùa xuân tươi đẹp “vẫn tuần hoàn” thế nhưng thi nhân chỉ có cơ hội sống một lần trên thế gian này, thì cũng chẳng kịp nhìn mùa xuân được lần nữa tươi đẹp, trời đất và vũ trụ vẫn mãi còn nguyên đấy, thế nhưng “chẳng còn tôi mãi”. Có thể nói rằng ở đoạn thơ này cái tôi cá nhân của Xuân Diệu được thể hiện rất rõ, không chỉ oán trách cuộc sống ngắn ngủi, mà còn cho người đọc cảm giác thi nhân giữa đất trời dường như đang ở vị trí trung tâm, tầm vóc cá nhân được đặt ngang bằng với tầm vóc vũ trụ, đó là một cái tôi rất ngông cuồng và tự tin mà ta đã thấy ở đầu tác phẩm. Chính vì ý thức được sự hữu hạn của cuộc sống, sự tàn nhẫn của vòng tuần hoàn “sinh lão bệnh tử” thế nên Xuân Diệu không tránh khỏi cảm giác “bâng khuâng tiếc cả đất trời”. Cuộc đời này người thi nhân còn khao khát được tận hưởng được vui sống nhiều lắm, cả mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ đều là những thứ mà tác giả hằng tâm niệm, hằng trân trọng nhất, xem như lẽ sống của cuộc đời. Thế nên khi phải buông tay từ giã, hoặc là sắp phải chia xa, người thi nhân đều cảm thấy nuối tiếc và buồn bã khôn nguôi.

Thế nhưng Xuân Diệu là một tác giả rất tích cực, người không có nhiều cái đau buồn sầu não như Huy Cận, cũng không tuyệt vọng như Hàn Mặc Tử, trái lại ý thức được sự hữu hạn của tuổi trẻ, của đời người tác giả đã nhanh chóng tìm ra cho mình một giải pháp mới. Nếu như ban đầu người muốn chặn đứng bước đi của thời gian, thì giờ đây Xuân Diệu lại đưa ra một cách thức phù hợp hơn ấy chính là buông lỏng bản thân, nhanh chóng hòa mình vào thưởng thức mùa xuân một cách trọn vẹn và nhiều nhất có thể.

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Ngay lúc này đây Xuân Diệu đã hoàn toàn ý thức được sự quý giá của tuổi trẻ và mùa xuân trước mắt thế nên người vội vã bước vào thưởng thức bữa tiệc mùa xuân ngay trước mắt một cách vồ vập, đầy khao khát mãnh liệt, dường như chỉ sợ chậm một giây thôi là bữa tiệc trước mắt sẽ biến mất. Các động từ mạnh “ôm”, “riết”, “thâu” cùng với điệp từ “ta muốn” càng nhấn mạnh được cái khao khát muốn nuốt trọn thanh sắc tuyệt vời của mùa xuân, muốn được điên cuồng trong tình yêu, đến tận “no nê thanh sắc của thời tươi” để không còn nuối tiếc gì hơn nữa. Có thể nói rằng thay vì chỉ thưởng thức một lần Xuân Diệu đã cố gắng thức dậy tất cả mọi giác quan, mọi sức lực trong cơ thể để hòa mình vào bữa tiệc đượm đà của thiên nhiên “chếch choáng” với mùi thơm, “đã đầy” với ánh sáng, ôm trọn vào lòng những cây, những cỏ, nhưng hương thơm nồng ấm. Đoạn thơ này người ta thấy Xuân Diệu rất “tham”, dường như đang ra sức vơ vét, tận hưởng bằng hết chẳng chừa lại cho ai thứ gì, không những vậy mà người thi nhân thậm chí còn muốn tận hưởng mùa xuân ấy gấp đến mấy lần chứ không chỉ là một lần duy nhất. Điều đó càng khẳng định rõ ý thức của Xuân Diệu về cái hữu hạn của đời người, cái ngắn ngủi của tuổi xuân, cũng như quy luật xoay vần đầy tàn nhẫn của tạo hóa. Xuân Diệu không chống lại được bước đi của thời gian thì ông tìm cách tận hưởng như thể mình có tận hai ba cuộc đời. Đấy là một giải pháp thực thông minh và rất nhân văn của người nghệ sĩ, mở ra cho độc giả những suy nghĩ và nhận thức mới mẻ. Câu thơ kết “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!” chính là tột đỉnh của tấm lòng yêu xuân, khao khát tận hưởng mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ một cách mãnh liệt và chân thành nhất, không chỉ là cái ôm, cái thâu, cái riết chặt mà là một ngụm cắn thật sâu, thật tình tứ mang cả tình xuân vào trong bụng, chiếm giữ cho riêng mình. Thực ích kỷ nhưng cũng thực đáng yêu cho cái tôi ngông cuồng và trẻ con của người nghệ sĩ.

Vội vàng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Diệu trong phong trào thơ mới giai đoạn 1932-1941 không chỉ thể hiện được những quan niệm, triết lý nhân sinh mới mẻ về cuộc đời của người nghệ sĩ mà thông qua đó còn bộc lộ tấm lòng tha thiết, cuồng nhiệt của tác giả đối với mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Xuân Diệu là làn gió mới đã thổi tan cái buồn lắng đọng suốt mấy năm trời của giới thơ mới, mở ra một chân trời mới, mang đến chất Pháp dịu dàng, lãng mạn, nhưng vẫn rất đậm đà hương sắc đất Việt, thật xứng với danh “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Bài văn phân tích Vội Vàng của Xuân Diệu – Bài văn số 2

Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu, đã có nhận xét khá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” . Đã hơn hai mươi năm Xuân Diệu giã từ chúng ta vào cõi hư vô, nhưng “tấm lòng trần gian” của ông dường như vẫn còn ở lại. Cứ mỗi lần xuân tới, những trái tim non trẻ của các thế hệ học sinh lại rung lên những cảm xúc mãnh liệt trước tâm tình của Xuân Diệu gửi gắm với đời trong bài thơ Vội vàng, gắn với niềm khát khao giao cảm với đất trời, con người tràn mê đắm của thi nhân, trong mùa xuân diệu kì! Làm thơ xuân vốn là một truyền thống của thi ca Việt Nam, bao nét xuân đi vào thi ca đều mang một dấu ấn cảm xúc riêng. Đặc biệt, trong thơ lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945, mùa xuân còn gắn với cái tôi cá nhân cá thể giàu cảm xúc của các nhà thơ mới. Có thể kể đến một Hàn Mặc Tử với “khách xa gặp lúc mùa xuân chín…”, một Nguyễn Bính với “mùa xuân là cả một mùa xanh…”. Nhưng có lẽ Xuân Diệu chính là người đã đem vào trong cảm xúc mùa xuân tất cả cái rạo rực đắm say của tình yêu. Vội vàng là lời tâm tình với mùa xuân của trái tim thơ tuổi hai mươi căng nhựa sống.

Cái động thái bộc lộ đầy đủ nhất thần thái của Xuân Diệu có lẽ là vội vàng. Ngay từ hồi viết Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã thấy “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuốn quýt”. Cho nên, đặt cho bài thơ rất đặc trưng của mình cái tên Vội vàng, hẳn đó phải là một cách tự bạch, tự họa của Xuân Diệu. Nó cho thấy thi sĩ rất hiểu mình. Thực ra, cái điệu sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếp người, về cái chết như là một kết cục không tránh khỏi mai hậu. Sống là cả một hạnh phúc lớn lao diệu kỳ. Mà sống là phải tận hiến và tận hưởng! Đời người là ngắn ngủi, cần tranh thủ sống. Sống hết mình, sống đã đầy. Thế nên phải chớp lấy từng khoảnh khắc, phải chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã, gấp gáp. Bài thơ này được viết ra từ cảm niệm triết học ấy. Thông thường, yếu tố chính luận đi cùng thơ rất khó nhuần nhuyễn. Nhất là lối thơ nghiêng về cảm xúc rất “ngại” đi cùng chính luận. Ấy thế nhưng nhu cầu phô bày tư tưởng, nhu cầu lập thuyết lại không thể không dùng đến chính luận. Thơ Xuân Diệu hiển nhiên là loại thơ xúc cảm. Nhưng đọc kỹ sẽ thấy rằng thơ Xuân Diệu cũng rất giàu chính luận. Nếu như cảm xúc làm nên cái nội dung hình ảnh, hình tượng sống động như mây trôi, nước chảy trên bề mặt của văn bản thơ, thì dường như yếu tố chính luận lại ẩn mình, lặn xuống bề sâu, làm nên cái tứ của thi phẩm. Cho nên mạch thơ luôn có được vẻ tự nhiên, nhuần nhị. Vội vàng cũng thế. Nó là một dòng cảm xúc dào dạt, bồng bột cuốn theo bao hình ảnh thi ca như gấm như thêu của cảnh sắc trần gian.

Nhưng nó cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ, trình bày cả một quan niệm nhân sinh về lẽ sống vội vàng. Có lẽ không phải thơ đang minh họa cho triết học. Mà đó chính là minh triết của một hồn thơ. Mục đích lập thuyết, dạng thức tuyên ngôn đã quyết định đến bố cục của Vội vàng. Thi phẩm khá dài nhưng tự nó hình thành hai phần khá rõ rệt. Cái cột mốc ranh giới giữa hai phần đặt vào ba chữ “Ta muốn ôm”. Phần trên nghiêng về luận giải cái lí do vì sao cần sống vội vàng. Phần dưới là bộc lộ cái hành động vội vàng ấy. Nói một cách vui vẻ: trên là lý thuyết, dưới là thực hành!

Điều rất dễ thấy là thi sĩ chọn cách xưng hô cho từng phần. Ở trên, xưng “tôi”, lập thuyết đối thoại với đồng loại. Ở dưới, xưng “ta”, đối diện với sự sống. Phần luận lí có xu hướng cắt xẻ bài thơ. Nhưng hơi thơ bồng bột, giọng thơ dào dạt, sôi nổi đã xóa mọi cách ngăn, khiến thi phẩm vẫn luôn là một chỉnh thể sống động, tươi tắn và truyền cảm. Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ. Ấy là cái ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên – một ước muốn không thể:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, thật là những ham muốn kỳ dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, làm sao có thể vĩnh viễn hóa được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ đối với cái thế giới thắm sắc đượm hương này. Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Nó bày ra như một thiên đường trên mặt đất, như một bữa tiệc lớn của trần gian. Được cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong Vội vàng vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy đắm say. Xuân Diệu cũng hưởng thụ theo một cách riêng. Ấy là hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình. Yêu thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên. Hãy xem cách diễn tả vồ vập về thiên nhiên ở thì xuân sắc, một thiên nhiên rạo rực xuân tình:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì,

Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Có lẽ trước Xuân Diệu trong thơ Việt Nam chưa có cảm giác “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Nó là cảm giác của ái ân tình tự. Cảm giác ấy đã làm cho người ta thấy tháng giêng mơn mởn non tơ đầy một sức sống thanh tân kia mà sao quyến rũ – tháng giêng mang trong nó sức quyến rũ không thể cưỡng được của một người tình rạo rực, đắm say. Hai mảng thơ đầu kế tiếp nhau đã được liên kết bằng cái logic luận lí ngầm của nó. Thi sĩ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” chính vì muốn giữ mãi hương sắc cho trần thế này đây. Hương sắc là cái sinh khí của nó, là cái vẻ đẹp, cái nhan sắc của nó. Tất cả chỉ rực rỡ trong độ xuân thì. Mà xuân lại vô cùng ngắn ngủi. Và thế là mảng thơ thứ ba của phần luận giải đã hình thành để nói về cái ngắn ngủi đến tàn nhẫn của xuân thì đối với sự sống và cái xuân thì của con người. Phải, cái thế giới này lộng lẫy nhất, “ngon” nhất là ở độ xuân; còn con người cũng chỉ hưởng thụ được cái “ngon” kia khi còn trẻ thôi. Mà cả hai đều vô cùng ngắn ngủi, thời gian sẽ cướp đi hết thảy. Có lẽ cũng lần đầu tiên, thơ ca Việt Nam có được cái quan niệm
này:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn no nghĩa là xuân sẽ già.

Con người thời trung đại hình như yên trí với quan niệm thời gian tuần hoàn với cái chu kỳ bốn mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu ngàn ngày của kiếp người. Con người hiện đại sống với quan niệm thời gian tuyến tính, thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc qua là mất đi vĩnh viễn. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định:

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi không trở lại thì làm chi có sự tuần hoàn! Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn. Nghĩ về tính hạn chế của kiếp người, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ:

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Và đem đến một cảm nhận đầy tính lạ hóa về thời gian và không gian:

Mùi tháng năm đền rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Là người đã tiếp thu ở mức nhuần nhuyễn phép “tương giao” của lối thơ tượng trưng, Xuân Diệu đã phát huy triệt để sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả thế giới. Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác: “Mùi tháng năm” – thời gian của Xuân Diệu được làm bằng hương – chẳng thế mà thi sĩ cứ muốn buộc gió lại ư?

Một chữ “rớm” cho thấy khứu giác đã chuyển thành thị giác. Nó nhắc ta nhớ đến hình ảnh giọt lệ. Chữ “vị” liền đó, lại cho thấy cảm giác thơ đã chuyển qua vị giác. Và đây là một vị hoàn toàn phi vật chất: “vị chia phôi”! Thì ra chữ “rớm” và chữ “vị” này đều từ một hình ảnh ẩn hiện là giọt lệ chia phôi đó. Vì sao thời gian lại mang cái hương vị – hình thể của chia phôi? Ấy là những cảm giác chân thực hay chỉ là trò diễn của ngôn ngữ theo kịch bản của phép “tương giao”? Cái tinh tế của Xuân Diệu chính là ở đấy! Thi sĩ cảm thấy thật hiển hiện mỗi khoảnh khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ thật sự là một cuộc ra đi vĩnh viễn.

Trên mỗi thời khắc đều đang diễn ra một cuộc chia tay của thời gian với con người, với không gian và với cả chính thời gian. Cho nên thi sĩ nghe thấy một lời than luôn âm vang khắp núi sông này, một lời than vĩnh viễn: than thầm tiễn biệt. Không gian đang tiễn biệt thời gian! Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cái nhan sắc thiên nhiên diệu kỳ này bước vào độ tàn phai. Một sự tàn phai không thể nào tránh khỏi! Thế đấy, không thể buộc gió, không thể tắt nắng, cũng không thể cầm giữ được thời gian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống:

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

Đến đây phần luận giải của tuyên ngôn vội vàng đã đủ đầy luận lý! Bài thơ được kết thúc bằng những cảm xúc mãnh liệt,
bằng những tham muốn mỗi lúc một cuồng nhiệt, vồ vập. Đó là cả một cuộc tình tự với thiên nhiên, ái ân cùng sự sống. Chỉ có thể diễn tả như thế, Xuân Diệu mới phô diễn được cái lòng ham sống, khát sống sung mãn của mình:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Nếu chọn một đoạn thơ trong đó cái giọng sôi nổi bồng bột của Xuân Diệu thể hiện đầy đủ nhất, thì đó phải là đoạn thơ này. Ta có thể nghe thấy giọng nói, nghe thấy cả nhịp đập của con tim Xuân Diệu trong đoạn thơ ấy. Nó hiện ra trong những làm sóng ngôn từ đan chéo nhau, giao thoa và song song vỗ vào tâm hồn người đọc. Cái điệp ngữ “ta muốn” được lặp đi lặp lại với mật độ thật dày và cũng thật đích đáng.

Nhất là mỗi lần điệp lại đi liền với một động thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, mãnh liệt, nồng nàn: ôm – riết – say – thâu – cắn. Có thể nói câu thơ “Và non nước, và cây, và cỏ rạng” là không thể có đối với thư pháp trung đại vốn coi trọng những chữ đúc. Thậm chí, đối với thơ xưa, đó sẽ là câu thơ vụng. Tại sao lại thừa thãi liên từ “và” đến thế? Vậy mà, đó lại là sáng tạo của nhà thơ hiện đại Xuân Diệu. Những chữ “và” hiện diện cần cho sự thể hiện nguyên trạng cái giọng nói, cái khẩu khí của thi sĩ. Nó thể hiện đậm nét sắc thái riêng của cái tôi Xuân Diệu. Nghĩa là thể hiện một cách trực tiếp, tươi sống cái cảm xúc tham lam đang trào lên mãnh liệt trong lòng ngực yêu đời của thi sĩ! Câu thơ:

Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

… cũng tràn đầy những làn sóng ngôn từ như vậy. Từ “cho” điệp lại với mức độ tăng tiến nhấn mạnh các động thái hưởng thụ thỏa thuê: chuếnh choáng – đã đầy – no nê. Sóng cứ càng lúc càng dâng cao, càng vỗ mạnh, đẩy cảm xúc lên tột đỉnh: Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Ta thấy Xuân Diệu như một con ong hút nhụy đã no nê đang lảo đảo bay đi. Lại thấy thi sĩ như một tình lang trong cuộc tình chuếnh choáng men say.

Có thể nói Xuân Diệu qua bài thơ này không chỉ “sống” hay “ham sống” mà ông “say sống”. Sống mãnh liệt, hối hả kẻo nữa lại tiếc nuối – Đó là một nhân sinh quan lành mạnh. Nó khác với sự nguội lạnh, hờ hững, lạt lẽo. Bài thơ là nhịp đập gấp gáp trước “thanh sắc trần gian” một ngày xuân của một trái tim chưa bao giờ chán sống.

Sống là hạnh phúc. Muốn đạt tới hạnh phúc phải sống vội vàng. Thế là, vội vàng là cách đến với hạnh phúc, là chính hạnh phúc, và hình như cũng là cái giá phải trả cho hạnh phúc vậy! Ta hiểu vì sao khi Xuân Diệu xuất hiện, lập tức thi sĩ đã thuộc về tuổi trẻ!

Phân tích Vội vàng mẫu số 3

Có lẽ danh xưng “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” mà nhà phê bình Hoài Thanh đã đặt cho Xuân Diệu sẽ không ai có thể thay thế. Xuân Diệu quả thực mang đến cho thơ ca thuở ấy, những năm 30 của thế kỉ XX, những điều vô cùng mới mẻ. Từ nguồn sống dạt dào hay quan niệm sống, quan niệm về tình yêu, tuổi trẻ… đến những hình thức nghệ thuật, đều hiện đại và có những cách tân mạnh mẽ, táo bạo. Sự ghi nhận ấy lại không phải chỉ ở một bài thơ mà cả một tập thơ, thậm chí nhiều tập thơ của ông được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám, 1945. Trong đó phải kể đến tập thơ đầu tay Thơ Thơ, được in vào năm 1938, với thi phẩm Vội vàng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật cả đời thơ Xuân Diệu.

Vội vàng ra đời vào năm 1938, lúc mà phong trào thơ mới đang phát triển ở đỉnh cao. Sở dĩ đây được coi là bài thơ xếp vào hàng hay nhất của Xuân Diệu, bởi nó không chỉ mang theo những hơi thở mới mẻ, hiện đại mà còn thể hiện một cái tôi đầy ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. “Vội vàng” không phải là một trạng thái là một thái độ sống gấp gáp, nhanh chóng. Bài thơ được viết bằng thể thơ tự do, gồm một câu đề từ Tặng Vũ Đình Liên và bốn khổ thơ với dung lượng khác nhau. Tuy nhiên người đọc nhận ra được mạch cảm xúc chủ đạo chính là một cái tôi yêu đời tha thiết, đắm say, cuồng nhiên nhưng vẫn đầy lo sợ trước sự trôi chảy vô tình, nghiệt ngã của thời gian. Cấu tứ bài thơ vì vậy trở thành một cuộc tranh biện say mê của nhà thơ trước cuộc đời.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất.

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Dễ nhận thấy cấu tứ của bài thơ được đặt ở ngay bốn dòng thơ năm chữ mở đầu. Xuân Diệu đã bắt nhịp Vội vàng bằng hai ước muốn: tắt nắng, buộc gió. Ấy là quy luật của tạo hóa, tự nhiên mà con người chúng ta không thể can thiệp hay tước đoạt được. Vậy mà điệp ngữ Tôi muốn…, tôi muốn… lặp lại đến hai lần, như thể đó là một niềm khao khát mãnh liệt đến nỗi ngông cuồng, phi lí. Nhưng khi biết mục đích của nhân vật trữ tình thì người đọc nhận ra việc tắt nắng, buộc gió ấy là để giữ màu đừng nhạt, giữ hương đừng bay. Đó chẳng phải là muốn ngưng đọng thời gian, muốn mọi thứ ngừng trôi chảy để tôi có thể đắm chìm, mãi mãi sống với hương sắc của cuộc đời hay sao? Hóa ra cái tôi ấy yêu cuộc sống này vô cùng mãnh liệt, nhưng dường như cũng có điều lo sợ nó vụt trôi đi mất. Bởi vậy, cấu tứ bài thơ từ đây được vận động theo hai cảm xúc ấy và cũng chính là lý do để “tuyên ngôn” về lẽ sống vội vàng.

Tôi muốn tắt nắng, buộc gió ư? Chắc chắn cuộc đời này phải tươi đẹp lắm thì thi nhân mới thèm khát ngưng đọng mọi thứ như vậy. Chỉ cần bước sang khổ thứ hai, chúng ta sẽ thấy được sự lí giải về điều đó. Thay đổi sự dồn nén cảm xúc ở bốn dòng thơ đầu, khổ thơ thứ hai trải dài hơn với thể thơ tám chữ, giọng điệu có phần tha thiết, sôi nổi:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Điệp từ của, này đây vừa có nét hiện đại vừa như một lời mời chào, vẫy gọi để chúng ta cùng bước vào thế giới tươi đẹp của thiên nhiên cuộc sống. Bằng thủ pháp liệt kê ông dẫn dắt người đọc vào thế giới bằng những hình ảnh vô cùng giản dị, gần gũi nhưng lại ẩn chứa những nét đẹp mà chúng ta vô tình chẳng nhận ra. Những ong bướm, hoa đồng nội, lá cành tơ, yến anh, ánh sáng, buổi sớm, tháng giêng có gì mà xa lạ, nhưng dưới cặp mắt “xanh non, biếc rờn”, qua lăng kính của tình yêu và cảm nhận bằng mọi giác quan, nhà thơ đã mang tới một khung cảnh tuyệt diệu của thiên nhiên, cuộc sống. Những thứ quen thuộc ấy lại ở trong những trạng thái mơn mởn, tươi non, căng tràn sức sống và tràn ngập xuân tình nhất: ong bướm tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ phơ phất, yến anh khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi, tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Một niềm yêu đời tha thiết, mãnh liệt đã khiến nhà thơ phát hiện ra một bữa tiệc ở giữa trần gian, chốn thiên đường ở ngay trên mặt đất. Tính triết lý nhân sinh cũng bởi vậy bộc lộ ngay ở sự khám phá này. Đâu phải đi đâu xa, đâu phải đến những nơi nào có cảnh đẹp, cũng đâu phải chỉ có chốn bồng lai tiên cảnh mới được thưởng thức cái đẹp như thế, chỉ cần căng đôi mắt, căng đôi tai, căng cả trái tim, sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn thì “thiên đường” ở ngay trước mắt. Thời khắc mà mỗi chúng ta cần tận hưởng là mùa xuân của tự nhiên, là tuổi trẻ, tình yêu của cuộc đời, xin đừng bỏ lỡ. Đó chính là lý do vì sao mà ông muốn “tắt nắng, buộc gió”!

Nhưng tôi đâu chỉ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mà còn yêu con người. Và tình yêu với con người ấy đã giúp nhà thơ đưa ra một quan điểm thẩm mĩ rất độc đáo. Vốn dĩ xưa thiên nhiên mới là chuẩn mực của cái đẹp, nhưng nay Xuân Diệu lại lấy con người mới là thước đo của mọi cái đẹp. Bằng việc so sánh: Ánh sáng chớp hàng mi/ tháng giêng ngon như một cặp môi gần, người đọc nhận ra sự khác lạ ấy. Ánh sáng, một thứ thuộc về tự nhiên, giờ đây được ví như cái chớp mắt của một nàng thiếu nữ; tháng giêng cũng được mĩ vị hóa “ngon” như một cặp môi gần của đôi tình nhân. Xuân Diệu thực sự đã tạo nên một quan niệm về cái đẹp nhưng đầy tính nhân văn, có ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Phải chăng với thi nhân, con người mới là điều tuyệt diệu, là sản phẩm tuyệt vời nhất của tạo hóa?

Thiên nhiên đẹp, cuộc sống đẹp, con người đẹp… vậy mà đời người chẳng thể mãi mà gắn bó được. Nên:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa,

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đúng, cuộc đời như thế sao mà không sung sướng cho được. Nhưng không thể “tắt nắng, buộc gió” mà mãi đắm chìm trong ấy, nên mới phải vội vàng. Câu thơ với dấu chấm giữa dòng làm ngắt mạnh cảm xúc, muốn níu giữ tất cả chỉ còn cách sống vội vàng từng giây từng phút. Nhân vật trữ tình chẳng chờ tới mùa hạ, mà ngay ở mùa xuân thôi cũng đã thấy nhớ mùa xuân rồi. Đọng lại cả khổ thơ vẫn là niềm yêu thương cuộc sống rất sục sôi, rạo rực. Đâu đó chúng ta nhận ra ánh mắt sung sướng nhưng đầy gấp gáp của thi nhân để chạy đua với thời gian. Bởi không nhanh sẽ không kịp và không thể để tận hưởng cuộc sống này.

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa.

Khổ thơ mở ra một cuộc tranh biện vô cùng độc đáo, thời gian có thực sự đang trôi chảy, có thực sự nghiệt ngã mà cuốn phăng mọi thứ ra đi? Bằng nghệ thuật đối lập (xuân non – xuân già, tới – qua, rộng – chật, tuần hoàn – chẳng hai lần…) và hàng loạt các từ ngữ có tính tranh luận cao như: nghĩa là, nhưng, nói làm chi, nếu, nên, nhà thơ đã chỉ ra quy luật tuyến tính của thời gian: một đi không trở lại. Ông say sưa trong giọng điệu trầm buồn, có phần run rẩy. Làm gì có kiểu thời gian như “bóng bích câu qua cửa sổ”, cũng làm gì có kiểu chết đi rồi sẽ lại được tái sinh, mà thời gian nghiệt ngã, vô tình lắm. Mỗi phút giây trôi đi sẽ là mất mát. Có thể thời gian của tự nhiên là vô hạn, nhưng đời người lại hữu hạn, mà tuổi trẻ lại càng ngắn ngủi, ít ỏi vô cùng. Quan niệm về thời gian như thế của Xuân Diệu không hề cảm tính, cũng không theo lối thi vị hóa mà đầy khách quan và biện chứng. Chỉ có thể là một tâm hồn quá nhạy cảm, quá yêu đời mới lo lắng, sợ sệt như thế trước quy luật của thời gian. Bởi vậy cho nên ông nhìn đâu cũng thấy chia lìa, tan nát. Những hình ảnh thiên nhiên, sự sống được nhân hóa: mùi tháng năm rớm vị chia phôi, núi sông than thầm tiễn biệt, con gió xinh thì thào, hờn dỗi phải bay đi, chim ngập ngừng đứt tiếng reo thi trước độ phai tàn sắp sửa là những dự cảm đầy mất mát, có phần bi thương trước sự trôi chảy của thời gian. Đâu đâu cũng ngấm mùi, ngấm vị của sự tan tác, đứt gãy, xa rời. Bởi vậy sao mà không cảm thấy tiếc nuối, thấy hụt hẫng, bâng khuâng cho được. Lời thơ vang lên như một niềm bi phẫn, bế tắc: chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa! Xuân Diệu hiện thực thế, đời thường thế… nhưng cũng không tránh khỏi được sự sợ hãi, bàng hoàng trước thời gian. Vậy nếu không “tắt nắng”, không “buộc gió” thì phải làm sao để màu không nhạt, hương không bay? Chỉ còn cách vội vàng để chống lại quy luật khắc nghiệt ấy của thời gian mà thôi.

Vội vàng thực sự là một bài thơ của nhiều cảm xúc. Có chút dồn nén ở khổ đầu, có cái tha thiết, say mê ở khổ hai, có cái day dứt, bâng khuâng ở khổ ba và ở khổ bốn sẽ là sự sục sôi, khí thế, nhiệt huyết. Sự linh hoạt trong cách bộc lộ cảm xúc của bài thơ đều bắt nguồn từ triết lý sống vội vàng. Không thể níu giữ thời gian, cũng không thể đứng im mà nhìn thời gian tàn phá mọi thứ, chỉ còn cách vội vàng. Cho nên khổ cuối mở ra một lời giục giã đầy hối hả:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.

Đi tức là sống, mà phải mau đi tức là sống nhanh lên, gấp gáp lên khi mùa chưa ngả chiều hôm, khi mọi thứ còn ở độ tươi đẹp nhất, trẻ trung nhất. Xuân Diệu giục người ta như thế. Giờ đây không còn là tôi muốn là khát vọng của cá nhân, mà là ta muốn, tức là của tất cả mọi người. Ta muốn ôm, riết, say, thâu, thậm chí là cắn để chếnh choáng, đã đầy, no nê mọi thứ của cuộc sống này. Hàng loạt các động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến đã diễn tả vừa là cách sống vừa là cảm xúc có phần khó kiềm chế được của nhân vật trữ tình. Xuân Diệu mang tới một cách sống vội vàng thật sục sôi, mãnh liệt, vồ vập và hết mình. Nhưng thi nhân cũng không cho rằng chúng ta lúc nào cũng phải căng lên để sống như vậy, mà cần phải biết sống vội vàng vào đúng thời điểm. Đó là lúc sự sống mới bắt đầu mơn mởn, lúc mây đưa và gió lượn, cánh bướm với tình yêu, một cái hôn nhiều, và non nước và cây và cỏ rạng… và đặc biệt là xuân hồng. Nhà thơ chọn những khoảnh khắc ấy chính là lúc mỗi chúng ta đáng sống nhất, sống hết mình, nhiệt huyết nhất để không bỏ lỡ một chút vẻ đẹp nào của cuộc sống. Hình ảnh xuân hồng chính là biểu tượng cho cuộc sống như thế, mà nhà thơ không ngần ngại sử dụng từ ngữ có phần khá thô để biểu đạt là cắn. Nhưng ai cũng hiểu, với Xuân Diệu sự tham lam, cuồng nhiệt đến mê dại với cuộc sống thì ngay cả từ ngữ ấy cũng chưa đủ để diễn tả cảm xúc yêu cuộc sống của ông.

Vội vàng khép lại với một hình ảnh, nhân vật trữ tình đang muốn thỏa mãn với cảm giác yêu đời của mình. Đó cũng là một ấn tượng đặc biệt mà bài thơ để lại trong lòng độc giả. Dẫu trong bài vẫn có một niềm day dứt, lo âu trước sự trôi chảy của thời gian nhưng người ta không thấy bài thơ dừng lại bằng một cảnh tượng bi quan, chán nản. Ngược lại, nỗi gieo vui ở cả khổ cuối cùng cho thấy, Xuân Diệu vẫn vô cùng yêu đời, trân trọng cuộc sống và lạc quan với những phút giây của thực tại. Bởi vậy, Vội vàng ra đời ở vào thời điểm ấy, nỗi băn khoăn về cuộc sống trong thơ ca vẫn nhiều, nhưng ý nghĩa của bài thơ về quan niệm sống, quan niệm cuộc đời, tuổi trẻ, tình yêu và cả sự nhiệt huyết, hết mình với cuộc sống vẫn còn nguyên vẹn giá trị mãi mãi sau này.

Phân tích bài thơ Vội vàng mẫu số 4

Xuân Diệu là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào và bền bỉ trong nền văn học Việt Nam. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Chính vì vậy, khi nhắc đến Xuân Diệu, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã nói: “Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết”.

Trong số những bài thơ làm nên tên tuổi của ông hoàng thơ Mới này thì “Vội vàng” được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện cá tôi cá nhân và quan điểm sống đầy mới mẻ của nhà thơ.

Bài thơ là dòng cảm xúc mãnh liệt, dào dạt tuôn trào nhưng vẫn theo mạch lập luận, bố cục vô cùng chặt chẽ. Qua từng khổ thơ, tác giả đã bộc lộ một niềm khao khát sống mãnh liệt và quan niệm vô cùng độc đáo về thời gian và tuổi trẻ.

Ngay từ khổ thơ đầu tiên, Xuân Diệu đã thể hiện một tình yêu cuộc sống nồng nhiệt và thiết tha:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Điệp từ “tôi muốn” kết hợp cùng các động từ mạnh bộc lộ mong muốn, khát vọng mãnh liệt của tác giả: điều khiển tự nhiên. Đây là ước muốn táo bạo và phi thực tế, bởi từ xưa đến nay, nào ai có thể chi phối sự vận hành của thiên nhiên vạn vật, nào ai có thể níu giữ dòng chảy thời gian?

Tuy nhiên, Xuân Diệu vẫn can đảm nói lên khát vọng muốn “tắt nắng”, “buộc gió”, bởi ông hiểu được, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai, mùa xuân và tuổi trẻ chẳng thể dừng lại mãi. Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha nên luôn muốn níu kéo thời gian ở lại. Sang khổ thơ thứ hai, tác giả vẽ nên một bức tranh thiên đường nơi trần thế:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây là của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Hình ảnh thiên nhiên vạn vật quen thuộc qua cái nhìn độc đáo của nhà thơ trở nên thật mới lạ và hấp dẫn. Hai chữ “Này đây” được nhắc đến nhiều lần không gợi sự thừa thãi trong câu chữ mà tô đậm không gian và thời gian thơ. Xuân Diệu khẳng định, nơi đẹp đẽ nhất không ở đâu xa xôi mà chính là cuộc đời trần thế. Nơi đây có ong bướm dập dìu, yến anh tình tự và sắc xanh đồng nội. Nơi đây còn có âm thanh của khúc tình si, có ánh sáng ban mai trong trẻo.

Hình ảnh thiên nhiên và sự sống được Xuân Diệu vẽ lên vừa gần gũi, quen thuộc, vừa quyến rũ, đầy tình tứ. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, say đắm. Có thể thấy, Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên vạn vật dưới lăng kính của tình yêu, qua đôi mắt của tuổi trẻ. Nhờ vậy, tất cả đều như ngập trong xuân tình ngọt ngào và đẹp đẽ.

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” Đây là một so sánh vô cùng độc đáo và thú vị vì từ xưa đến nay, các thi sĩ bao giờ cũng lấy thiên nhiên làm chuẩn mực. Chỉ có Xuân Diệu, với cái nhìn mới mẻ mình, ông xem con người là thước đo cái đẹp, là chuẩn mực cho mọi điều trong vũ trụ. Đối với ông, nơi đẹp nhất không ở đâu xa, nó chính là trần thế, là thiên nhiên vạn vật đang hiện hữu quanh mình. Và trần thế đẹp nhất vì có con người đang hiện hữu.

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Câu thơ hai vế, bị ngăn cách bởi dấu chấm thể hiện hai tâm trạng tưởng chừng đối nghịch nhưng lại thống nhất nhau: càng yêu mến, đắm say bao nhiêu, càng sợ vụt mất bấy nhiêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi người là tuổi trẻ và tình yêu. Chính vì vậy, Xuân Diệu luôn khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc và sống hết mình bằng một tâm trạng vui, đắm say và rạo rực. Nhưng cũng bởi vì quá yêu mến cuộc đời này mà nhà thơ chuyển sang lo âu, sợ hãi:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nên chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”

Từ giọng điệu đắm say, rạo rực của khổ thơ thứ hai, sang khổ ba, giọng điệu chuyển sang bàng hoàng, lo lắng. Xuân Diệu trở nên hoài nghi, chán nản, hoảng hốt, lo lắng trước bước đi vùn vụt của thời gian.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ nhưng mùa xuân cũng chính là dự cảm về bước đi vùn vụt của thời gian. Mùa xuân qua đi kéo theo tuổi trẻ và tình yêu, cái quý giá nhất của đời người. Bởi thiên nhiên tươi đẹp là vĩnh hằng còn đời người lại hữu hạn.

Thông qua khổ thơ này, ta thấy được quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian.

Đối với ông, thời gian không phải vòng tuần hoàn mà là một dòng chảy xuôi một đi không trở lại. Còn đời người lại chỉ hữu hạn trong trăm năm. Xuân Diệu lấy đời người làm thước đo thời gian, nên vì vậy, ông càng cảm thấy bất lực, lo âu, nuối tiếc. Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu xuất phát từ ý thức về giá trị của cuộc sống cá thể.

Mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống đều vô cùng quý giá. Chính vì vậy, mỗi người nên biết trân trọng từng phút giây được sống.Tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của thi nhân dường như bao trùm lên cả thiên nhiên khiến cảnh vật mất đi vẻ vô tư của nó, cũng buồn, cũng sợ hãi, cũng thảng thốt.

“Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”

Tất cả hiện vật, sự vật trên thế gian đều đượm nỗi buồn chia li, xa cách: núi sông buông lời than tiễn biệt, gió chim mang nỗi nợ phải bay đi,… Cảm nhận rất rõ được điều ấy, thi sĩ thốt lên trong sự tiếc nuối: “Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa…”, để rồi ngay sau đó là lời giục giã: “Mau đi thôi. Mùa chưa ngả chiều hôm”. Ở câu cuối, khổ thơ đột nhiên trở nên gấp gáp, dồn dập báo hiệu cho sự say mê, cuồng nhiệt, khát vọng sống hết mình ở đoạn thơ sau.

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Đến khổ thơ cuối cùng, tâm trạng tác giả từ hoài nghi, chán nản chuyển sang mong muốn sống vội vàng, sống hết mình. Những động từ mạnh, tăng tiến liên tiếp như “ôm”, “riết”, “say”, “thâu” cùng với điệp từ “ta muốn” cho thấy khao khát sống, khao khát yêu, khao khát tận hưởng từng giây từng phút của của tác giả. Dường như thi sĩ muốn ôm cho hết, say cho tận, thâu cho cùng mọi điều đẹp nhất của cuộc đời, để được hưởng cảm giác “chếnh choáng, đã đầy, no nê”.

“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” là hình ảnh vô cùng mạnh mẽ, táo bạo. Ở đây, sự đam mê nồng nhiệt, đắm say dường như đã được đẩy lên đến cực điểm. Phải yêu cuộc sống đến mức nào, nhà thơ mới có thể thốt lên câu thơ đầy táo bạo và thiết tha như thế?

Có thể nói, “Vội vàng” là một thông điệp sống đầy ý nghĩa của một hồn thơ yêu đời nồng nhiệt: hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ quý giá của đời người. Nó được gửi gắm qua những hình ảnh, ngôn ngữ thơ độc đáo, đầy sáng tạo cùng giọng điệu say mê, cuồng nhiệt, sôi nổi.

Chính lòng yêu cuộc sống thiết tha, khát vọng sống mãnh liệt cùng nỗi sợ hãi, lo lắng trước cái hữu hạn của đời người đã khiến thi nhân phải sống vội vàng, sống cuống quýt. Nhưng đó là sống vội vàng một cách có ý thức, là sống một cách hết mình cho từng phút từng giây của cuộc đời, sao cho mỗi thời khắc trôi qua đều mang ý nghĩa, đều không phí phạm.

Bài văn mẫu phân tích Vội vàng số 5

Trước cách mạng tháng tám, hồn thơ của Xuân Diệu hồn nhiên yêu đời, yêu cuộc sống, say mê với cái đẹp, nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. Nhưng càng yêu say, Xuân Diệu càng sợ cuộc sống sợ tình yêu và vẻ đẹp sẽ bỏ mình và bay đi mất.

Chính vì thế mà ta thường gặp trong thơ ông những trạng thái hốt hoảng, lo âu, yêu – sống một cách tham lam, cuống quýt, vồ vập. “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu cho trạng thái cảm xúc ấy của Xuân Diệu.Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu dùng những từ ngữ có tính chất oai nghiêm, mệnh lệnh.

“Tôi muốn tắt nắng đi”

“Tôi muốn buộc gió lại”

Những từ ngữ ấy thể hiện một cái tôi cá nhân đầy khao khát, khao khát đạt quyền của tạo hóa, cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời. Bởi ông hiểu rằng, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai. Xuân Diệu không muốn những vẻ đẹp tự nhiên của đất trời mất đi.

Ông muốn lưu giữ nó bên mình để được thưởng thức một cách trọn vẹn, mãi mãi.Sau tâm trạng ấy là tiếng reo vui của nhà thơ. Trong cái nhìn của Xuân Diệu sự sống quen thuộc quanh ta bỗng trở nên vô cùng hấp dẫn.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa”

Cảnh thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu hiện ra như một khu vườn ngập tràn hương sắc thần tiên, như là ở một cõi nào xa lạ, chứ không phải là của cõi trời trần tục này. Cũng vẫn là thiên nhiên non nước ngàn năm ấy thôi nhưng Xuân Diệu phát hiện ra bao vẻ đẹp bất ngờ, đáng yêu đáng say đắm.

Xuân Diệu đã nhìn đời bằng cặp mắt “xanh non”, “biếc rờn” vui say, rộn ràng tận hưởng những vẻ đẹp diệu kì mà trời đất đã ban cho mỗi cuộc đời, mỗi con người. Những từ ngữ “này đây” san sát nhau đã phô diễn sự phong phú dường như bất tận của thiên nhiên, đã bày ra một khu vườn địa đàng ngay giữa chốn trần gian – một “thiên đàng trần thế”.

Người ta nói tháng giêng đẹp, tháng giêng vui, còn Xuân Diệu lại thấy “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Văn học trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Còn Xuân Diệu thì lại lấy vẻ đẹp của con người ở giữa tuổi xuân và tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp.

Thơ xưa ngại nói đến những biểu tượng của các vị giác còn Xuân Diệu đã không ngần ngại trộn lẫn và huy động tất cả mọi giác quan của mình để thưởng thức được trọn vẹn những vẻ đẹp của thiên nhiên. Đang vui say, Xuân Diệu bỗng chốc lại buồn ngay vì nhận ra một sự thật nghiệt ngã.

“Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua

Xuân còn non nghĩa là xuân đã già”

Trước Xuân Diệu, chưa bao giờ có những câu thơ định danh như vậy. Điệp ngữ “nghĩa là” vang lên khô khốc diễn tả một bi kịch trong tâm hồn con người không cách gì nếu giữ được thời gian đang trôi qua. Nỗi nối tiếc vì ngày vui ngắn ngủi qua mau đó, với Xuân Diệu là đau đớn đến tột cùng. Nhà thơ cho rằng mình sẽ chết đi cùng với mùa xuân khi mà vẻ đẹp của cuộc đời không còn nữa.

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”. Chính cái ý thức thời gian xuôi chảy một dòng, một đi không trở lại, thời gian là tuyến tính chứ không phải tuần hoàn, định lượng chứ không phải định tính đã chi phối cái nhìn cuộc đời của Xuân Diệu. Do chưa có cái nhìn biện chứng về thời gian nên Xuân Diệu thấy thời gian là một dòng suy biến và tàn phai, ở cuối con đường là sự già nua và chết chóc.

Thời gian lấy đi của con người tuổi trẻ và tình yêu mang trả con người tuổi già và cái chết. Ý nghĩ đó là cho Xuân Diệu cảm nhận đất trời như cũng đối kháng với con người.

“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian”

Đời người thì hữu hạn mà thời gian thì lại vô cùng. Tâm hồn con người ta cứ mãi trẻ trung, cứ đầy khao khát nhưng thể xác thì phải già nua theo ngày tháng, không thể nào cứ qua đi rồi lại vòng trở lại như mùa xuân.

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”.

Xuân Diệu buồn biết bao nhiêu khi nhận ra cái bi kịch khủng khiếp ấy của kiếp người. Chính vì sợ ngày vui ngắn ngủi qua mau, sợ vẻ đẹp sẽ tàn phai nên toàn bộ thiên nhiên tươi sáng ở trên kia đến đây cũng mất dần tính tự nhiên, vô tư của nó. Xuân Diệu dường như cảm nhận được mùi vị của tháng năm, nhưng đó là mùa vị đem đến cho nhà thơ sự nuối tiếc xót xa “vị chia phôi”.

Những hợp âm rì rào nghe như lời than thầm vang lên khắp sông núi. Cả đến cơn gió xinh cũng dỗi hờn, chim chóc cũng “đứt tiếng reo thi” vì sợ “độ tàn phai sắp sửa”. Kết thúc tâm trạng ấy là tiếng thở dài ngao ngán.“Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa”Vì nhận thấy sự nghiệt ngã của thời gian nên nhà thơ lại dậy lên một nỗi khát khao sống hết mình, trọn vẹn.

Chính trái tim trẻ tuổi, yêu đời, tràn đầy nhiệt huyết đã không cho phép nhà thơ buông xuôi, phó mặc. Nhà thơ như giục giã chính mình “Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm”. Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống, tận hưởng những vẻ đẹp của đất trời khi nó còn đang trong độ xanh tươi mơn mởn.

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu”

Ta muốn thâu trong một cái hôn chiều”Điệp ngữ “ta muốn” một lần nữa được láy lại dồn dập để bày tỏ một khát khao lớn lao muốn ôm cả sự sống vào lòng.

“Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi”

Đấy là một tình yêu nồng nhiệt tới tột độ đối với cuộc sống. Tình yêu ấy đã xua tan đi cái ủ rũ u sầu, làm sống lại cái sinh khí vốn có của một chàng trai trẻ. Kết thúc bài thơ là hình ảnh chàng trai trẻ Xuân Diệu đang hét vang lên niềm đắm đuối, say mê của mình trước thiên nhiên tươi đẹp.“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”.

“Vội vàng” thể hiện niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, một nỗi buồn bã, đơn côi khi nhận ra quy luật nghiệt ngã của đất trời. Tất cả rồi sẽ tàn phai nhưng vượt lên trên tất cả, nỗi khát khao yêu đời vẫn tràn đầy, mãnh liệt. Nó kích thích bạn đọc trẻ tuổi niềm đam mê cuộc sống.

Phân tích bài thơ Vội vàng – Bài văn mẫu số 6

Xuân Diệu là một cái tên quen thuộc được biết đến với những bài thơ về mùa xuân, tuổi trẻ ( trước cách mạng tháng Tám) hay những bài thơ về Tổ Quốc, về nhân dân, về Đảng, về Bác Hồ, về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, về sự nghiệp xây dựng đất nước (sau cách mạng tháng Tám). Nổi bật trong những bài thơ viết về mùa xuân, tuổi trẻ của Xuân Diệu là bài Vội vàng. Bài thơ là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình, quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ.

Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp đến mãnh liệt đến cường tráng nhưng bên trong những vần thơ của ông vẫn gây cho người đọc một cảm giác chênh vênh, hụt hẫng. Bởi tình yêu luôn gắn với nỗi đau, niềm vui song song với nỗi buồn, bởi niềm vui đó rồi cũng phải hết, không thể tồn tại vĩnh hằng được. “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”(Thế Lữ). Bài thơ Vội vàng là tiếng nói con tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Bài Vội vàng có hình ảnh cả một thiên đường trên mặt đất: Xuân Diệu phát hiện và khẳng định dứt khoát mùa xuân và mọi cảnh đẹp quanh ta là cả một thế giới thần tiên.Bốn câu đầu: hình ảnh cái tôi lãng mạn bộc lộ rất độc đáo:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, thật là những ham muốn kỳ dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, làm sao có thể vĩnh viễn hóa được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Những khát khao “phi lí” ấy lại tạo nên một cái tôi cực kỳ ấn tượng và lôi cuốn. Tác giả không dùng đại từ “ta” mà lại dùng “tôi” như để khẳng định mình, khẳng định khát khao cháy bỏng “đoạt” lấy thiên nhiên đất trời.

Xuân Diệu muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời. Đó là tiếng nói của cái tôi đầy kiêu hãnh với khát vọng mãnh liệt lạ lùng, cho thấy tầm vóc của con người muốn vươn lên để có thể ngang tầm với tạo hóa. Thiên đường – mùa xuân ấy mang bao nhiêu vẻ đẹp: sức sống của vạn vật đều rộn ràng tươi thắm, nảy nở rất trẻ trung.

Tình yêu cuộc sống này tràn ngập trong huyết mạch của nhà thơ và nhà thơ nhận thấy cuộc sống nơi mình đang sống như một thiên đường:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì,

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.”

Đó là một bức tranh mùa xuân đầy ánh sáng , mới mẻ, tinh khôi, đầy âm thanh tình tứ. Mùa xuân là mùa của cây cối đâm trồi, nảy lộc, mùa của sự sinh sôi và hạnh phúc tràn đầy. Khu vườn xuân trong bài thơ cũng “vội vàng” dâng toả sắc hương, trao mật ngọt. Ong bướm rộn ràng bởi những đóa hoa xuân khoe sắc thắm nổi bật giữa đồng nội xanh rì.

Cành tơ phơ phất đang vươn những chồi búp nõn nà trong bức tranh xuân. Ánh sáng bình minh toả mà hồng đào, bừng hé. Chim yến, chim oanh đang rộn ràng hát những bản tình ca mùa xuân. Điệp ngữ: “Này đây” lặp bốn lần là tiếng reo vui đầy kinh ngạc của tác giả vì liên tiếp phát hiện ra những vẻ đẹp kì lạ của cuộc sống. “Tháng giêng” là khởi đầu của một năm, khởi đầu của mùa xuân – mùa xuân tươi non mơn mởn là biểu tượng vẻ đẹp cuộc sống.

Hình ảnh “cặp môi gần” gợi làn môi tươi hồng của thiếu nữ đang hé mở đợi chờ. Khác với các nhà thơ khác thường lấy thiên nhiên là chuẩn cho mọi vẻ đẹp thì Xuân Diệu lại lấy con người giữa mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu làm chuẩn mực. Vì thế nên tháng Giêng như tràn trề nhựa sống, mơn mởn da thịt bởi xuân hồng.

Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Sở dĩ Xuân Diệu có những mong muốn và khao khát như thế bởi tác giả là một thi sĩ có hồn thơ nhạy cảm đặc biệt trước bước đi của thời gian. Và Xuân Diệu khẳng định:

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”

Khác với những quan niệm cũ cho rằng “xuân vẫn tuần hoàn” thì đối với Xuân Diệu:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.”

Tương ứng với mùa xuân là con người, là tôi. Thời gian là thước đo tuổi trẻ. Thời gian sẽ một đi không trở lại, vì vậy tuổi trẻ cũng như thế. Làm chi có sự tuần hoàn cơ chứ ! Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn.

“Mùi tháng năm đền rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…”

Cái tinh tế của Xuân Diệu thể hiện ở chỗ: cảm nhận được sự phai tàn khi vạn vật còn đang ở độ mơn mởn. Thi sĩ thấy như ngọn gió lướt qua tất cả. Lúc tạo vật đang ở thời tươi cũng là lúc phải đối diện với sự phai tàn sắp sửa. Thời gian như có mùi, có vị chia phôi chất chứa. cả đất trời, sông núi đều cất lên âm thanh của sự chia ly, tiễn biệt. Vạn vật đang than thở, ngậm ngùi, đưa tiễn phần đời của chính nó. Tất cả khiến nhà thơ cảm thấy hụt hẫng, tiếc nuối.

Không thể buộc gió, không thể tắt nắng, cũng không thể cầm giữ được thời gian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống: “Chẳng bao giờ, ôi ! Chẳng bao giờ nữa…”

Nếu như ở hai khổ thơ đầu, Xuân Diệu nói về tình yêu thiết tha với thiên đường nơi trần thế của mình hay ở khổ thơ thứ ba tác giả đưa ra một quan niệm mới mẻ về thời gian: mùa xuân đi là mùa xuân không quay trở lại, lấy con người giữa tuổi trẻ làm chuẩn cho mọi vẻ đẹp thì ở khổ thơ thứ tư lại là lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt của tác giả.

Mở đầu khổ thơ, Xuân Diệu viết: “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm!”. Đây là lời giục giã sống vội vàng, sống sao cho có ý nghĩa khi còn trẻ bởi thời gian sẽ trôi qua rất nhanh. Và ở đây, Xuân Diệu đã gợi ra một cách sống, một quan niệm sống tích cực hơn: sống hết mình từng giây, sống tận hiến và tận hưởng cuộc sống bằng các giác quan, sống hết mình ở thời tươi đẹp nhất.

Ở đoạn thơ cuối, tác giả đã sử dụng một loạt động từ tăng tiến để thể hiện cảm xúc mãnh liệt của mình:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”.

Nếu như ở phần đầu bài thơ, tác giả xưng “tôi” để bộc bạch, giãi bày tâm trạng thì ở khổ thơ cuối, tác giả lại xưng “ta” để tự mình đối diện với cự sống trên trần gian. Tất cả đều thể hiện sự gấp gáp, cuống quýt, vồ vập. Xuân Diệu muốn ôm giữ lấy những vẻ đẹp non tươi của cuộc sống đang diễn ra: sự sống bắt đầu mơn mởn, mây đưa, gió lượn,…để nó khỏi trôi đi nhưng dù ôm chặt mà vẫn không thể giữ được trọn vẹn. Trái tim yêu của Xuân Diệu như muốn rộng ra chứa hết cả vũ trụ. Tất cả đều thúc đẩy một quan niệm sống hối hả, vồ vập, cuống quýt.

Vội vàng thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Biết quý trọng thời gian, biết quý trọng tuổi trẻ, biết sống cũng là để yêu; tình yêu lứa đôi, tình yêu tạo vật. Và bài thơ là nhịp đập gấp gáp trước “thanh sắc trần gian” một ngày xuân của một trái tim chưa bao giờ chán sống.

Phân tích bài Vội vàng số 7

“Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình” (Trích “Thi nhân Việt Nam”). Nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đánh giá về những đặc sắc chủ yếu trong sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu – gương mặt tiêu biểu và có nhiều đóng góp nổi bật cho sự phát triển của phong trào thơ Mới.

Một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều này chính là “Vội vàng”. Qua bài thơ, chúng ta thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, lòng ham sống mãnh liệt cùng quan điểm sống tích cực của tác giả. Trước hết, bài thơ “Vội vàng” đã thể hiện ý nguyện, tâm thế và mong muốn hành động của tác giả trước bước đi của thời gian:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

Trước vòng quay “một đi không trở lại” của dòng thời gian, tác giả Xuân Diệu muốn nắm bắt và giữ lấy từng khoảnh khắc qua việc muốn “tắt nắng” để sắc màu không phôi pha, muốn “buộc gió” không cho hương sắc bay đi. Điệp ngữ “Tôi muốn” được nhắc lại hai lần đã khẳng định ý nguyện của cái “tôi” tha thiết muốn giữ lấy vẻ đẹp chóng tàn phai của thiên nhiên; đồng thời làm nổi bật tâm hồn của một thi sĩ yêu đời, say mê thiên nhiên và trân trọng, nâng niu cuộc sống. Và tình yêu tha thiết, mãnh liệt này đã được phác họa rõ nét hơn ở những câu thơ tiếp theo:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

Bằng biện pháp nghệ thuật liệt kê kết hợp nhịp điệu thơ nhanh và dồn dập, mọi thanh âm, mọi sắc màu, hình ảnh của bức tranh thiên nhiên đều hiện hữu sinh động trước mắt người đọc. Điệp từ “Này đây” vang lên đầy say mê, thể hiện mọi giác quan của người thi sĩ đều rung lên để đón nhận, để tận hưởng vẻ đẹp của tạo hóa, của đất trời trong sức xuân và sắc xuân. Đó là những vẻ đẹp hữu hình như “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của cành tơ phơ phất”.

Đó còn là vẻ đẹp vô hình như khúc ca tình yêu mang âm điệu say mê cuồng nhiệt của cặp “yến anh”, là nguồn sáng vội vã chớp qua hàng mi,…. Đặc biệt, Xuân Diệu đã so sánh “tháng giêng” – khái niệm thời gian vô hình như “cặp môi” – sự vật cụ thể trong mối quan hệ “ngon” – “gần” để đem đến một cảm nhận vô cùng độc đáo, mới mẻ, khiến cho bức tranh thiên nhiên nơi trần gian hiện lên đẹp đẽ, tươi mới, căng tràn sức sống như “một thiên đường trên mặt đất”.

Thi nhân vận dụng mọi giác quan để tận hưởng vẻ đẹp của tạo vật, thiên nhiên nhưng vẫn không quên đi ý thức về sự trôi chảy của thời gian: “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Bởi vậy, ông đắm say, cuồng nhiệt cùng cảnh sắc đất trời nhưng vẫn không ngừng chiêm nghiệm về dòng thời gian trôi, về tình yêu và tuổi trẻ:

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian;

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Là một nhà thơ với thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, Xuân Diệu không chỉ thấy được quy luật tuần hoàn của dòng thời gian: “Xuân tàn, hạ tới, thu hết, đông sang” mà còn nắm rõ “phép biện chứng” mang tính tuyến tính, “một đi không bao giờ trở lại” của từng phút giây.

Qua cách cảm nhận: “xuân đương tới” – “xuân đương qua”, “xuân còn non” – “xuân sẽ già”, dòng chảy vô hình của thời gian đã được khắc họa rõ nét, khiến cho dù thi nhân đang cảm nhận mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống cũng chính là mùa xuân đang ở viễn cảnh “sẽ già”, sẽ tàn phai, sẽ héo úa. Nhưng điều đặc biệt nhất trong quan niệm của Xuân Diệu chính là thời gian vũ trụ không đồng nhất với thời gian của đời người, nghĩa là “xuân qua” rồi xuân sẽ lại “tới” trong sự tuần hoàn của đất trời, nhưng tuổi trẻ, đời người thì “chẳng hai lần thắm lại”.

Bởi vậy, ông cho rằng điều đẹp nhất của con người chính là tuổi trẻ và tình yêu. Và từ đó, “ông hoàng thơ tình” luôn nuối tiếc mùa xuân, nuối tiếc tuổi trẻ bằng lòng ham sống, lòng yêu đời mãnh liệt cùng quan niệm sống “vội vàng” và chủ động chạy đua với thời gian:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây thâu và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”

Điệp từ “Ta muốn” được đặt ở đầu câu vang lên đầy dõng dạc, kết hợp với hàng loạt động từ theo cấp độ tăng tiến: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu” đã làm nổi bật tư thế chủ động tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống ở độ tươi mới nhất, căng tràn nhất của cái “tôi” trữ tình.

Lòng ham sống cùng niềm say mê cuồng nhiệt đó chính là động lực để thôi thúc Xuân Diệu “sống vội vàng, sống cuống quýt” (theo cách nói của nhà phê bình văn học Hoài Thanh), nhưng sự vội vàng đó không hề tiêu cực bởi nhịp sống đó luôn gắn bó mật thiết với niềm vui sống và tinh thần lạc quan của tác giả. Đây là một quan điểm sống tích cực, tiến bộ và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với mỗi một con người.

Như vậy, qua việc phân tích bài thơ vội vàng, chúng ta có thể thấy được tài năng của thi sĩ Xuân Diệu trong cách sử dụng ngôn từ và vận dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật. Tất cả các yếu tố đó kết hợp với nhau trong sự hài hòa, tinh tế, góp phần khắc họa hình tượng nhân vật trữ tình với tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng niềm ham sống, lòng yêu đời cuồng nhiệt và nổi bật hơn cả là quan niệm sống “vội vàng” chạy đua với thời gian để nắm bắt lấy những gì đẹp nhất của tuổi trẻ, của tình yêu.

Phân tích bài thơ Vội vàng số 8

Xuân Diệu Được coi là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới.Ông là nhà thơ trữ tình lãng mạn, luôn khát khao giao cảm với đời đến cuống quýt, cuồng nhiệt. Bài thơ Vội vàng tập trung cao nhất cái khát vọng mãnh liệt ấy. Xuân Diệu đặt khát vọng giao cảm giữa tuổi trẻ và xuân tình, qua đó bộc lộ một xúc cảm triết học, một quan niệm nhân sinh mới mẻ, hiện đại.

Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp đến mãnh liệt đến cường tráng nhưng bên trong những vần thơ của ông vẫn gây cho người đọc một cảm giác chênh vênh, hụt hẫng . Bởi tình yêu luôn gắn với nỗi đau, niềm vui song song với nỗi buồn, bởi niềm vui đó rồi cũng phải hết, không thể tồn tại vĩnh hằng được. Bằng cái nhìn mổ xẻ, ta cũng thấy lòng khát sống, ham đời trong Vội vàng bị chẻ đôi thành hai tầng bậc: Một cách cảm thụ thế giới mang tính bi kịch và một cách ứng xử trước thế giới mang tính tích cực.

Nhà thơ cảm thấy yêu cuộc sống này lắm, muốn níu giữ nhưng nhìn lại, tác giả lại nhận thấy một bi kịch sự sống. Trong sự cảm thụ thế giới của Xuân Diệu, cuộc sống được phát hiện ở tính bi kịch. Bi kịch nay là sự giằng xé giữa tình yêu và nỗi đau, giữa cảm xúc và nhận thức.

Tình yêu cuộc sống này tràn ngập trong huyết mạch của nhà thơ, nhà thơ nhận thấy cuộc sống nơi mình đang song như một thiên đường. Có một câu hỏi lớn từng thôi thúc loài người tìm lời giải đáp: Vẻ đẹp cuộc sống ở đâu? Đạo Thiên Chúa tìm vẻ đẹp ở thiên đường cao cả. Đạo Phật tìm vẻ đẹp ở cõi Niết bàn bình an. Còn Xuân Diệu, thiên đường nằm ngay trên mặt đất:

Cửa ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Cuộc sống thật tươi đẹp, thật đáng sống biết bao khi mỗi buổi sáng thần Vui hằng gõ cửa. Điệp ngữ: “Này đây” lặp bốn lần là tiếng reo vui đầy kinh ngạc của tác giả vì liên tiếp phát hiện ra những vẻ đẹp kì lạ của cuộc sống. Sau mỗi tiếng reo vui, cuộc sống hiện ra, giản dị mà đắm say: cái đắm say tình tứ của ong bướm, yến anh; cái đắm say bát ngát sắc xanh của đồng nội; cái đắm say non tơ của cành lá… Từ những hình ảnh cụ thể, tiếng reo vọt trào lên một cảm xúc tổng hợp và lạ lùng trước thiên nhiên: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Đây được coi là câu thơ có một không hai trong thơ ca Việt Nam, tác giả đã dùng cái vật nhìn thấy để so sanh với cái vô hạn của thời gian. Câu thơ đặc sắc lấp lánh ba vẻ đẹp độc đáo. “Tháng giêng” là khởi đầu của một năm, khởi đầu của mùa xuân – mùa xuân tươi non mơn mởn là biểu tượng vẻ đẹp cuộc sống. Hình ảnh “cặp môi gần” gợi làn môi tươi hồng của thiếu nữ đang hé mở đợi chờ.

Phép so sánh đã hội tụ mùa xuân với tuổi trẻ thành vẻ đẹp tổng hợp của cuộc sống. Quan niệm thẩm mỹ mới mẻ của Xuân Diệu đã đưa cặp môi thiếu nữ vào trung tâm vũ trụ, con người thành chuẩn mực vẻ đẹp của thiên nhiên. Một Xuân Diệu táo bạo, mới lạ nữa xuất hiện trong từ “ngon” đầy cảm giác nhục thể, tình yêu cuộc sống được huy động cả linh hồn lẫn thể xác. Vẻ đẹp của khổ thơ thật trẻ, thật nồng.

Thơ Xuân Diệu không bao giờ bình yên vì tình yêu luôn vấp phải nỗi đau. Mạch thơ vui đang dào dạt chảy bỗng vấp phải một dấu chấm cắt giữa câu thơ:

Tôi sung sướng.

Nhưng vội vàng một nửa.

Cuộc sống tươi đẹp, ý nghĩa bao nhiêu thì nhà thơ lại cảm thấy minh rơi vào tấn bi kịch bấy nhiêu. Bi kịch cuộc sống dồn tụ trong câu thơ. Bi kịch xuất phát từ một phát hiện triết học về thời gian:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Đây là quan niệm chưa từng có trong cái nhìn truyền thông. Thời gian trung đại vốn được quan niệm là thời gian tuần hoàn, thời gian lặp lại tuần tự (Tháng chạp là tháng trồng khoai – tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà). Nhịp thời gian muôn đời không đổi tạo nên thế quân bình nội tâm khiến con người ung dung, bình tĩnh đến chậm chạp.

Thời gian hiện đại khác hẳn, là thời gian tuyến tính (một đi không trở lại), nên thời gian tự hủy diệt trong lẽ tồn vong ngắn ngủi, gấp gáp. Nhận thức ấy được Xuân Diệu thể hiện bằng những cặp từ tới – qua, non – già… cuộc sống vận động phát triển trong quá trình vừa khẳng định vừa phủ định, cái phủ định nằm ngay trong cái đang khẳng định.

Đây là những nghiền ngẫm triết học tinh tế và có chiều sâu, thỏa mãn phần nào nhu cầu trí tuệ của người đọc (nhất là người đọc trẻ tuổi ham hiểu biết thơ Xuân Diệu). Chỗ bất cập của Xuân Diệu là thi sĩ quá nghiêng về cái “qua”, cái “già” (tức là cái phủ định) nên quan niệm sống của Xuân Diệu có phần thiếu bình tĩnh, ổn định mà hơi ngả về phía “vội vàng” đến hốt hoảng, cuống quít, tạo nên hơi thở gấp gáp rất riêng trong thơ Xuân Diệu.

Vì vậy, bi kịch trong nhận thức tràn vào tâm hồn, Xuân Diệu nhìn đâu cũng thấy mất mát, cũng thấy chia li:

Mùi tháng năm đang rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.

Nỗi đau thấm cả vào cơn gió, tiếng chim, nhưng đau nhất là tuổi trẻ nhạy cảm đang khát sống:

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi.

Nhìn tổng thể, nỗi đau vừa tương phản với tình yêu để tạo thành bi kịch, vừa là kết quả của tình yêu. Bởi vì, nếu không biết yêu cuộc sống thiết tha, sâu sắc đến thế, làm sao biết xót đau khi hiểu rằng thời gian luôn chảy trôi, không có gì bền vững, nhất là sự hữu hạn của mùa xuân, tuổi trẻ, kiếp người. Cho nên, vội vàng là nỗi đau lớn của một tình yêu lớn.

Bốn câu thơ ở khổ 1 là một khát vọng chống lại quy luật tự nhiên: “Tôi muốn tắt nắng đi – Cho màu đừng nhạt mất – Tôi muốn buộc gió lại – Cho hương đừng bay đi”. Đây là khổ thơ duy nhất Xụân Diệu dùng thể ngũ ngôn để tạo một giọng điệu gọn, chắc, thể hiện ý chí mạnh mẽ muốn chặn đứng bước chân thời gian. Nhưng ý chí chủ quan sao thắng được quy luật khách quan. Vì thế, hơi thơ mạnh mà bên trong vẫn hẫng hụt, bất lực…

Nhưng Xuân Diệu đâu có chịu bó tay. Phải tìm một cách khác: hãy tận hưởng cuộc sống. Đó là nội dung chủ yếu của đoạn kết: “Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn, Ta muốn riết mây đưa và gió lượn – Ta muốn say cánh bướm với tình yêu – Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều – Và non nước, và cây, và cỏ rạng – Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng – Cho no nê thanh sắc của thời tươi – Hỡi xuân hồng, ta muôn cắn nào ngươi!’.

Hệ thống từ: ôm, riết, say, thâu, cắn là một trường cảm xúc ngày một dâng trào, bộc lộ một khát vọng sống mãnh liệt và cường tráng. Trái tim yêu của Xuân Diệu như muốn càng ra chứa hết vũ trụ. Câu kết bài thơ đẹp rực rỡ. Cuộc sống mơn mởn, tròn căng hấp dẫn như trái xuân hồng. Thi sĩ ước vọng được “cắn” vào quả đời ấy để tận hưởng một cách nhục cảm, hết mình mọi hương vị cuộc sống. Chỉ có Xuân Diệu mới tạo ra kiểu cảm xúc táo bạo, mới lạ mà tinh khiết như thế.

Nhờ trí tưởng tượng táo bạo, mới mẻ, của Xuân Diệu mà nhiều người trong chúng ta muốn trở lại tuổi trẻ của mình, để sống hết mình với thiên nhiên tươi đẹp, với chốn thiên đường hiện hữu ngay trên mặt đất này. Không chỉ ca ngợi cảnh đẹp nhà thơ muốn đưa ra một lời khuyên cho thế hệ trẻ đừng để tuổi trẻ của mình trôi đi một cách phí hoài, hãy sống để có ích cho bản thân và cho xã hội, sống để được hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc đời.

Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp, sống ích kỉ trong hưởng thụ. “Vội vàng” thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Biết quý trọng thời gian, biết quý trọng tuổi trẻ, biết sống cũng là để yêu; tình yêu lứa đôi, tình yêu tạo vật. Tình cảm ấy đã thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ, cấp tiến.

Bảy thập kỉ sau bài thơ “Vội vàng” ra đời, nhiều câu thơ của Xuân Diệu vẫn còn làm cho không ít người ngỡ ngàng! Xuân Diệu đã sống “Vội vàng” như vậy. Với hơn 50 tác phẩm, hơn 400 bài thơ tình, ông đã góp phần làm giàu đẹp cho nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Nhà thơ Xuân Diệu đã đi vào thế giới vĩnh hằng những tao nhân mặc khách, nhưng ta vẫn cảm thấy ông đang hiện diện giữa cuộc đời và hát ca:

“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

“Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi…”

Bài thơ “Vội vàng” cho thấy một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, rất nhân văn, một giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn. Có chất xúc giác trong thơ. Có cách dùng từ rất bạo, cách cấu trúc câu thơ, đoạn thơ rất tài hoa. “Vội vàng” tiêu biểu nhất cho “Thơ mới”, thơ lãng mạn 1932-1941.

Bài văn mấu số 9 phân tích Vội Vàng

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
( Giục giã – Xuân Diệu)

Xuân Diệu là một trong những cây đại thụ lớn của nền thi ca Việt Nam, ông còn được mệnh danh là “ông hoàng” của những bài thơ tình cháy bỏng, nồng nàn. Ngay trong lời thơ hay đời thực thì Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện được cái khát khao mãnh liệt với tình yêu, với cuộc đời. Không giống như những nhà thơ mới cùng thời, Xuân Diệu đã sớm khẳng định được cái tôi riêng biệt trong chất sống sôi nổi, cuồng say của mìnhVội vàng là một sáng tác rất tiêu biểu, nói lên tiếng của một trái tim đang khát khao, cuồng si với lẽ sống cuộc đời. Bài cũng chứa đựng cả nỗi trăn trở, khắc khoải, lo âu của Xuân Diệu trước sự trôi nhanh vội vã của thời gian.

Xuân Diệu có bút danh là Trảo Nha, ông sinh ra ở quê mẹ Bình Định, nhưng lớn lên ở Quy Nhơn. Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn cũng là cây bút mở đầu cho phong trào Thơ mới ở nước ta lúc bấy giờ. Các tác phẩm nổi bật trong giai đoạn này có: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945). Tham gia vào phong trào Cách mạng những năm 1944, Xuân Diệu trở thành một cây bút xuất sắc chuyên viết về đề tài ca gợi cách mạng, giọng thơ ông hùng tráng, giàu chất chính luận, và giàu nét tự sự trữ tình. Vội vàng là bài thơ được trích từ tập Thơ Thơ (1938), được lấy cảm hứng từ một tâm hồn yêu cuộc sống thiết tha và những khám phá mới mẻ về triết lý nhân sinh của cuộc đời.

Mở đầu bài thơ vội vàng Xuân Diệu đưa người đọc đến những cảm xúc vui tươi, yêu đời trước vẻ đẹp của mùa xuân mơn mởn. Vẻ đẹp đất trời hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc với những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ đến nao lòng. Trước mắt nhà thơ, cuộc sống đang diễn ra thật sôi động và tràn đầy nhựa sống:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Có lẽ vì quá say mê trong niềm hạnh phúc tột cùng mà tác giả đã nảy ra trong đầu một ý nghĩ thật táo bạo “tắt nắng”,“buộc gió”, nắng và gió là những sự vật vô hình ta có thể cảm nhận bằng mắt nhưng tay ta lại chẳng thể chạm được. Nghệ thuật điệp từ “tôi muốn” kết hợp cùng các động từ mạnh đã cho người đọc thấy được niềm đam mê mãnh liệt và khát khao nắm giữ, chinh phục tạo hoá của nhà thơ. Khổ thơ ngũ ngôn mở đầu cho tác phẩm vừa cô đọng ý nghĩa nhưng cũng không kém phần cảm xúc.

Khung cảnh thiên nhiên rực rỡ sắc màu được Xuân Diệu miêu tả bằng những câu thơ bay bổng, rất sinh động. Khung cảnh non nước hiện lên trong thơ đẹp lung linh như một “thiên đường trên mặt đất”. Hình ảnh “ong bướm”, “hoa của đồng nội”, “lá của cành tơ”, “yến anh”,… qua con mắt của người nghệ sĩ tài hoa đã hiện lên thật đáng yêu, thật say đắm lòng người. Cuộc sống như bữa tiệc đang chào đón cùng những hương vị ngọt ngào, lãng mạng của “tuần tháng mật”, hương thơm trong lành của “đồng nội xanh rì” , âm thanh lôi cuốn trầm bổng như “khúc tình si”. Tình yêu lứa đôi hiện hữu khiến cho cuộc sống lại càng ấm áp, yêu đời và hạnh phúc ngập tràn khắp mọi nơi. Điệp cấu trúc “này đây” của Xuân Diệu được sử dụng thật tài tình và đầy khéo léo như lời mời gọi, phô bày hết những tinh hoa,tuyệt mỹ của cuộc sống. Những khi sáng sớm, “thần Vui hằng gõ cửa” ta lại chào đón một ngày mới trong niềm hân hoan, rạng rỡ. Hình ảnh so sánh đầy sáng tạo và rất gợi cảm “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, tháng giêng tháng của mùa xuân tràn đầy sức sống được so sánh như “một cặp môi gần”, đó là bờ môi căng mọng tuyệt đẹp của người con gái đang độ xuân thì. Có thể nói cái nhìn của Xuân Diệu rất mới mẻ và độc đáo, ông đã lấy chuẩn mực cái đẹp của con người để miêu tả cảnh sắc của thiên nhiên. Đây quả là một câu thơ đặc sắc và có giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn. Qúa sung sướng với niềm khát khao của mình, tác giả đã vội vàng chạy theo nhịp sống hối hả, ông chẳng thể chờ “nắng hạ” bởi vì tâm hồn ông lúc nào cũng như đang là mùa xuân chói sáng.

Yêu cuộc sống tha thiết nhưng Xuân Diệu lại tận hưởng một cách vội vàng và bám riết, ông không giấu nổi cảm xúc lo âu, khắc khoải trong lòng. Cuộc đời là vô hạn nhưng đời người lại quá ngắn ngủi, những suy nghĩ trăn trở cứ hiện lên trong tâm hồn tác giả: Làm sao có thể níu kéo được thanh xuân? Làm sao có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc đời?

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trở chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

Tác giả vui sướng xen lẫn nỗi lo lắng, hoài nghi. Ông sợ hãi tuổi trẻ sẽ qua đi nhanh như thời gian vô tình. “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua” câu thơ nghe tưởng như vô lý nhưng lại là quan điểm nhân sinh khéo léo được tác giả lồng ghép vào thơ, mỗi mùa “xuân” tới mang theo bao niềm tin, hy vọng nhưng cũng là nỗi buồn hiu quạnh của con người nhưng “xuân” cũng mang đi tuổi thanh xuân của ta. Đâu đó từng có câu hát vang vọng: “Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già đi một tuổi”, lòng người thì bao la nhưng không thắng nổi quy luật tạo hoá, mùa xuân thì cứ đi rồi tới, chỉ có con người là già đi theo thời gian. Những câu thơ có chút giọng hờn trách của nhà thơ: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/Nếu tuổi trẻ chằng hai lần thắm lại”, thời gian thì dài bất tận mà đời người lại chỉ là phù du, rồi ai cũng trở về với cát bụi. Mối quan hệ đối kháng giữa thiên nhiên vĩnh hằng và con người bé nhỏ, Xuân Diệu sớm đã nhận ra được quy luật tất yếu ấy, ông đau khổ, tuyệt vọng và ôm trong mình mộng ước được sống mãi với cuộc đời. Nghệ thuật điệp từ “xuân”, phép đối xứng “rộng”, “chật” tạo cho mạch thêm thêm dồn dập, gấp gáp, tăng sức biểu cảm lôi cuốn người đọc. Những từ ngữ: “Tiếc, chia phôi, tiễn biệt, đứt, phai tàn”,… kết hợp với những dấu chấm than, dấu hỏi, các cặp vần gieo liên tiếp, tạo nên cả một khoảng trời buồn bã, ảm đạm, đau khổ và đầy nuối tiếc.

Đoạn thơ cuối là khát khao sống cháy bỏng, mong muốn được giao cảm với cuộc đời. Nhịp sống vội vàng, dồn dập được Xuân Diệu tái hiện bằng những câu thơ mang xúc cảm dạt dào và đầy cuồng nhiệt:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Lời thúc giục vội vã “Mau đi thôi!”, cùng đại từ nhân xưng “ta” được điệp lại nhiều lần bộc lộ cái tôi mạnh mẽ của nhà thơ. Hàng loạt những hình ảnh thơ mộng, trữ tình “sự sống mơn mởn”, “mây đưa và gió lượn”, “cánh bướm với tình yêu”,… kết hợp với những động từ mạnh “ôm”, “riết”, “thâu” tạo nên giọng thơ say đắm, tận hưởng hương vị tình yêu nồng cháy. Câu thơ “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi” đầy táo bạo, mới lạ, động từ “cắn” khiến ta liên tưởng mùa xuân thật quyến rũ, gợi cho ta cảm giác muốn chiếm giữ lấy cái đẹp, cái tinh tuý ấy của thiên nhiên. Xuân Diệu nhận ra không thể thay đổi quy luật tạo hoá, những câu thơ cuối bài như lời khuyên của tác giả với độc giả: Mỗi người chỉ có một lần để sống vậy nên hãy sống cuộc đời ý nghĩa, cháy hết mình với đam mê, khát khao của bản thân để không phải nuối tiếc về sau.

Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, hồn thơ ông mang đậm tính nhân văn, giọng thơ linh hoạt, ngôn từ sáng tạo, độc đáo, cách diễn đạt lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Bài thơ Vội vàng chứa đựng cả bầu trời tâm tư, cảm xúc của nhà thơ, thể hiện được nỗi niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời của Xuân Diệu. Tác phẩm đã góp phần to lớn đưa tên tuổi ông vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.

Phân tích Vội Vàng – Bài văn mẫu số 10

Nhà thơ được Hoài Thanh đánh giá là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” chính Xuân Diệu không ai khác. Thơ ông là một nguồn sống dào dạt tràn đầy xuân sắc xuân tình của một thi nhân yêu say đắm tình yêu, cuộc đời và biết trân trọng, tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống. Tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu là bài thơ “Vội vàng” thể hiện quan niệm sống vội vàng rất mới mẻ, có ý nghĩa. Vậy tại sao Xuân Diệu lại có được điều đó ta cùng tìm hiểu bài thơ để làm rõ lối sống vội của thi nhân.

Vội vàng là một tính từ để chỉ sự nhanh chóng, gấp gáp. Theo Xuân Diệu sống vội là sống nhanh, sống gấp để tận lực cống hiến, tận tâm tận hưởng, thưởng thức vẻ đẹp tạo hóa ban tặng. Sống vội vàng trong quan niệm của ông là lối sống tích cực khác với cách sống gấp của một số bạn trẻ hiện nay vội chạy theo giá trị vật chất, vội sống để hưởng thụ mà quên mất làm việc, vội chạy theo xu thế thời thượng mà sa đà vào lối sống tiêu cực vô nghĩa. Chính quan niệm vội vàng của Xuân Diệu đã thức tỉnh cho ai đã lầm lối, mở đường cho ai đang bơ vơ đi tìm lẽ sống đích thực.

Vậy tại sao Xuân Diệu lại có được lối sống mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như vậy? Ông là nhà thơ luôn khao khát giao hòa, giao cảm với cuộc đời, yêu tha thiết sự sống xung quanh mình. Xuân Diệu phát hiện ra vẻ đẹp tạo hóa ban tặng cho chúng ta, thi sĩ như người hướng dẫn viên du lịch đưa ta du ngoạn ngắm cảnh đẹp hết chốn nọ đến chỗ kia: là vẻ đẹp của ong bướm trong tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, khúc tình si của yến anh, ánh sáng chớp hàng mi, thần Vui gõ của mỗi sáng sớm và tuyệt vời nhất là vẻ đẹp của tháng giêng được thi sĩ so sánh ngon như cặp môi gần của tình yêu. Những vẻ đẹp ấy không phải tìm ở đâu xa mà nó là “bữa tiệc ngon”, là chốn bồng lai tiên cảnh giữa trần gian. Nó không phải là vẻ đẹp đặc trưng cho một vùng quê như thơ Nguyễn Khuyến, Hàn Mặc Tử hay vẻ đẹp “Tràng giang” của Huy Cận mà thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu có ở bất cứ nơi nào, vùng quê nào bởi nét đẹp bình dị xung quanh ta. Thi nhân sung sướng tận hưởng, thỏa mãn chìm đắm trong thiên nhiên nhưng ông cũng “vội vàng một nửa”, ông bồi hồi nuối tiếc cảnh sắc đất trời trong những phút giây căng tràn nhựa sống trong khoảnh khắc tươi đẹp khi xuân sang.

Thi sĩ sống vội vàng là bởi ông nhận ra quy luật trôi chảy khắc nghiệt và sự tàn phá của thời gian. Nếu như trong văn học trung đại các nhà thơ quan niệm thời gian là tuần hoàn, xoay vòng còn đối với Xuân Diệu đó là thời gian tuyến tính một đi không trở lại: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/ Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”. Nếu người khác cảm nhận mùa xuân qua đi khi hạ đến còn nhà thơ không cần đợi nắng đến mới hoài xuân mà ông nuối tiếc mùa xuân ngay cả khi nó đang hiện hữu. Đối với ông xuân đang đến nghĩa là đang qua, xuân còn non rồi cũng già, thậm chí là xuân hết nhà thơ cũng mất. Xuân Diệu yêu quý mùa xuân của thiên nhiên đất trời, màu xuân của tuổi trẻ với ông tuổi trẻ qua đi cuộc đời trở nên vô nghĩa. Tuổi trẻ là quãng thời gian tươi đẹp, ý nghĩa, hạnh phúc nhất của đời người. Câu thơ mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc tác giả như muốn gửi gắm lời nhắn nhủ đến bạn đọc hãy biết trân trọng từng khoảnh khắc của thời gian, nhất là mấy năm ngắn ngủi thanh xuân, khoảng thời gian ấy ta có sức khỏe, có ý chí, có niềm tin và có cơ hội để thử thách bản thân, để cho mình được “thất bại” để thấy cuộc đời có ý nghĩa vô cùng. Nhà thơ ám ảnh trước sự tàn phá của thời gian khiến cho mọi vật đều được nhân hóa hiện hữu lên như con người cũng biết buồn vui, tủi hờn, đều biết lo sợ bởi khoảnh khắc qua đi của mùa xuân. Nên kết thúc cho mạch cảm xúc là thán từ ôi và dấu chấm than, cùng với dấu ba chấm biểu đạt ý chưa nói hết thể hiện tâm trạng nuối tiếc đến tột cùng của tác giả: “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

Vì cảnh sắc trời xuân quá đẹp nên nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” muốn can thiệp vào quy luật của tạo hóa để lưu giữ hương sắc tươi đẹp của đất trời. Đó là một ước muốn táo bạo, nghe có vẻ phi lí nhưng đứng trong hoàn cảnh, tâm trạng thi nhân ta mới thấy nó có nghĩa có lí vô cùng. Thi nhân đang tiếc nuối cho thanh xuân của đất trời và con người nên cất tiếng kêu gọi “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm” ta đã từng bắt gặp lời thúc giục ấy trong câu thơ: “Mau với chứ vội vàng lên với chứ/ Em em ơi, tình non sắp già rồi”. Lúc nào trong tâm thức Xuân Diệu cũng muốn hưởng trọn thanh sắc của thiên nhiên, ông muốn ôm, muốn riết, muốn say, muốn thâu và tột đỉnh là muốn cắn vào xuân hồng. Hàng loạt các động từ được sắp xếp theo mức độ tăng tiến cho thấy khao khát cháy bỏng của nhà thơ muốn hòa mình, tan chảy vào thiên nhiên để tận hưởng trọn vẹn. Nếu không phải một con người yêu tha thiết cuộc sống, say đắm trước vẻ đẹp của đất trời làm sao có thể viết nên những vần thơ tuyệt mĩ như vậy. Chưa có một hồn thơ nào mà thiên nhiên lại rạo rực tràn đầy sức sống mãnh liệt như trong bài thơ “Vội vàng”.

Như vậy qua tác phẩm ta có thể thấy được quan niệm sống vội vàng tích cực đáng để ngưỡng mộ và học tập. Qua đó tác giả đã cho em cũng như bạn đọc những giá trị nhân sinh sâu sắc. Học xong bài thơ em nhận thức được giá trị của thời gian, vẻ đẹp của cuộc sống không phải ở chốn thần tiên xa vời mà hiện hữu ngay trong thường nhật. Xuân Diệu cho em biết thế nào là sống có ích, có nghĩa, biết nỗ lực hết mình cho tuổi trẻ ngắn ngủi, biết cống hiến sức mình cho quê hương và biết tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.

Quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu có ý nghĩa sâu sắc với cuộc đời, tồn tại lâu bền với thời gian và luôn đúng trong mọi thời đại đặc biệt với các bạn trẻ đúng như nhận xét của Hoài Thanh: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê”.

………………………………………….

Hướng dẫn phân tích bài thơ Vội vàng, lập dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và tuyển tập những bài văn mẫu hay phân tích nội dung bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button