Hướng dẫn ôn tập về dấu câu dấu phẩy lớp 5 và gợi ý trả lời câu hỏi trang 138 SGK Tiếng việt 5 tập 2 trong tiết luyện từ và câu tuần 32.
- Cây cỏ nước Nam lớp 5 trang 68 SGK| Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 1
- Giải bài Chính tả trang 147 Tiếng Việt 3 Nghe
- Hướng dẫn soạn bài Bóp nát quả cam trang 124 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
- Soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia nói về lòng dũng cảm trang 89
- Soạn bài tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ lớp 4
Tài liệu soạn bài ôn tập về dấu câu dấu phẩy lớp 5 tuần 32 được Đọc Tài Liệu biên soạn giúp các em học sinh nắm được cách sử dụng dấu phẩy trong câu. Xem ngay hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn bài Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tuần 32.
Bạn đang xem bài: Ôn tập về dấu câu Dấu phẩy tuần 32
I. Mục tiêu bài học
- Luyện tập cách sử dụng dấu phẩy trong đoạn văn, bài văn
- Hiểu tác dụng của dấu phẩy trong câu
II. Kiến thức cần nhớ
1. Dấu phẩy được dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành phần ngoài nòng cốt của câu đơn và câu ghép.
- Thành phần ngoài nòng cốt có thể là các thành phần than gọi, chuyển tiếp, chú thích, tình huống, khởi ý.
- Khi thành phần tình huống đặt ở đầu câu, dấu phẩy có thể được lược bớt, nếu thành phần đó là một danh ngữ có cấu tạo đơn giản dùng để chỉ thời gian, nơi chốn.
- Khi thành phần ấy là do động từ hay tính từ đảm nhiệm và đặt ở cuối câu thì rất cần dấu phẩy giữa nó và nòng cốt.
2. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp, nhất là liên hợp qua lại.
- Giữa các yếu tố của một liên hợp song song, khi đã dùng kết từ thì thường lược bớt dấu phẩy.
- Giữa các yếu tố của một liên hợp song song có tính chất ổn định hoá, dấu phẩy cũng thường được lược bớt.
3. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép (song song hay qua lại).
Khi có dùng kết từ trong câu ghép song song hay qua lại thì có thể lược bớt dấu phẩy giữa các vế.
4. Dấu phẩy có thể dùng để chỉ ranh giới giữa phần đề và phần thuyết trong những trường hợp sau đây:
- Khi phần đề làm thành một đoạn khá dài.
- Khi lược bớt động từ là trong câu luận.
- Khi phần thuyết được đặt trước phần đề
Ngoài những trường hợp vừa kể thì giữa phần đề và phần thuyết của nòng cốt câu đơn, nói chung, không dùng dấu phẩy.
5. Dấu phẩy còn dùng vì lẽ nhịp điệu trong câu, nhất là khi nhịp điệu có tác dụng biểu cảm.
6. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy. Nói chung, quãng ngắt ở dấu phẩy tương đối ngắn, so với những dấu đã nói trên.
III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 – Trang 138 SGK
Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau ?
Dấu chấm và dấu phẩy
Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: “Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài.”
Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời: “Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh.”
TRẦN MẠNH THƯỜNG sưu tầm
Gợi ý trả lời:
Có thể viết lại hai bức thư trong mẩu chuyện đã cho như sau:
Bức thư 1: “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài”.
Bức thư 2: “Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh”.
Câu 2 – Trang 138 SGK
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
Gợi ý trả lời:
Sau mấy phút tập thể dục, các bạn chuyển ngay sang những trò chơi riêng của mình. 2) Kia là một nhóm nam đá cầu nghe chan chát. 3) Những quả cầu vun vút bay vồng lên từ chân bạn này sang bạn khác rất tuyệt. 4) Này là một nhóm nữ đang say sưa với trò nhảy dây. 5) Các bạn luân phiên người vào người ra, tóc bay lòa xòa.
Tác dụng của dấu phẩy:
– Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
– Ngăn cách các vế câu.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn