Tổng hợp

MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O là phương trình điều chế Clo trong phòng thí nghiệm bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch axit HCl đậm đặc với chất có khả năng oxy hóa mạnh như mangan đioxit. Chi tiết nội dung tài liệu giúp các bạn học sinh viết và cân bằng chính xác phản ứng MnO2 tác dụng HCl. Mời các bạn tham khảo.

Điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Bạn đang xem bài: MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

Điều kiện để phản ứng MnO2 ra Cl2

Nhiệt độ

Tiến hành điều chế Clo trong phòng thí nghiệm

Đun nóng nhẹ dung dịch axit HCl đậm đặc với chất có khả năng oxy hóa mạnh như mangan đioxit (MnO2).

Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế Clo người ta dùng MnO2 với vai trò là:

A. Chất xúc tác

B. Chất oxi hóa

C. Chất khử

D. Vừa là chất oxi hóa, vừa khử.

Đáp án B

Câu 2. Để điều chế Clo trong phòng thí nghiệm cần dùng các hóa chất

A. KMnO4 và NaCl.

B. MnO2 và dung dịch HCl đặc.

C. Điện phân nóng chảy NaCl.

D. Cho H2 tác dụng với Cl2 có ánh sáng.

Đáp án B

Nguyên tắc điều chế clo trong phòng thí nghiệm là cho HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như KMnO4, KClO3, MnO2, CaOCl2, …

Do đó để điều chế clo trong phòng thí nghiệm, cần dùng các hóa chất MnO2 và dung dịch HCl đặc.

Phương trình hóa học: 4HCl đặc + MnO2 → MnCl2 + Cl2 ↑ + 2H2O

Câu 3. Nước clo có chứa những chất nào sau đây:

A. H2O, Cl2, HCl, HClO

B. HCl, HClO

C. Cl2, HCl, H2O

D. Cl2, HCl, HClO

Đáp án A

Phương trình hóa học

Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO

Do phản ứng thuận nghịch nên thành phần của nước clo gồm Cl2, H2O, HCl và HClO (Cl2 tuy là khí nhưng vẫn tan một phần trong nước).

Câu 4. Để thu được khí Cl2 tinh khiết người ta sử dụng hóa chất nào sau đây:

A. H2SO4 đặc

B. Ca(OH)2

C. H2O

D. NaCl

Đáp án A

Câu 5. Điều chế Clo từ HCl và MnO2. Cho toàn bộ khí Cl2 điều chế được qua dung dịch NaI, sau phản ứng thấy có 25,4 gam I2 sinh ra. Khối lượng HCl đã dùng là:

A. 9,1 gam

B. 14,6 gam

C. 7,3 gam

D. 12,5 gam

Đáp án B

nI2 = 25,4/254 = 0,1 mol

Theo phương trình hóa học:

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

=> nCl2 = nI2 = 0,1 mol

Theo phương trình hóa học

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2

=> nHCl = nCl2. 4 = 0,1.4 = 0,4 mol

=> mHCl = 0,4. 36,5 = 14,6 g

Câu 6. Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, CO2, SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua:

A. nước brom

B. dung dịch KOH

C. dung dịch HCl

D. nước clo

Đáp án B

Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua dung dịch KOH vì Cl2, CO2 và SO2 đều có phản ứng

2KOH + Cl2 → KCl + KClO + H2O

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

………………………..

Trường TH Huỳnh Ngọc Huệ đã gửi tới bạn đọc MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O, Hy vọng các bạn nắm được cách viết và cân bằng phương trình phản ứng MnO2 tác dụng HCl. Đây cũng chính là phương trình phản ứng điều chế Clo trong phòng thí nghiệm.

Trên đây Trường TH Huỳnh Ngọc Huệ đã giới thiệu tới các bạn MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, Trường TH Huỳnh Ngọc Huệ xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Chuyên đề Vật Lí 10, Chuyên đề Sinh học 10, Chuyên đề Hóa học 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà Trường TH Huỳnh Ngọc Huệ tổng hợp biên soạn và đăng tải.

 

Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp

Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Đội ngũ của chúng tôi đạt chuẩn, mạnh mẽ và sáng tạo và liên tục đổi mới phương thức giảng dạy để đem lại kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button