Để giúp các em chuẩn bị tốt cho tiết học trên lớp, Đọc tài liệu biên soạn bài hướng dẫn Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ trang 120 Tiếng Việt 5 tập 2, trong đó cung cấp các kiến thức cơ bản cần nắm để các em mở rộng và ghi nhớ từ vựng chủ đề nam nữ, qua đó áp dụng để hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Soạn bài Ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 tiết 4, trang 97 tuần 28
- Chính tả (Nhớ – viết): Thư gửi các học sinh
- Soạn bài Tập làm văn lớp 4: Nhân vật trong truyện trang 13, 14| Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Hướng dẫn soạn bài Luyện từ và câu trang 8, 9 SGK tiếng việt 2
- Hướng dẫn giải bài tập trang 71 Tiếng Việt 3 Rước đèn ông sao
Cùng tham khảo em nhé!
Bạn đang xem bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ trang 120
I. Mục tiêu tiết học
- Nắm được các đặc trưng của nam và nữ
- Từ đó mở rộng và ghi nhớ các từ thuộc chủ đề nam nữ
- Áp dụng làm các bài tập SGK
II. Kiến thức cần nắm về từ vựng chủ đề nam và nữ
1. Những phẩm chất đặc trưng của nam và nữ
– Những phẩm chất đặc trưng của nam: dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh,…
– Những phẩm chất đặc trưng của nữ: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn, biết quan tâm đến mọi người,…
2. Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
– Dũng cảm: dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.
– Cao thượng: cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen.
– Năng nổ: ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung.
– Dịu dàng: gây cảm giác dễ chịu, tác động êm đẹp đến các giác quan hoặc tinh thần.
– Khoan dung: rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm.
– Cần mẫn: siêng năng và lanh lợi.
III. Hướng dẫn làm bài tập SGK
Câu 1 (tr. 120 sgk Tiếng Việt 5 tập 2):Có người cho rằng: Những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới là dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh, còn ở phụ nữ, quan trọng nhất là dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người.
a) Em có đồng ý như vậy không ?
b) Em thích phẩm chất nào nhất:
– Ở một bạn nam ?
– Ở một bạn nữ ?
c) Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn.
Trả lời:
a) Em hoàn toàn đồng ý như thế.
b) Ở một bạn nam, em thích phẩm chất dũng cảm nhất.
Ở một bạn nữ, em thích phẩm chất dịu dàng nhất.
c) Giải thích:
– Dũng cảm: Dám đương đầu với thế lực xấu, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.
– Dịu dàng: Gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ đến các giác quan hoặc tinh thần.
Câu 2 (tr. 120 sgk Tiếng Việt 5): Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu. Theo em, Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất gì ? Mỗi nhân vật có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính và nam tính?
Trả lời:
Phẩm chất chung của hai nhân vật:
– Giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác.
+ Ma-ri-ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống.
+ Giu-li-ét-ta lo lắng cho Ma-ri-ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương bạn trong giờ phút vĩnh biệt.
Phẩm chất riêng của từng người:
+ Ma-ri-ô rất nam tính: kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình, không kể cho Giu-li-ét-ta biết), quyết đoán mạnh mẽ, cao thượng (ý nghĩ vụt đến – hét to – ôm ngang lưng bạn ném xuống nước, nhường cho bạn sống, dù người trên xuồng muốn nhận Ma-ri-ô vì cậu nhỏ hơn).
+ Giu-li-ét-ta: dịu dàng, giàu nữ tính khi giúp Ma-ri-ô bị thương, hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
Câu 3 (tr. 120 sgk Tiếng Việt 5 tập 2): Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? Em tán thành câu a hay câu b? Vì sao?
a) Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
b) Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
(Một trai đã là có, mười gái cũng bằng không.)
c) Trai tài gái đảm.
d) Trai thanh gái lịch.
Trả lời:
Nội dung các thành ngữ, tục ngữ:
a) Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
=> Dù là con trai hay con gái đều quý cả, miễn là có tình nghĩa và hiếu thảo với cha mẹ.
b) Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
=> Có một con trai cũng xem là đã có con, nhưng có đến mười con gái thì vẫn xem như chưa có con.
c) Trai tài gái đảm.
=> Trai gái đều giỏi giang cả.
d) Trai thanh gái lịch.
=> Trai gái thanh nhã, lịch sự.
Em tán thành câu a) vì câu tục ngữ này đã thể hiện một quan niệm đúng đắn: không phân biệt hay coi thường con gái, con nào cũng quý miễn là có tình có nghĩa và hiếu thảo với cha mẹ.
**********
Trên đây là hướng dẫn soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ trang 120 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 mà Đọc tài liệu tổng hợp, hy vọng có thể giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn để có những tiết học bổ ích và vui vẻ. Chúc em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn