Tham khảo một số câu chuyện với đề bài hãy kể chuyện đã nghe đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác trong tiết kể truyện tuần 17 trang 168 SGK Tiếng Việt 5 tại đây.
- Hướng dẫn soạn bài tập đọc Cây đa quê hương trang 93 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
- Soạn bài Tập làm văn: Kể chuyện (kiểm tra viết)
- Soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Tuần 31)
- Soạn bài Tập làm văn lớp 4: Nhân vật trong truyện trang 13, 14| Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 tập 1
- Soạn bài Mở rộng vốn từ Trung thực – Tự trọng trang 48
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Bạn đang xem bài: Hướng dẫn giải bài tập kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tuần 17)
I. Lưu ý khi làm bài văn kể chuyện
- Nội dung câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định. Để xác định được ý nghĩa của câu chuyện, cần tự giải đáp các câu hỏi: Những điều ta sắp kể nhằm chứng minh hoặc khẳng định điều gì? Nó gợi cho người đọc những suy nghĩ và tình cảm như thế nào?
- Nắm được cốt chuyện và những chi tiết chính. Cốt chuyện ấy có thể lấy nguyên từ thực tế, cũng có thể tự nghĩ ra (những cái tự nghĩ ra phải có sự hợp lí “y như thật”). Cốt chuyện chính là sự nối tiếp nhau của một chuỗi các chi tiết lớn, sau đó sẽ được bổ sung các chi tiết nhỏ hơn (tình tiết) để câu chuyện thêm sinh động.
- Xây dựng được một dàn bài linh hoạt và hợp lí, nhằm dẫn dắt câu chuyện phát triển theo chiều hướng hấp dẫn, lôi cuốn. Muốn vậy phải biết xây dựng nhân vật, chọn lọc các chi tiết có ý nghĩa nhất, sắp xếp các sự việc một cách tự nhiên…
- Tìm một giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. (Ngôn ngữ dân gian nếu câu chuyện có tính khôi hài, ngôn ngữ trữ tình đằm thắm nếu câu chuyện cảm động,…). Giọng kể góp phần tạo nên cái duyện cho bài viết.
II. Gợi ý trả lời
1. Nhớ lại những nhân vật biết sống đẹp trong các truyện em đã học để hiểu yêu cầu của đề bài:
- Nhân vật Na, các bạn học sinh và cô giáo trong truyện Phần thưởng (Tiếng Việt 2, tập một).
- Hai chị em Xô- phi, Mác và nhà ảo thuật trong truyện Nhà ảo thuật (Tiếng Việt 3, tập hai).
- Những nhân vật trong truyện Chuỗi ngọc lam (Tiếng Việt 5, tập một).
2. Tìm câu chuyện ở đâu?
- Những câu chuyện em được nghe kể.
- Những câu chuyện trong sách, báo.
3. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
III. Tham khảo bài kể chuyện đã nghe đã đọc
Tham khảo các câu chuyện sau đây:
Bài tham khảo 1
Cuộc sống đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp mà cuộc sống còn cần có cả những nụ hôn.
Vâng! Nụ hôn mà tôi muốn nói ở đây chính là tình câm, là mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, đất nước.
Từ nhiều năm nay, mỗi khi xuân về là lúc cụ già Nguyễn Xuân Phương trú tại thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định bắt đầu cuộc hành trình phát quà.
Tết cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn ở Bình Định. Với cụ, việc phát quà cho trẻ mồ côi, người khuyết tật, người nghèo là niềm vui hơn cả ngày Tết. Cụ Xuân Phương năm nay đã tròn 80 tuổi. Mặc dù đã bước vào độ tuổi’ “xưa nay hiếm” nhưng cụ vẫn còn mạnh khỏe. Nhiều người cho rằng vì cụ hay giúp đỡ người nghèo nên trời ban thưởng cho cụ một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng cụ phủ nhận điều đó. Cụ bảo cứ sống cho thanh thản thì sẽ được khỏe mạnh thôi.
Đã thành thông lệ, suốt 8 năm nay, từ giữa tháng Chạp cho đến giữa đệm giao thừa là khoảng thời gian cụ Phương bận rộn nhất. Cụ đến các trung tâm bảo trợ trẻ mồ côi, người khuyết tật và nhiều hộ nghèo trong tỉnh để hỏi thăm sức khỏe, động viên họ rồi tặng quà. Mỗi phần cụ dành cho họ không nhiều, thường thì 10 kg gạo, vài cân đường, có khi vài chục nghìn đồng… Đối với người bình thường, món quà này chẳng có nghĩa lí gì, nhưng với những người có hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo thì quả là không nhỏ. Khi các nhà báo hỏi cụ: “Cụ có nhớ mỗi dịp Tết cụ tặng quà cho bao nhiêu người không?” Cụ lắc đầu: “Bác không thể nào tính được, chỉ nhớ cứ mỗi cái Tết, bác “tiêu” khoảng 5 tấn gạo và một tấn đường.”
Cụ Phương có bảy người con với trên hai mươi cháu, chắt đang lập nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đều đã có cuộc sống ổn định và khá thành đạt.
Thấy cụ sống thui thủi một mình, họ thuyết phục cụ về sống chung để có điều kiện phụng dưỡng cụ, nhưng cụ nhất định không đồng ý. Vì thế hàng tháng, họ chỉ biết góp tiền về để nuôi dưỡng cụ. Thế nhưng phần lớn số tiền các con gửi về để cụ ăn, bồi dưỡng, cụ đều mang di làm từ thiện. Với cụ bây giờ, hạnh phúc phất là làm được một việc gì đó có ý nghĩa trong những ngày cuối đời.
Cụ Phương là một người có trái tim nhân đạo, biết hi sinh quyền lợi cá nhân để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Bài tham khảo 2
Trong cuộc sống, có những đóa hoa đẹp đã tô điểm cho cuộc đời thêm thật nhiều ý nghĩa. Dù hoàn cảnh của bản thân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chú Mai Tư Khoa trú xã Quảng Trường, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã làm được nhiều việc có ý nghĩa cho xã hội. Câu chuyện được kể qua chương trình “Những tấm gương tiêu biểu” đã để lại trong em nhiều xúc động.
Chú Khoa năm nay 38 tuổi. Năm 19 tuổi, chú xin vào làm công nhân khai thác đá cho một nhà máy xi măng đóng trên địa bàn, với mong muốn có thêm thu nhập giúp đỡ gia đình. Vào buổi chiều định mệnh 3/6/1998, chú gặp tai nạn lở đá, bị gãy 2 đốt xương sống và liệt nửa người dưới. Những tháng ngày còn lại của mình, chú vĩnh viễn làm bạn với chiếc giường và 4 bức tường.
Chú rơi vào những ngày tháng buồn tủi và tuyệt vọng. Trong thời gian vật lộn với bệnh tật, nằm một chỗ bên giường bệnh, Khoa chỉ biết làm bạn với những cuốn sách, rồi tivi và sau này là điện thoại, máy tính. Cũng nhờ đọc nhiều sách, báo… mà Khoa nhận ra, cuộc sống này còn rất nhiều người có số phận như mình, trong đó có những người dù mang trọng bệnh nhưng vẫn nỗ lực vươn lên để sống có ích.
Vì vậy, chú đã suy nghĩ cần làm được một việc gì đó có ích cho cuộc sống của bản thân và xã hội. Sau thời gian dài ấp ủ, vào năm 2010, từ những sách báo chú sưu tầm được, cùng với số tiền tích góp được để mua sách, anh đã biến căn phòng của mình thành thư viện tại gia miễn phí cho trẻ em nghèo. Mỗi ngày, nơi đây thu hút hàng chục học sinh đến đọc và mượn sách.
Để thư viện của mình có nhiều sách hơn, chú Khoa đã miệt mài lên mạng tìm hiểu, kêu gọi sự giúp đỡ của các tấm lòng thiện nguyện. Chú đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trên khắp mọi miền đất nước. Họ gửi sách và cả tiền để chú thực hiện ước nguyện của mình, nhờ vậy chú Khoa đã có được thêm 10 tủ sách để đặt tại các lớp học của trường tiểu học và trung học cơ sở xã Quảng Trường cho học sinh sử dụng.
Không chỉ dừng lại ở đó, chú Khoa còn lên mạng xã hội tiếp tục kêu gọi, quyên góp tiền và vật chất để hỗ trợ các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và người già neo đơn. Từ năm học 2013 đến nay, với nguồn quyên góp được, chú Khoa đã hỗ trợ học phí, sách vở và quần áo cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật ở các trường học tại địa phương. Trong năm 2016 vừa qua, chú cũng đã quyên góp hỗ trợ đồng bào lũ lụt, học sinh khó khăn khoảng 150 triệu đồng.
Câu chuyện về chú Khoa đã khiến em cảm thấy khâm phục tấm lòng và nghị lực của chú. Dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải biết vươn lên để sống đẹp và sống tốt cho đời. Em tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng làm nhiều việc có ích để giúp đỡ gia đình và mọi người xung quanh em.
*****
Hy vọng rằng sau khi tham khảo soạn bài kể chuyện đã nghe đã đọc trang 168 SGK các em có thể thành thạo phương pháp làm bài văn kể chuyện. Bên cạnh đó giáo viên và phụ huynh học sinh có thể tham khảo tài liệu trên để hướng dẫn học sinh học tập.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn