FeCl2 + Cl2 → FeCl3 được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn là phương trình phản ứng FeCl2 tạo ra FeCl3, khi cho FeCl2 tác dụng với Cl2. Hy vọng tài liệu giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học tập cũng như làm các dạng bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.
- C + H2SO4 → SO2 + CO2 + H2O
- ĐTCL: Kiểm soát khả năng “nổ hũ” cực dễ dàng với mẹo không phải ai cũng biết
- Mơ ngâm đường để được bao lâu? Cách làm một lọ mơ ngâm đường đúng chuẩn tại nhà
- Vị Trí Môi Trường Xích đạo ẩm Và 3 đặc điểm Mà ít Ai Biết
- Slide là gì? Cách tạo slide đẹp, chuyên nghiệp để lại ấn tượng tốt
1. Phương trình phản ứng FeCl2 ra FeCl3
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
2. Điều kiện phản ứng FeCl2 ra FeCl3
Nhiệt độ thường
Bạn đang xem bài: FeCl2 + Cl2 → FeCl3
3. Hiện tượng sau phản ứng FeCl2 tác dụng Cl2
Khí màu vàng clo (Cl2) tan dần trong dung dịch Sắt II clorua (FeCl2) màu xanh lam nhạt và chuyển thành màu nâu đỏ của dung dịch Sắt III clorua (FeCl3).
4. Muối sắt (II) clorua
Sắt(II) clorua là tên gọi để chỉ một hợp chất được tạo bởi sắt và 2 nguyên ử clo. Thường thu được ở dạng chất rắn khan. Công thức phân tử: FeCl2
Tính chất vật lí và nhận biết
Tính chất vật lý: Nó là một chất rắn thuận từ có nhiệt độ nóng chảy cao, và thường thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Tinh thể dạng khan có màu trắng hoặc xám; dạng ngậm nước FeCl2.4H2O có màu xanh nhạt.
Trong không khí, dễ bị chảy rữa và bị oxi hoá thành sắt (III).
Nhận biết: Sử dụng dung dịch AgNO3, thấy xuất hiện kết tủa trắng.
FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl↓
Tính chất hóa học của sắt (II)
Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.
Có tính khử Fe2+ → Fe3+ + 1e
Tác dụng với dung dịch kiềm:
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
Tác dụng với muối
FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl
- Tính khử:
Thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh:
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
Điều chế FeCl2
- Cho kim loại Fe tác dụng với axit HCl:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Cho sắt (II) oxit tác dụng với HCl
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong bình khí clo dư
(2) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội
(3) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư
(4) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng
Số thí nghiệm tạo ra muối Fe(II) là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 2. Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng
A. Quỳ tím
B. Dung dịch Ba(NO3)2
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch NaOH
Có thể nhận biết một số cation trên dựa vào màu sắc đặc trưng của chúng
Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch muối CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng dung dịch NaOH vì tạo các kết tủa có màu khác nhau:
Dung dịch CuCl2 tạo kết tủa xanh: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓xanh + 2NaCl
Dung dịch FeCl3 tạo kết tủa đỏ nâu: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓đỏ nâu + 3NaCl
Dung dịch MgCl2 tạo kết tủa trắng: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓trắng + 3NaCl
Câu 3. Phương trình phản ứng nào sau đây tạo ra muối Fe (II)
A. Fe + Cl2
B. Fe + HNO3 loãng
C. FeCl2 + Cl2
D. Fe + HCl đặc
Câu 4. Cho FeCl2 tác dụng với các chất sau: Cl2, HNO3 loãng, AgNO3, H2S, Al. Số phản tạo ra muối sắt (III) là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl 2M thu được khí H2 (đktc) và dung dịch D. Để kết tủa hoàn toàn các ion trong D cần 150 ml dung dịch NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là :
A. 0,1 lít.
B. 0,12 lít.
C. 0,15 lít.
D. 0,2 lít.
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Natri
nNaCl = nNaOH = 0,3 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Clo
=> nHCl = nNaCl = 0,3 (mol)
VHCl = 0,3 : 2 = 0,15 lít
Câu 6. Kim loại được dùng để làm sạch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 là
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Al
Kim loại được dùng để làm sạch dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 là Fe
Sử dụng một lượng dư kim loại Fe
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Lọc bỏ kim loại thu được dung dịch FeSO4 tinh khiết.
……………………………
>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan
Trên đây Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã gửi tới bạn đọc phương trình FeCl2 + Cl2 → FeCl3. Qua tài liệu giúp các bạn biết viết và cân bằng chính xác phản ứng FeCl2 ra FeCl3. Ngoài ra để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu các môn Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Ngoài ra, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp