Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ khó học và thực tế thì cũng có rất nhiều từ dễ gây nhầm lẫn cho người dùng. Cụ thể ở đây là hai từ cục súc hay cục xúc. Hãy cùng TH Huỳnh Ngọc Huệ tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Cục súc hay cục xúc
Trong cuộc sống thì không khó để bắt gặp từ này nhưng từ nào mới là đúng chính tả. Để biết được chính xác thì cần phải hiểu rõ nghĩa của từ.
Cục súc là gì?
Bạn đang xem bài: Cục Súc Hay Cục Xúc Mới đúng Chính Tả? Cách Phân Biệt X Và S
Từ ‘cục súc’ được dùng để diễn tả tính cách của một người.
‘Cục’ thường được dùng để chỉ những người nóng tính, khả năng kiềm chế kém. Những người này thì thường khó có thể giữ được bình tĩnh.
Nếu xảy ra bất hòa thì thường họ có xu hướng sử dụng bạo lực, động tay động chân, hù dọa người khác nhiều hơn.
‘Súc’ thì là súc vật. Do đó mà người ta cũng sử dụng từ cục súc để ám chỉ những người có tính cách nóng nảy, hung hãn.
Cục xúc là gì?
‘Cục xúc’ vốn là một từ hán việt và cũng mang nghĩa gần giống với từ “cục súc”.
Từ cục theo nghĩa hán có nghĩa là không được thẳng, bị co quắp. Còn từ ‘xúc’ ám chỉ sự vội vã và gấp gáp.
Vậy thì từ ‘cục xúc’ có nghĩa là sự nhỏ nhen, chật hẹp.
Nhưng chúng ta thường hiểu rằng từ ‘cục xúc’ còn có nghĩa là nhỏ nhen và lỗ mãng. Từ ‘xúc’ hiểu theo nghĩa trên cũng gợi lên sự nóng nảy này.
Cục súc hay cục xúc, từ nào đúng chính tả?
Có rất nhiều người thắc mắc không biết là cục súc hay cục xúc mới là đúng chính tả.
Từ phân tích ở trên thì có thể thấy từ xúc mang nghĩa vội vã, từ súc lại mang nghĩa súc vật. Còn từ cục thì chỉ với nghĩa không thoải mái.
Khi ghép từ cục với hai từ “súc” và “ xúc” thì đều có nghĩa khá giống nhau là nóng nảy và cọc cằn.
Mặc dù từ “ cục xúc” thì có nghĩa rõ hơn nhưng từ “cục súc” lại được ứng dụng nhiều hơn.
Tại sao lại có hiện tượng này, bởi vì người Việt thường khá là khó phát âm rõ ràng hai chữ “x” và “s”.
Hiện nay trong rất nhiều sách cũng như đời sống thường ngày thì người ta vẫn dùng từ “ cục súc” nhiều hơn.
Như vậy thì từ “cục súc” sẽ đúng để diễn tả tính cách nóng nảy của một người.
Ngoài các cặp từ s và x dễ gây nhầm lẫn, chở hay trở hoặc mất mác hay mất mát cũng là những lỗi chính tả khiến nhiều người đau đầu.
Cách phân biệt x và s
X và s là những chữ khó phân biệt trong tiếng việt. Người Việt thường có xu hướng đọc chữ “s” rất nhẹ hoặc đôi khi chữ “x” lại nặng hơn.
Do đó 2 chữ này thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau.
Ngoài ra ở các vùng miền khác nhau thì hai chữ này cũng có cách phát âm khác nhau.
Hai chữ này xuất hiện khá nhiều trong các từ như là:
- Chữ x thường xuất hiện ở các tiếng có âm đệm như là: xuề xòa, xoành xoạch…
- Chữ s thì xuất hiện ở một số ít các từ có âm đệm như là : Soát, soạt, soạng…
Đặc biệt hai từ x và s không cùng xuất hiện trong một từ láy.
Hai chữ này khá là khó phân biệt vì nó không có quy luật riêng do đó cách tốt nhất để không nhầm lẫn và có thể ghi nhớ được chính là luyện tập.
Bạn cần đọc nhiều sách báo để nâng cao vốn từ ngữ của mình cũng như học cách ghi nhớ những từ đó.
Việc ghi nhớ như vậy lâu dần sẽ trở thành một thói quen và khi gặp những từ đó chắc chắn bạn sẽ không thể ghi sai chính tả được nữa.
Một số lỗi chính tả thường gặp với x và s
Không chỉ có cục súc hay cục xúc mới dễ gây nhầm lẫn, mà có rất nhiều từ có chữ x và s cũng gây hiểu nhầm. Điển hình như là các từ:
- Xịn xò hay xịn sò
- Xuất xứ hay xuất sứ
- Xoay xở hay xoay sở
- Xum xuê hay xum suê
- Sàm xỡ hay sàm sỡ
- Sỉ vả hay xỉ vả
Ngoài ra để giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai chữ x và s, thì có một số từ đi kèm với x và s như là:
- Sạch sẽ, sụt sịt, sửng sốt, sáng sủa, sặc sỡ …
- Xót xa, xấu xí, xào xạc, xấp xỉ, xinh xắn …
Cách giảm thiểu lỗi chính tả
- Luyện tập thật nhiều
Bất kỳ một việc gì cũng vậy, luyện tập chính là một chìa khóa thành công. Bạn càng đọc nhiều càng rèn luyện thật nhiều thì chắc chắn trình độ của bạn sẽ được nâng cao.
Thường xuyên tìm đọc các bài báo, các loại sách để có thể biết được thêm nhiều từ mới hơn và từ đó bổ sung kiến thức cho mình.
Mỗi khi bạn đọc một bài viết hay đang viết bài mà gặp những từ mình đang phân vân không biết viết đúng hay chưa thì bạn cần phải tra từ đó luôn.
Nhiều người giữ tâm lý là ngại, mình đọc vẫn hiểu thì cần gì phải tra. Nhưng đó chính là lý do khiến cho bạn càng sai chính tả nhiều hơn.
Lâu dần bạn sẽ cho rằng từ mình viết sai là đúng và càng ngày sẽ càng khó sửa hơn nữa.
Do đó đừng ngại việc phải bỏ công ra tra từ, vì việc này sẽ giúp bạn tiến bộ hơn rất nhiều.
- Luyện phát âm đúng chính tả
Chúng ta thường có xu hướng nói thế nào thì viết thế ấy. Nên nếu giả sử từ đúng là “sai sót” nhưng vì bạn đọc âm “s” quá nhẹ thành từ “sai xót”.
Khi đọc như vậy thì bạn cũng sẽ có xu hướng viết từ đó sai theo.
Do đó không chỉ trong văn viết cần chỉn chu mà cả khi nói cũng cần phải được trau chuốt.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì việc soạn thảo văn bản trên máy cũng phổ biến hơn.
Bạn có thể sử dụng google docs với tính năng tự tìm lỗi chính tả và gợi ý sửa lỗi.
Điều này giúp bạn tránh việc viết sai từ mà có thể ghi nhớ được từ đó luôn.
Khi biết mình sai từ nào và được sửa rồi thì sau này bạn sẽ khó lặp lại lỗi chính tả đó nữa.
Hi vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu thêm thông tin về sử dụng cục súc hay cục xúc. Nếu thấy bài viết trên hữu ích hãy like, share, comment để ủng hộ TH Huỳnh Ngọc Huệ có thể tiếp tục ra thêm nhiều nội dung thú vị hơn nữa nhé.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp