Luyện tập chính tả Hành trình của bầy ong của tác giả Nguyễn Đức Mậu tại Đọc Tài Liệu giúp bạn nắm chắc kiến thức cần đạt và hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 125 và 126 SGK Tiếng Việt 5 tập 1.
- Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2020 đề số 6 có đáp án
- Soạn bài Tập đọc Xem truyền hình trang 103 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
- Soạn bài Kể chuyện Người đi săn và con nai trang 107 lớp 5
- Soạn bài Chính tả nghe viết Trên chiếc bè trang 37 SGK Tiếng Việt 2
- Luyện từ và câu tuần 10 trang 82 SGK Tiếng việt 2 tập 1
Tài liệu hướng dẫn luyện chính tả Hành trình của bầy ong tại hai khổ thơ cuối của tác giả Nguyễn Đức Mậu được Đọc Tài Liệu biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức chính tả trong bài và hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 125-126 SGK Tiếng Việt 5 tập 1.
Bạn đang xem bài: Chính tả Hành trình của bầy ong trang 125-126 SGK Tiếng Việt 5 tập 1
I. Trích đoạn Hành trình của bầy ong
…
Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
(Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày
Trích hai khổ thơ cuối- T.G Nguyễn Đức Mậu
Chú ý các từ dễ viết sai chính tả: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm…
II. Kiến thức cần nhớ
- X xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng,…), S chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất.
- X và S không cùng xuất hiện trong một từ láy.
- Cách phân biệt x/s không có quy luật riêng. Cách sửa chữa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều và viết nhiều.
III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 2 (trang 125 sgk Tiếng Việt 5)
a. Tìm các từ ngữ chứa những tiếng sau :
sâm | sương | sưa | siêu |
xâm | xương | xưa | xiêu |
b. Tìm các từ ngữ có tiếng chưa vần ghi trong bảng sau :
uôt | ươt | iêt |
uôc | ươc | iêc |
Hướng dẫn trả lời
a)* sâm – xâm :
+ củ sâm, sâm bổ lượng, rau sâm…
+ xâm nhập, xâm phạm, xâm lược, xâm chiếm…
* sương – xương :
+ sương gió, sương mù, sương khói…
+ xương sống, xương máu, xương đòn…
* sưa – xưa :
+ say sưa, gỗ sưa…
+ xưa kia, đời xưa, ngày xưa…
* siêu – xiêu:
+ siêu âm, siêu nhân, siêu hình, siêu thị…
+ xiêu xiêu, xiêu vẹo, xiêu lòng, xiêu bạt…
b) * uôt – uôc:
+ rét buốt, vuốt ve, con chuột, tuốt luốt…
+ bắt buộc, cuốc đất, buộc tóc, cuộc thi…
* ươt – ươc:
+ thướt tha, mượt mà, sướt mướt…
+ mơ ước, chiếc lược, thước kẻ, khước từ…
* iêt – iêc:
+ hiểu biết, chì chiết, thanh khiết, tiết học…
+ tiếc của, thiếc, xanh biếc, chiếc bàn…
Câu 3 (trang 126 sgk Tiếng Việt 5)
Điền vào chỗ trống:
a) s hay x?
Đàn bò vào trên đồng cỏ …anh …anh
Gặm cả hoàng hôn, gặm cả buổi chiều còn …ót lại.
Theo Nguyễn Đức Mậu
b) t hay c?
Trong làn nắng ứng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạ… gió trêu tà áo biế…
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
Theo Hàn Mặc Tử
Hướng dẫn trả lời
a)
Đàn bò vào trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm cả buổi chiều còn sót lại.
b)
Trong làn nắng ứng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
Sau khi tham khảo bài soạn chính tả nhớ – viết: Hành trình của bầy ong trên đây, hy vọng rằng các em có thể nắm được các quy tắc chính tả được tổng hợp trong bài. Bên cạnh đó giáo viên và phụ huynh học sinh có thể tham khảo tài liệu trên để hướng dẫn học sinh học tập.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn