Hướng dẫn nghe viết chính tả Buôn Chư Lênh đón cô giáo của Đọc Tài Liệu hướng dẫn cách nghe viết chính tả và tóm tắt kiến thức cần nhớ về chính tả tuần 15 trang 145- 146 SGK Tiếng Việt 5 tập 1.
Tài liệu hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả Buôn Chư Lênh đón cô giáo của Đọc Tài Liệu giúp các em tóm tắt kiến thức cần nắm vững và tham khảo phương pháp làm bài tập trang 145, trang 146 SGK tiếng việt 5 tuần 15 về các bài tập luyện chính tả nghe viết qua câu chuyện Buôn Chư Lênh đón cô giáo trong tiết tập đọc trước đó.
Bạn đang xem bài: Chính tả Buôn Chư Lênh đón cô giáo trang 145
I. Mục tiêu cần đạt
- Rèn kĩ năng viết ,trình bày đẹp đoạn văn xuôi
- Nghe và viết đúng đoạn từ “Y Hoa lấy trong gùi ra đến hết” trong bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
II. Các từ cần chú ý khi viết
- Chú ý các danh từ riêng: Y Hoa; Buôn Chư Lênh
- Tập viết các từ khó: trang giấy, trải lên, phăng phắc, lên sàn, thật đậm.
III. Kiến thức cần ghi nhớ
Ghi nhớ các lưu ý về âm tr và ch:
- Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần: trẹt nlét, trọc lóc, trụi lũi).
- Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị, chồng, chàng, chút, chắt,…
- Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch: chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,…
- Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,…
- Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch.
- Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng (.) và huyền ( ) viết tr.
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 2 – Trang 145 SGK
Tìm những tiếng có nghĩa:
a) Chỉ khác nhau ở âm đầu tr hay ch.
b) Chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã.
Hướng dẫn trả lời:
a) Chỉ khác nhau ở âm đầu tr hay ch.
– trân trọng, tráo trở, trần trụi, trong trắng, trắng trẻo, trai trẻ, trùng trục, trâng tráo, trong trẻo…
– chao chát, chanh chua, châm chọc, chải chuốt, chan chứa, chang chang, chán chường, chăm chỉ, chăm chút, châm chước, chân chất, chân chính, chập chờn…
b) Chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã.
– Từ có tiếng thanh hỏi: vất vả, hả hê, học hỏi, ngả nghiêng, trắng trẻo, thỏ thẻ, tỉ mỉ, vắng vẻ, thơm thảo, nghiêm chỉnh.
– Từ có tiếng thanh ngã: vật vã, tĩnh mịch, rạng rỡ, mật mỡ, cãi cọ, hãnh diện, vũ khí, chiến sĩ, phụ nữ, nghĩ ngợi, khiêu vũ, mẫu số, ngưỡng mộ.
Câu 3 – Trang 146 SGK
Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống:
a) Những tiếng có âm đầu là tr hay ch.
b) Những tiếng có thanh hỏi hay thanh ngã.
Hướng dẫn trả lời:
a) Cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở.
b) tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ.
*******
Bài hướng dẫn nghe viết chính tả Buôn Chư Lênh đón cô giáo của Đọc Tài Liệu sẽ giúp học sinh tìm hiểu và bổ sung thêm kiến thức cho bản thân về cách trình bày đoạn văn xuôi và các lỗi chính tả thường mắc phải. Phụ huynh học sinh và giáo viên có thể tham khảo nội dung tài liệu trên để hướng dẫn các em học tập hiệu quả hơn!
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Soạn Văn