Cách tính phân tử khối
Khi tìm hiểu về một chất hay hợp chất, việc đầu tiên và đơn giản nhất là chúng ta phải biết chất đó được tạo nên từ những nguyên tố nào để từ đó chúng ta có thể xác định được phân tử khối của chất đó. Và như các em đã biết thì phân tử khối (PTK) là khối lượng của một phân tử được tính bằng đơn vị cacbon (đvC). Vậy PTK sẽ được xác định như thế nào? trong chuyên mục hóa học 8 này chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
- Giải địa lí 7 bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi
- Công thức tính diện tích hình chóp: diện tích xung quanh & diện tích toàn phần
- Gợi ý đáp án module 4 môn ngữ văn THCS và Đáp án trắc nghiệm module 4 môn ngữ văn THCS
- 99+ Hình ảnh Lisa cute, Ảnh lisa đẹp nhất của Blackpink
- Giải tiếng việt 2 bài 12 Vòng tay yêu thương mới nhất
Nội dung chính
Bạn đang xem bài: Cách tính phân tử khối
Cách tính phân tử khối
Bước 1: Xác định nguyên tử khối của từng nguyên tố cấu tạo nên phân tử đó.
Bước 2: Nhân nguyên tử khối với số nguyên tử của nguyên tố đó.
Bước 3: Tính tổng của tích các nguyên tử khối vừa làm ở bước 2.
Xét ví dụ sau:
Xét phân tử AxByCz
– Phân tử được cấu tạo từ x nguyên tố A, y nguyên tố B, z nguyên tố C. Với nguyên tử khối của A, B, C lần lượt là a, b, c.
– Ax = a * x By = b * y Cz = c * z
– Phân tử khối của AxByCz = a * x + b * y + c * z
Ví dụ: Tính phân tử khối của các chất có công thức hóa học sau:
a) O2 = 16*2 = 32
b) CO2 = 12 + 16*2 =44
c) P2O5 = 31*2 + 16*5 = 142
d) Cl2 = 35.5*2 = 71
e) Fe3O4 = 56*3 +16*4 = 232
f) HNO3 = 1 + 14 + 16*3 = 63
g) Al(OH)3 = 27 + (16+1)*3 = 78
h) H2SO4 = 1*2 + 32 +16*4 =98
i) Na3PO4 = 23*3 + 31 +16*4 = 164
✓ Công thức tính số mol.
✓ Ghi nhớ bài ca hóa trị.
Bài tập về phân tử khối lớp 8
Dạng 1: Tìm tên nguyên tố X, KHHH khi biết PTK
Ví dụ 1: Một hợp chất gồm 1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử Oxi và nặng hơn phân tử hiđro 22 lần.
a/ Tính phân tử khối hợp chất.
b/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH
Hướng dẫn
Phân tử hidro (2H) => PTK = 2 . 1 = 2
Hợp chất nặng hơn phân tử hidro 22 lần => PTK của hợp chất: 2.22 = 44
1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử O => hợp chất (1X; 2O) => PTK = X + 2.16 = X + 32
ð X + 32 = 2 . 22 = 44
ð X = 44 – 32 = 12
Vậy X là nguyên tố cacbon, KHHH là C.
Ví dụ 2:
Một hợp chất gồm 1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử Oxi và nặng hơn phân tử hiđro 22 lần.
a/ Tính phân tử khối hợp chất.
b/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH
Lời giải:
Phân tử hidro (2H) => PTK = 2 . 1 = 2
Hợp chất nặng hơn phân tử hidro 22 lần => PTK của hợp chất: 2.22 = 44
1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử O => hợp chất (1X; 2O)
=> PTK = X + 2.16 = X + 32
=> X + 32 = 2 . 22 = 44
=> X = 44 – 32 = 12
Vậy X là nguyên tố cacbon, KHHH là C
Số khối của nguyên tử các bạn cần phải nhớ rõ, tránh nhầm lẫn để giải quyết bài toán nhanh chóng nhé
Dạng 2: Xác định tên nguyên tố dựa vào nguyên tử khối
Ví dụ 1
Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. Xác định tên và KHHH của nguyên tố X.
Hướng dẫn:
Diễn đạt X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần NTK của oxi là: X = 3,5.O
NTK của O đã biết ® tìm được NTK của X ® dò bảng xác định được tên nguyên tố X ®KHHH
Giải:
X = 3,5 . O = 3,5 . 16 = 56
Þ X là nguyên tố sắt, KHHH Fe.
Ví dụ 2: Hợp chất của kim loại M với nhóm PO4 có công thức là M3(PO4)2. PTK = 267. Tính toán để xác định M là nguyên tố nào?
Đáp án:
M3(PO4)2 = 267
ó3 M + 2 (31 + 4. 16) = 267
=>M = (267 -190): 3 = 24
+ Tra bảng ta được M là nguyên tố Magie (Mg).
Bài tập có đáp án
Bài 1:. Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử khí oxi 5 lần. Tính phân tử khối của hợp chất và tính nguyên tử khối của X, cho biết tên, kí hiệu nguyên tử của X.
Lời giải:
Gọi CTCT của hợp chất là X2O3
Vì hợp chất nặng hơn O2 5 lần
Ta có phân tử khối của hợp chất là 16 * 2 * 5 = 160 (đvC)
X*2 + 16*3 = 160 => X=56
Vậy: Nguyên tử khối của X là 56, X là Fe. CTCT của hợp chất là Fe2O3
Bài 2: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 5 nguyên tử oxi và nặng gấp 2 lần phân tử khí clo. Tính phân tử khối của hợp chất và tính nguyên tử khối của X, cho biết tên, kí hiệu nguyên tử của X
Lời giải:
Gọi CTCT của hợp chất là X2O5
Vì hợp chất nặng hơn Cl2 2 lần
Ta có phân tử khối của hợp chất là 35.5 * 2 * 2 = 142 (đvC)
X*2 + 16*5 = 142 => X=31
Vậy: Nguyên tử khối của X là 31, X là P. CTCT của hợp chất là P2O5
Bài 3: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử hidro và nặng bằng nguyên tử oxi. Tính phân tử khối của hợp chất và tính nguyên tử khối của X, cho biết tên, kí hiệu nguyên tử của X
Lời giải:
Gọi CTCT của hợp chất là XH4
Vì hợp chất nặng bằng nguyên tử O
Ta có phân tử khối của hợp chất là 16 (đvC)
X + 1*4 = 16 => X=12
Vậy: Nguyên tử khối của X là 12, X là C. CTCT của hợp chất là CH4
Bài tập tự luyện thêm về cách tính phân tử khối
Bài 1
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần.
1/ Tính phân tử khối hợp chất.
2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH.
Bài 2
Một nguyên tử B nhẹ hơn nguyên tử brom 2 lần. Viết kí hiệu và gọi tên nguyên tố B.
Bài 3: Một nguyên tử A nặng hơn nguyên tử oxi 2 lần. Viết kí hiệu và gọi tên nguyên tố X.
Bài viết đã cung cấp đầy đủ 3 phương pháp về cách tính phân tử khối cũng như cách xác định nhanh nhất. Trong các chương trình lớp lớn thì đây là công đoạn cơ bản và nền tảng. Do đó, cần phải nắm vững ngay từ lần học đầu tiên để giúp quá trình học hóa trở nên dễ dàng hơn.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp