Bé 15 tháng tuổi chưa biết nói khiến rất nhiều mẹ lo lắng, thậm chí còn muốn đưa con đi khám ngay. Thực tế, trẻ đến tuổi này vẫn chưa biết nói là do rất nhiều nguyên nhân. Viknews Việt Nam xin cung cấp đến mẹ một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.
Video bé 15 tháng chưa biết nói
Bạn đang xem bài: Bé 15 tháng tuổi chưa biết nói có sao không?
Nhận biết trẻ 15 tháng chưa biết nói chậm nói
Bố mẹ nào cũng luôn chờ đợi được nghe con mình bập bẹ những chữ đầu tiên. Đầu tiên, bé sẽ bắt đầu với những tiếng ê a vô nghĩa từ khi 3 tháng tuổi. Từ tuổi đó, bé chủ yếu tập trung lắng nghe các âm thanh phát ra xung quanh. Nếu thấy bé thờ ơ, không phản ứng gì trước những tiếng động này thì mẹ cần tìm hiểu xem bé có vấn đề gì về thính giác không.
Thông thường, trẻ 15 tháng tuổi đã nói được những từ đơn âm như ba, bà, mẹ…và hiểu được những câu đơn giản của mẹ. Dù bản thân lúc này chưa thể chủ động sử dụng được ngôn ngữ tự nhiên nhưng đã có một số nhận thức về lời nói. Thấy trẻ đã nói bập bẹ được vài từ, dù chưa nói được từ ghép hay câu ngắn bình thường thì mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan mà quan sát xem bé có biểu hiện nào bất thường không. Bé 15 tháng tuổi chưa biết nói có thể là dấu hiệu bé có vấn đề trong giao tiếp và nhận thức:
- Bé không sử dụng cử chỉ, điệu bộ một cách thường xuyên.
- Không có phản ứng với âm thanh xung quanh, tiếng động lớn cũng không giật mình.
- Bé không phản ứng với các âm thanh xung quanh, ví dụ như không giật mình khi nghe tiếng động lớn.
- Tỏ ra khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu dù đơn giản.
- Không hào hứng, thờ ơ khi giao tiếp với bố mẹ.
- Ngoài ra, bé còn có các biểu hiện như: không phát âm được từ, cụm từ, không hiểu những chỉ dẫn đơn giản của cha mẹ, nghe khó…Mẹ nên đưa trẻ đi khám vì có thể bé đang gặp vấn đề về thính giác, thần kinh và khả năng nhận thức.
Nguyên nhân khiến bé 15 tháng tuổi chưa biết nói:
Bố mẹ có vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy ngôn ngữ ở trẻ. Bố mẹ là người tiếp xúc với trẻ hằng ngày nên con nói sớm hay chậm, ngọng hay không phụ thuộc nhiều vào những người gần gũi bé hằng ngày. Khả năng nhận thức cũng là yếu tố quyết định đến việc trẻ có chậm nói không.
Trẻ 15 tháng tuổi chưa biết nói chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Cấu trúc vòm miệng có vấn đề:
Dị tật lưỡi, hở hàm ếch…sẽ gây khó khăn trong giao tiếp. Cấu trúc vòm miệng có vấn đề ảnh hưởng đến ngoại hình và giọng nói sau này của trẻ nhỏ.
Thính giác có vấn đề:
Ba bộ phận tai, mũi, họng liên quan mật thiết đến nhau. Bé không nghe thấy gì sẽ không hiểu được những thứ đang xảy ra. Từ đó, làm hạn chế khả năng giao tiếp. Trí não chậm phát triển
Trẻ nếu bị bệnh Down hoặc thiểu năng trí tuệ thì chắc chắn sẽ chậm nói. Bệnh vừa ảnh hưởng khả năng di chuyển của trẻ, vừa ảnh hưởng khả năng nghe nói của bé.
Bố mẹ không dạy con tập nói đúng phương pháp
Do mẹ đáp ứng nhu cầu trẻ quá nhanh, hay thích đoán ý bé mà không biết rằng, nếu có nhu cầu gì đó, bé sẽ cố gắng giao tiếp, ê a để mẹ hiểu được vấn đề.
Không mấy khi nói chuyện với con vì nghĩ còn quá nhỏ, con sẽ chẳng hiểu gì. Cứ đến tuổi, bé sẽ tự biết nói.
Mẹo giúp bé 15 tháng tuổi sớm nói
Bé 15 tháng tuổi chưa biết nói không có gì đáng phải lo lắng. Những mẹo cho mẹ dưới đây sẽ giúp mẹ được khá nhiều đấy:
– Mẹ thường xuyên kể chuyện, đọc sách cho bé nghe.
– Khuyến khích và khen ngợi khi bé nói, dù chỉ là những âm thanh ê a.
– Không được ép bé nói, hãy để bé phát triển tự nhiên.
– Giải thích cho bé về những đồ vật xung quanh, cho bé sờ, nắm những vật dụng đó.
– Không được đáp ứng quá nhanh những yêu cầu của bé. Khi bé có nhu cầu về bất cứ thứ gì, hãy tạo điều kiện để bé giao tiếp.
– Những từ ngữ mẹ giao tiếp với bé hằng ngày không được quá khó, phải phù hợp độ tuổi.
– Khi cho bé xem tivi, mẹ phải chọn lọc các chương trình bổ ích, phù hợp với độ tuổi của bé. Mẹ có thể cùng bé xem, nhận xét, giới thiệu với trẻ những điều lạ trong chương trình sẽ góp phần giúp bé tập nói, tăng phản xạ của bé trong giao tiếp.
Mỗi trẻ có sự phát triển về phản xạ, nhận thức khác nhau nên nếu bé 15 tháng tuổi chưa biết nói me không cần quá lo lắng. Thay vào đó, nên dành thời gian trò chuyện, dạy bé nhiều hơn để bé hoạt ngôn dần. Nếu có điều kiện, mẹ hãy đưa bé đi khám nếu thấy bé thờ ơ trong giao tiếp và các âm thanh diễn ra xung quanh.
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp