Cảm giác mà âm gây cho cơ qan trính giác không chỉ phụ thuộc các đặc trưng vật lí của âm mà còn phụ thuộc sinh lí của tai.
- Genshin Impact: Cách đánh bại và build The Raiden Shogun hiệu quả nhất
- Top 10 set giáp trụ mạnh nhất God of War và cách sở hữu chúng
- LMHT: Xuất hiện một nữ tuyển thủ xinh đẹp tham gia vào giải đấu LMHT lớn nhất Brazil
- Stan là gì và bias wrecker có nghĩa là gì là gì các phân biệt chúng
- Siêu phẩm mobile Pascal’s Wager bất ngờ giảm giá mạnh nhân dịp Giáng Sinh
Bài viết này sẽ giúp các em giải đáp các câu hỏi như: Đặc trưng sinh lí của âm là gì? bao gồm (gắn liền hay phụ thuộc) mấy đặc trưng?
Bạn đang xem bài: Đặc trưng sinh lý của âm là gì? bao gồm những gì? gắn liền hay phụ thuộc yếu tố nào? – Vật lý 12 bài 11
Tai người phân biệt các âm khác nhau nhờ ba đặc trưng sinh lí của âm, đó là: độ cao, độ to và âm sắc.
I. Độ cao của âm
– Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.
– Âm nghe càng thanh (cao) khi tần số càng lớn. Âm nghe càng trầm (thấp) khi tần số càng nhỏ.
II. Độ to của âm
– Độ to của âm là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.
– Tuy nhiên ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm được.
– Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm và tần số của âm.
– Cường độ âm càng lớn thì ta nghe càng lớn.
– Ngưỡng nghe: Là âm có cường độ âm nhỏ nhất mà tai ta có cảm giác nghe được.
– Ngưỡng đau: Là âm có cường độ âm lên đến 10W/m2. Tai nghe có cảm giác nhức nhói đối với mọi tần số.
III. Âm sắc của âm
– Các nhạc cụ khác nhau phát ra các âm có cùng một độ cao nhưng tai ta có thể phân biệt được âm của từng nhạc cụ, đó là vì chúng có âm sắc khác nhau.
– Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng khác nhau.
→ Vậy âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp chúng ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
IV. Bài tập về đặc trưng sinh lí của âm
* Bài 1 trang 59 SGK Vật Lý 12: Hãy kể ra những đặc trưng sinh lí của âm
* Lời giải:
– Ba đặc trưng sinh lí của âm là: độ cao, độ to và âm sắc.
* Bài 2 trang 59 SGK Vật Lý 12: Độ cao của âm là gì? Nó có liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm?
* Lời giải:
– Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm, cho ta cảm giác về sự trầm (thấp), bổng (cao) của âm. Nó liên quan đến tần số của âm.
* Bài 3 trang 59 SGK Vật Lý 12: Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm?
* Lời giải:
– Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí của âm, liên quan đến mức cường độ âm.
* Bài 4 trang 59 SGK Vật Lý 12: Âm sắc là gì?
* Lời giải:
– Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt các âm phát ra từ các nguồn khác nhau. Âm sắc liên quan mật thiết đến đồ thị dao động âm.
* Bài 5 trang 59 SGK Vật Lý 12: Chọn câu đúng. Độ cao của âm:
A. là một đặc trưng vật lí của âm
B. là một đặc trưng sinh lí của âm.
C. vừa là đặc trưng vật lí vừa là đặc trưng sinh lí của âm.
D. là tần số của âm.
* Lời giải:
– Đáp án: B. là một đặc trưng sinh lí của âm.
* Bài 6 trang 59 SGK Vật Lý 12: Chọn câu đúng. Âm sắc là gì:
A. màu sắc của âm.
B. một tính chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm.
C. một tính chất sinh lí của âm.
D. một tính chất vật lí của âm.
* Lời giải:
– Đáp án: C. một tính chất sinh lí của âm.
* Bài 6 trang 59 SGK Vật Lý 12: Chọn câu đúng. Độ to của âm gắn liền với:
A. cường độ âm
B. biên độ dao động của âm.
C. mức cường độ âm
D. tần số âm.
* Lời giải:
– Đáp án C. mức cường độ âm.
Như vậy, với bài viết về đặc trưng sinh lý của âm các em cần ghi nhớ một số nội dung chính như sau:
– Ba đặc trưng sinh lí của âm là : Độ cao; Độ to và Âm sắc
– Độ cao của âm là đặc trưng liên quan đến tần số của âm
– Độ to của âm là đặc trưng liên quan đến cường độ âm L.
– Âm sắc là đặc trưng của âm giúp ta phân biệt các âm phát ra từ các nguồn khác nhau (âm sắc liên quan đến đồ thị dao động âm).
Hy vọng với bài viết Đặc trưng sinh lý của âm là gì? bao gồm những gì? gắn liền hay phụ thuộc yếu tố nào? ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt
Về trang chủ: TH Huỳnh Ngọc Huệ
Bài viết thuộc danh mục: Tổng hợp